Hướng Dẫn Học Sinh Làm Bài Văn Kể Chuyện Bằng Lời Văn Của Em

Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Trung học cơ sở - phổ thông
Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.25 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘIMà SKKNSÁNG KIẾN KINH NGHIỆMTên đề tài:HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI VĂNKỂ CHUYỆN BẰNG LỜI VĂN CỦA EMLĩnh vực/Môn: Ngữ vănCấp học: THCSTài liệu kèm theo: Đĩa CDNĂM HỌC: 2016 – 2017Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của emMỤC LỤC1/26Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của emPHẦN THỨ I : ĐẶT VẤN ĐỀ.I. Lý do chọn đề tài1. Cơ sở lý luậnNhững năm gần đây, giáo viên và học sinh toàn quốc đã tiếp cận với bộSách Giáo Khoa mới với những phương pháp giảng dạy hiện đại hơn và khoahọc hơn. Sự thay đổi ấy đã tạo nên một bước ngoặt trong việc giáo viên hướngdẫn học sinh tiếp cận những tri thức mới trong nhà trường phổ thông. Học sinhđược hiểu rộng, hệ thống hơn các kiến thức trong chương trình.Khác với những môn học khác, môn học Ngữ văn có đặc trưng hoàn toànriêng biệt. Khi được học những tác phẩm văn học đa số học sinh rất hứng thú,rung động trước một chi tiết nghệ thuật trong văn bản. Hay cảm động xót xa trướcnhững mảnh đời, những số phận bất hạnh, biết ghét những cái xấu xa, độc áctrong Xã hội. Ở khía cạnh như thế, các tác phẩm văn học đã phần nào hoàn thànhnhiệm vụ cao cả của nó: làm cho con người trong sáng hơn, hướng thiện hơn.Bên cạnh việc cảm nhận những tác phẩm hay, có giá trị, học sinh cònđược rèn luyện cách viết văn theo từng thể loại ở phân môn Tập làm văn. Trongbài viết của mình cho hội thảo khoa học, đổi mới phương pháp dạy học mônVăn – Tiếng việt, thầy giáo Đỗ Kim Hồi – chuyên viên văn – Sở Giáo dục vàĐào tạo Hà Nội đã viết: “Chính Tập làm văn như chúng ta đã biết là nơi thể hiệncuối cùng, quan trọng nhất và đáng tin cậy nhất trình độ viết văn của học sinh.Không phải ở phân môn Tiếng việt, cũng không phải phân môn Văn mà chính ởTập làm văn và chỉ ở Tập làm văn, điểm số và kết quả thi cử mới thực sự có khảnăng quyết định số phận, quyết định đường đời của một sinh viên hoặc mộtthiến niên đang còn lứa tuổi học trò”.2. Cơ sở thực tiễnMôn Tập làm văn là kết quả của hai phân môn Văn – Tiếng việt. Nó cóvai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá quá trình học tập của một họcsinh. Nhưng trong thực tế, học sinh không hứng thú học Tập làm văn và dẫn tớisợ khi làm một bài Tập làm văn. Tôi đã từng theo dõi một số học sinh lớp 6A9(2015-2016), trong các giờ học v¨n các em rất hào hứng, sôi nổi, thích thú.2/26Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của emTrong các giờ Tiếng việt các em tiếp thu bài nhanh, vận dụng kiến thức đã họcmột cách linh hoạt và chính xác. Ở các giờ Tập làm văn, các em hiểu được bài,làm bài tốt theo yêu cầu trong Sách Giáo Khoa. Nhưng cả một học kỳ nhìn lại sốđiểm của các em, tôi không khỏi băn khoăn. Với các bài kiểm tra Văn – Tiếngviệt số điểm của các em tương đối cao, riêng bộ môn Tập làm văn các em chỉ đạtsố điểm rất khiêm tốn. Đa số các em thường mắc một số lỗi cơ bản như lỗi diễnđạt, bố cục …Thậm chí một số bài các em còn tỏ ra lúng túng không hiểu yêucầu của đề bài.Trong quá trình dạy Tập làm văn, tôi luôn trăn trở với việc làm của mình“làm thế nào để các em có được một kỹ năng nhất định khi viết bài Tập làm văn.Điều quan trọng đầu tiên là các em phải hiểu được yêu cầu của đề bài, sau đó từđó tìm ý, xây dựng bố cục và viết một bài văn hoàn chỉnh. .Vậy để làm đượcmột bài văn đúng và hay, học sinh phải nắm rõ yêu cầu của đề để từ đó xây dựngđược một dàn ý hợp lý, khoa học và chính xác. Vì vậy trong sáng kiến kinhnghiệm này tôi xin được trình bày một vài thử nghiệm đã có hiệu quả của mìnhtrong việc: “Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn củaem”.II- Đối tượng nghiên cứu:Đã nhiều năm giảng dạy môn Ngữ văn 6 tôi luôn tìm tòi cáchtruyền thụ dễ hiểu và giúp học sinh nắm vững những yêu cầu và nhất là cáchlàm bài văn sao cho hiệu quả. Tuy nhiên về kĩ năng viết bài của học sinh vẫnchưa thật thành thạo, bố cục bài viết chưa rõ ràng, hành văn chưa mạch lạc,trong sáng, đặc biệt là cách dùng từ chư đúng, chưa hiệu quả. Điều này càng thểhiện rõ hơn đối với những học sinh từ trung bình trở xuống. Vì vậy trong quátrình giảng dạy, cần phải chú trọng giúp học sinh và định hướng trong việc rènluyện kĩ năng làm bài cho học sinh, giúp các em biết cách làm bài, nhằm từngbước nâng cao chất lượng của bài viết và hiệu quả của việc giáo dục.III-Phương pháp nghiên cứuTrong quá trình thực hiện kinh nghiệm tôi đã sử dụng một số phương pháp sau.- Phương pháp đọc - nghiên cứu tài liệu3/26Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của em- Phương pháp thực nghiệm.- Phương pháp phân loại, phân tích.- Phương pháp so sánh, tổng hợp vấn đề.- Phương pháp thống kê.Đồng thời kết hợp các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: quan sát,điều tra...IV- Phạm vi nghiên cứuLà một giáo viên giảng dạy bộ môn văn lâu năm, tôi luôn băn khoăn, trăntrở về việc giảng dạy, rèn luyện làm thế nào để học sinh THCS có được một kỹnăng nhất định khi viết bài Tập Làm Văn.4/26Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của emPHẦN THỨ II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.I. Những nội dung lí luận liên quanKhi dạy thực tế trên lớp, tôi vẫn luôn coi Sách Giáo Khoa là tài liệu chính,ở đây học sinh đã được làm quen với các nguyên tắc, những yêu cầu phải đạt tớicủa bất cứ thể loại văn nào. Tôi cũng đã tìm tòi, sưu tầm thêm rất nhiều tài liệuđể sưu tầm thêm rất nhiều bài tập để rèn kĩ năng viết văn cho học sinh để chocác em thấy rằng môn Tập làm văn không quá khó. Làm văn cũng có cách làmcụ thể, có phương pháp rõ ràng để học sinh thực hành dưới sự hướng dẫn củathầy cô.Trong chương trình lớp 6, văn tự sự không phải là một thể loại mới, cácem đã được làm quen với thể loại này ở bậc tiểu học. Nhưng ở cấp II, yêu cầucủa một bài văn kể chuyện của học sinh cao hơn nhiều. Các em không những kểlại câu chuyện theo những tình tiết, sự việc và nhân vật vốn có của nó mà cònphải biết sáng tạo, biết vận dụng kiến thức để kể lại một câu chuyện không phụthuộc vào văn bản, biết tưởng tượng, hư cấu … Tức là các em phải phát huyđược tính tích cực của mình trong từng bài văn.II. Thực trạngTheo phân phối chương trình của môn Ngữ văn 6, học sinh phải làm bàikiểm tra số 1 (làm ở nhà) với đề tài sau : “Kể lại chuyện đã biết (truyền thuyếthoặc cổ tích) bằng lời văn của em”.Mặc dù có nghe cô hướng dẫn trên lớp, nhưng khi tôi thu bài và chấm bài,tôi không khỏi băn khoăn bởi các em gần như các em có cách viết giống trongvăn bản Sách Giáo Khoa. Tức là các em đã quá phụ thuộc vào sách để bài văncủa mình không được kể theo đúng yêu cầu của đề bài.Vì vậy, tôi đã hướng dẫn học sinh làm bài văn theo các bước cụ thể sau:1- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài.2- Hướng dẫn học sinh tìm ý.- Xác định sự việc, nhân vật.- Chọn cách kể : + Theo đúng cốt truyện.+ Theo chủ đề truyện.5/26Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của em3- Lập dàn ý.4- Viết lời kể bằng lời văn của mình.III. Các bước tiến hành cụ thể1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài:Giáo viên chép đề bài lên bảng:“Hãy kể lại một chuyện đã biết (truyền thuyết hoặc cổ tích) bằng lời văncủa em”.Giáo viên hỏi : Đề bài này có mấy yêu cầu?Câu hỏi này không khó nên học sinh có thể trả lời được ngay:Kể chuyệnHS: Đề bài này có hai yêu cầu:Kể bằng lời văn của emSau đó tôi bổ sung và củng cố lại:- Kể lại chuyện đã biết: tức là các em có thể lựa chọn chuyện để kể, có thểđó là những chuyện đã được học như: Bánh chưng, bánh giày; Sự tích HồGươm; Thánh Gióng… nhưng cũng có thể là những chuyện đã đọc trong sáchtham khảo hoặc nghe người khác kể lại như: Tấm Cám, Kho vàng kho bạc, Câykhế, Mị Châu-Trọng Thuỷ…Với yêu cầu này các em học sinh có thể lựa chọn những truyện mà mìnhcho là hay nhất, đặc sắc nhất, thích thú nhất để kể lại. Từ đó, bài văn sẽ rõ ràngvà mạch lạc hơn và nội dung ý nghĩa truyện sẽ được thể hiện rõ hơn.-Kể lại bằng lời văn của em: đa số các em đều hiểu rằng kể bằng lời văncủa mình là không phụ thuộc vào văn bản phải không sao chép văn bản mà phảitự nghĩ ra và kể lại một cách có hệ thống, rõ ràng. Đây là điểm mấu chốt của yêucầu thể loại này.Hiểu là như vậy nhưng khi viết vào bài các em lại phụ thuộc vào quánhiều trong Sách Giáo Khoa, thậm chí phụ thuộc vào từng câu từng chữ. Tôi đãtừng yêu cầu học sinh gấp sách lại và kể lại một truyện mình thích. Các em nhớđược các sự việc, nhân vật chính, nhưng không phải là kể lại truyện mà là tóm6/26Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của emtắt truyện. Với một số học sinh trung bình, đa số các em không biết cách diễnđạt, không biết chi tiết nào phải kể và chi tiết nào có thể lược bỏ.Vậy với một kiến thức cơ bản là “kể lại bằng lời văn của em là không phụthuộc vào văn bản mà phải tự mình nghĩ ra”, học sinh sẽ làm bài rất khó khăn,thậm chí còn không đúng với yêu cầu của đề. Từ thực tế đó tôi đã yêu cầu họcsinh phải hiểu thật kĩ yêu cầu của đề bài trước khi làm văn.2. Hướng dẫn học sinh tìm ý:2.1. Xác định sự việc chính, nhân vật chính:Giáo viên hỏi: Em hiểu thế nào là sự việc chính, nhân vật chính trongtừng truyện?Đây là một câu hỏi tương đối khó. Đối với những học sinh trung bình cácem chỉ trả lời chung chung, sự việc chính là những sự việc cơ bản, còn nhữngnhân vật chính thường là những nhân vật có mặt từ đầu đến cuối truyện. Trên cơsở đó tôi có thể củng cố lại và khái quát về:- Sự việc chính là các sự việc xuyên suốt câu chuyện, nó thường là các sựviệc xoay quanh cốt truyện hoặc một số nhân vật chính. Nói là sự việc chính vìnếu thiếu đi một sự việc nào đó thì câu chuyện sẽ bị đứt quãng, không liềnmạch, người đọc sẽ không hiểu được lý do, diễn biến kết quả câu chuyện.- Nhân vật chính thường là những nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuốítruyện. Các sự việc kể trong truyện đều xoay quanh về một vài đặc điểm tínhcách, số phận của nhân vật. Cũng như sự việc chính, khi vắng mặt nhân vậtchính thì người đọc không biết câu chuyện kể về ai, người ấy như thế nào?Để học sinh hiểu rõ về các khái niệm này, tôi đã đưa ra các bài tập sau:Nhóm 1: Hãy tìm sự việc và nhân vật chính trong văn bản Sơn Tinh Thuỷ TinhNhóm 2: Tìm sự việc và nhân vật chính trong văn bản Thánh Gióng.Nhóm 3: Tìm sự việc và nhân vật chính trong văn bản Con Rồng cháu Tiên.Sau khi hiểu rõ được các khái niệm sự việc-nhân vật chính theo yêu cầucủa đề bài, các nhóm đã đưa ra đáp án như sau:Ví dụ 1: Văn bản Sơn Tinh - Thuỷ Tinh:7/26Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của em- Nhân vật: -Sơn Tinh-Thuỷ Tinh-Mị Nương-Vua Hùng- Các sự việc chính:+ Vua Hùng có một người con gái xinh đẹp là Mị Nương, vua cha mởcuộc kén rể.+ Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đến cầu hôn.+ Cả hai người đều ngang tài ngang sức.+ Vua Hùng ra điều kiện.+ Sơn Tinh mang lễ vật đến trước lấy được Mị Nương.+ Thuỷ Tinh không lấy được vợ đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theođòi cướp Mị Nương.+ Hai người đánh nhau suốt mấy tháng trời.+ Cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà Thuỷ Tinh đã kiệt sức đành rútquân về.+ Hàng năm Thuỷ Tinh vẫn dâng nước đòi đánh Sơn Tinh.Ví dụ 2: Văn bản Con Rồng cháu Tiên:- Nhân vật chính: Lạc Long Quân và Âu Cơ.- Sự việc chính: -Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ.-Lạc Long Quân , Âu Cơ gặp nhau và trở thành vợ chồng.-Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm con.-Lạc Long Quân không thể sống trên cạn.-Hai người chia con: 50 con xuống biển, 50 con lên núi.-Con đầu lên ngôi lấy hiệu là Hùng Vương.Căn cứ vào nhân vật và sự việc chính trong truyện, tôi đã đặt ra một sốcâu hỏi để giúp học sinh khắc sâu kiến thức hơn:-Ta có thể lược bỏ được chi tiết “Cả hai người đều ngang tài ngang sức”không?8/26Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của emGV chốt: Không được bởi phải có chi tiết này thì mới có chi tiết VuaHùng băn khoăn không biết chọn ai bèn ra điều kiện …- Có thể lựơc bỏ chi tiết Vua Hùng ra điều kiện “Một trăm ván cơm nếp,một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗithứ một đôi ” không?GV chốt: Không vì câu chuyện sẽ kém hấp dẫn, đồng thời không thể hiệnhết ý nghĩa truyện.-Ta có thể lược bỏ chi tiết giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ không?GV chốt: Không, vì nếu không có chi tiết này, ý nghĩa của câu chuyện sẽkhông còn sâu sắc thiêng liêng, không khẳng định được người Việt Nam là conLạc cháu Rồng.Vậy cốt truyện phải được tạo nên bởi một chuỗi các sự việc, chi tiết nghệthuật. Có những chi tiết lớn đóng vai trò chính để dẫn dắt cốt truyện, lại cónhững chi tiết nhỏ đóng vai trò bổ trợ làm rõ ý nghĩa cho những chi tiết chính.Tuy nhiên, dù lớn hay nhỏ thì sự xuất hiện của các chi tiết nghệ thuật đều có ýnghĩa trong việc bộc lộ chủ đề của tác phẩm cũng như làm nổi bật đặc điểm củacác nhân vật.Ví dụ: Các chi tiết truyện “ Sơn Tinh - Thuỷ Tinh”làm nổi bật lên việcgiải thích hiện tượng thiên tai lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của ngườiViệt cổ muốn chế ngự thiên tai đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nướccủa các Vua Hùng. Hay truyện “Con Rồng cháu Tiên” đã giải thích, suy tônnguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện thống nhất cộng đồng của người Việt.Tóm lại những sự việc, nhân vật trong truyện là yêu cầu cơ bản của mộtbài văn kể chuyện. Người viết phải kể đúng, đủ để câu chuyện được rõ ràng,mạch lạc, dễ hiểu mà vẫn không phụ thuộc vào văn bản.2.2. Lựa chọn cách kể:Nắm được các nhân vật và sự việc, các em phải lựa chọn cách kể sao chophù hợp. Bởi bài kiểm tra với đề bài “Kể chuyện bằng lời văn của em” là bàikiểm tra cho phép các em làm bài ở nhà, các em có thể tham khảo Sách GiáoKhoa . Thậm chí khi làm bài các em để văn bản trước mặt để làm bài. Mặc dù đã9/26Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của emđược hướng dẫn là không sao chép văn bản nhưng các em vẫn phụ thuộc vàoSách Giáo Khoa, thậm chí có những em học sinh chép lại văn bản một cách máymóc.Căn cứ vào trình độ học sinh và cách hiểu của các em về dạng bài này, tôiđã hướng dẫn học sinh làm bài theo hai cách sau:a, Kể theo đúng cốt truyện:* Biết cách lược bớt những ý phụ:Đây là cách kể tương đối đơn giản, học sinh chỉ việc giữ nguyên nhữngchi tiết chính của văn bản (Những chi tiết mà tự các em đã tìm được ở bước làmtrước), biết lược bỏ một số chi tiết phụ không cần thiết, ở cách làm này học sinhđã biết thế nào là chi tiết chính, văn bản chính, nhưng đa số học sinh không biếtnhững chi tiết nào lược bỏ đi khi kể chuyện. Vì vậy, tôi có thể đặt câu hỏi vàhướng dẫn các em hiểu thế nào là những chi tiết phụ.Giáo viên: Nếu như chi tiÕt chính là những chi tiết không thể thiếu trongvăn bản, nó giúp người đọc hình dung ra sự việc một cách đầy đủ.Chi tiết phụ lànhững chi tiết có thể lược bớt đi trong văn bản và khi bỏ đi những chi tiết này thìcốt truyện không có gì thay đổi. Vậy, khi kể lại truyện bằng lời văn của em nênlược bỏ một số chi tiết không cần thiết để tránh việc phụ thuộc vào văn bản.Tôi đã yêu cầu các em tìm và lược bớt một số chi tiết phụ có trong cácvăn bản Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Sọ Dừa … Đa số các em đã biết lược bớt các chitiết phụ:Ví dụ 1:-Trong văn bản Sơn Tinh - Thuỷ Tinh có thể lược bớt chi tiết : “Vua Hùngbèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc” mà chỉ cần kể rằng “Vua Hùng bănkhoăn, lúng túng không biết chọn ai bèn ra điều kiện … ”-Có thể lược bỏ chi tiết “Hai chàng tâu hỏi sính lễ cần sắm nhữnggì?”mà có thể kể luôn : “Vua Hùng bèn ra điều kiện “Một trăm ván cơm nếp,một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗithứ một đôi””.10/26Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của emVí dụ 2:Trong văn bản “Sự tích Hồ Gươm” có đoạn viết: “Từ đó nhuệ khí củanghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắpcác trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi.Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc.Họ không phải ănuống khổ cực như trước nữa mà đã có những kho lương mới chiếm được củagiặc tiếp tế cho họ. Gươm thần mở đường chỉ họ đánh trận cho đến lúc khôngcòn bóng một tên giặc nào trên đất nước.”Học sinh có thể kể ngắn gọn chi tiết này như sau: “Nhuệ khí củanghĩa quân ngày một tăng. Gươm thần đã giúp Lê Lợi, giúp quân ta đánhtan quân giặc.”Tuy nhiên, tôi cũng lưu ý với các em rằng khi kể không nên quá chú ý vàoviệc lược bớt các chi tiết phụ, bởi như vậy bài văn của các em không còn là bàivăn kể chuyện mà sẽ trở thành một văn bản tóm tắt.* Biết cách kể thêm một số chi tiết cho bài văn thêm sinh động:Kể chuyện bằng lời văn của em không những là không phụ thuộc hoàn toànvào văn bản mà phải biết xây dựng một câu chuyện hợp lý trên cơ sở cốt truyệncó sẵn. Một bài văn kể chuyện tốt không những phải là một bài văn biết tôn trọngcác chi tiết nghệ thuật trong văn bản mà còn phải kể một cách linh hoạt, sáng tạocác chi tiết nghệ thuật ấy. Tức là trong bài văn của mình các em biết lựa chọn mộthoặc hai chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất, có ý nghĩa nhất để kể kỹ hơn một chút sovới văn bản (tức là kể theo cảm nhận và trí tưởng tượng của mình).Ví dụ 1:Trong văn bản Sọ Dừa có tình tiết cô Út phát hiện ra Sọ Dừa không phảilà người phàm trần và đem lòng yêu mến. Đây là chi tiết nghệ thuật phản ánhước mơ của người dân, mong muốn những người xấu xí, thấp hèn có cơ hội đổiđời. Trong văn bản viết như sau: “Một hôm cô Út vừa mang cơm xuống dướichân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ rón rén bước lên, lấp sau bụicây rình xem thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đàomắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Có tiếng động, chàng trai11/26Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của embiến mất. Chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như thế cô gái biết SọDừa không phải là người phàm trần. Cô đem lòng yêu, có của ngon vật lạ cô đềugiấu đem cho chàng”.Với tình tiết trên, học sinh có thể kể bằng lời văn của mình, theo trí tưởngtượng và cảm nhận riêng của mình về chi tiết ấy.Ví dụ : Học sinh có thể kể lại như sau:“Cũng như bao lần khác, cô Út mang cơm trưa cho Sọ Dừa. Cô vừa đi tớichân đồi thì nghe tiếng sáo lạ, âm thanh véo von trong trẻo khiến cô tò mò lắm.Cô rón rén bước lên lấp sau bụi cây rình xem ai là chủ nhân của tiếng sáo lạ thìthấy một chàng trai khôi ngô, tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào haicành cây thổi sáo cho đàn bò ăn cỏ. Cô Út ngạc nhiên quá rồi vô tình gây ratiếng động. Biết có người đến Sọ Dừa trở về trạng thái xấu xí ban đầu. Từ hômấy cô Út mang cơm cho Sọ Dừa nhiều hơn, và lần nào cô cũng bắt gặp chàngtrai ngồi thổi sáo bên gốc đào. Cô biết Sọ Dừa không phải là người phàm trầnnên đem lòng yêu Sọ Dừa, có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng”.Ví dụ 2: Trong văn bản Sơn Tinh Thuỷ Tinh, có tình tiết vua Hùng rađiều kiện kén rể và Sơn Tinh mang lễ vật đến trước.Văn bản có đoạn viết: “hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo:-Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gàchín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước MịNương về núi.”Học sinh có thể kể lại như sau: “Hai chàng ngang sức ngang tài nên vuaHùng băn khoăn không biết chọn ai bèn ra điều kiện rằng ai đem sính lễ đếntrước sẽ được lấy Mị Nương. Sính lễ gồm: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệpbánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.Vua Hùng vừa nói xong, Sơn Tinh đã vui mừng ra mặt, bởi những thứ đó luôncó trong tầm tay của chàng. Còn vị thần biển thì có vẻ lo lắng. Đúng như dựđoán của vua Hùng, sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và rướcMị Nương về núi…”12/26Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của emTrong văn bản Sơn Tinh Thuỷ Tinh, cuộc giao tranh giữa hai vị thần núivà thần biển cũng có ý nghĩa sâu sắc, cuộc giao tranh ấy thể hiện ước mơ củanhân dân Việt cổ chiến thắng được thiên tai lũ lụt. Với chi tiết này, học sinh cóthể dựa vào bức tranh trong sách giáo khoa để kể chuyện.Ví dụ: Học sinh có thể kể như sau:“Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ , đùng đùng nổi giận đem quânđuổi theo đòi cướp Mị Nương. Theo sau Thuỷ Tinh là cá mập ,cá sấu,rồngrắn,thuồng luồng… Thần hô mưa gọi gió làm thành giông bão mù mịt rungchuyển cả đất trời.Mưa to gió lớn,sấm sét ầm ầm.Nước sông dâng lên cuồncuồn,tung bọt trắng xoá.Nước ngâp ruộng đồng,nước ngập nhà cửa,nước dâng lênlưng đồi,sườn núi.Thành Phong Châu cao và vững chãi là thế giờ đây cũng nổilênh bềnh trên một biển nước.Sơn Tinh không hề nao núng.Thần bình tĩnh dùngphép lạ bốc từng quả đồi,dời từng dãy núi,dựng thành luỹ đất ngăn chặn dòng níclũ.Bên cạnh Sơn Tinh còn có thú rừng như hổ,voi trợ giúp,cư dân Việt cũng ra sứcđắp đê chống trả và ngăn chặn dòng lũ.Nước sông dâng lên cao bao nhiêu đồi núicao lên bấy nhiêu.Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời.Cuối cùng Sơn Tinhvững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt.Thần nước đành rút quân về.*Chú ý: Tránh làm bài kể chuyện theo hướng kể chuyện sáng tạo:Năm học trước, tôi được dạy lớp 6A (năm học 2015-2016), các em đã biếtcách kể chuyện bằng lời văn của mình theo sự hướng dẫn của cô trên lớp.Tuynhiên vẫn còn một số học sinh kể chuyện chưa đạt yêu cầu,tôi đã được đọc bàikể chuyện của em Thùy Linh (Học sinh lớp 6A). Em đã chọn truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh để kể theo lời văn của mình. Bài viết của em như sau:“Hàng năm cứ vào tháng 6, 7, 8, ở nước ta hay xảy ra những trận mưalớn, kéo theo là những thiên tai lũ lụt xảy ra khắp nơi . Đó là do oán nặng thùsâu mà Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.Chuyện kể rằng, Mị Nương là con gái yêu của vua Hùng Vương thứ 18.Nàng đẹp người đẹp nết nên được vua cha yêu quý vô cùng. Khi Mị Nương đếntuổi trưởng thành Vua cha muốn kén cho con gái một người chồng vừa có tàivừa có đức. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người là thần núi có tài13/26Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của emlạ vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọclên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người là thần biển tàinăng cũng không kém, gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng làThuỷ Tinh. Hai người cùng ngang tài ngang sức nên Vua Hùng lúng túng khôngbiết chọn ai làm rể. Nhưng xem ý của Mị Nương, thì nàng công chúa có vẻ cócảm tình với Sơn Tinh hơn, nên vua cha bèn nghĩ ra một kế: Vua gọi hai chàngvào và phán rằng hai chàng đều vừa ý vua, nhưng ngày mai ai mang sính lễ đếntrước ta sẽ cho cưới con gái ta. Sính lễ mà Vua Hùng đặt ra là: Một trăm váncơm nếp , một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồngmao mỗi thứ một đôi.Nghe vua Hùng nói vậy, Sơn Tinh mừng lắm, vì tất cả những thứ ấy đềunằm trong tầm tay của chàng. Ngay sau đó Sơn Tinh trở về vùng núi Tản Viên,thần nhờ một người dân trong làng làm gấp một trăm ván cơm nếp, một trămnệp bánh chưng. Cả dân làng bắt tay vào việc. Ngày hôm ấy dân làng tấp nậpnhôn nhịp và bận rộn như ngày hội. Còn Sơn Tinh và một vài con thú rừng thâncận đi tìm những con vật quý. Là thần núi, nên Sơn Tinh cũng nhanh chóng tìmđược voi chín ngà, gà chín cựa và ngựa chín hồng mao.Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đã mang đầy đủ lễ vật đến. Vua Hùng rấtvui vì kén được rể hiền, còn Mị Nương cũng lấy được chồng như ý”.{………………………………………}Bài văn của em Thùy Linh cũng đã đạt một số yêu cầu sau:-Giữ nguyên được nhân vật chính và cốt truyện.-Biết cách lược bỏ một số chi tiết phụ.-Lời kể không phụ thuộc văn bản.Nhưng bài viết này lại sáng tạo ra nhiều chi tiết, có những chi tiết tưởngtượng so với văn bản. Ví dụ như Sơn Tinh làm thế nào để có đủ lễ vật sớm nhất.Vậy bài viết này là một dạng của kể chuyện sáng tạo. Nên khi dạy học sinh tôiđã lưu ý các em rằng:- Không nên qúa chú trọng lược bớt chi tiết phụ, bởi bài viết sẻ trở thànhtóm tắt văn bản.14/26Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của em- Không nên có nhiều chi tiết tưởng tượng trong bài làm, bài văn sẽ trởthành kể chuyện sáng tạo.b, Kể chuyện theo chủ đề:Học sinh đã biết được khái niệm về chủ đề của văn bản qua bài: “Chủ đềvà dàn bài của bài văn tự sự”. “Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốnđặt ra trong văn bản” (Sách Giáo Khoa Ngữ văn 6 trang 45). Để hướng dẫn họcsinh làm bài theo cách này, tôi chọn truyện mà học sinh đã học và đã biết chủ đềnhư truyện “Thánh Gióng”. Cũng như yêu cầu trên, học sinh kể lại truyện khôngphải là chép ý nguyên truyện có trong sách. Sau khi học văn bản “ThánhGióng”, các em học sinh đều biết rằng truyện đề cao tinh thần đánh giặc, uy lựcmạnh mẽ vô địch của người anh hùng, truyện cũng cho thấy nguồn gốc thần linhcủa nhân vật và có ý chứng tỏ truyền thuyết là có thật, còn để lại chứng tích ở tređằng ngà, ở tên làng Cháy. Như vậy học sinh có thể tập trung kể về chủ đề đánhgiặc và tinh thần quyết chiến quyết thắng của Thánh Gióng. Nếu kể về đoạn trênthì kể việc mẹ Thánh Gióng giẫm vào vết chân to có thể bỏ qua, chuyện tre đằngNgà và làng Cháy có thể không kể.Sau khi xác định được chủ đề chuyện định kể, người viết cần phải xácđịnh truyện bắt đầu kể từ đâu và kết thúc ở chỗ nào?Ví dụ 1:Kể chuyện Thánh Gióng với chủ đề: “Thánh Gióng đánh giặc Ân”.Với yêu cầu của đề bài như vậy, tôi đã đưa ra một số câu hỏi sau để gợi ýcho học sinh :Giáo viên: Truyện đó bắt đầu từ đâu? Tại sao lại bắt đầu từ đó?Học sinh: Truyện nên bắt đầu từ “Đời Vua hùng thứ 6, ở làng Gióng cóhai vợ chồng sinh được một đứa con trai, đã lên ba mà không biết nói biết cười.Một hôm có sứ giả của nhà Vua …”.Truyện bắt đầu kể từ đó để không phải kể việc người mẹ thụ thai, mangthai mười hai tháng. Nhưng đoạn trên vẫn giới thiệu được nhân vật chính làThánh Gióng.Giáo viên: Vậy với chủ đề trên truyện cần phải đảm bảo các ý nào?15/26Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của emHọc sinh: Với chủ đề “Thánh Gióng đánh giặc Ân” cần có các ý sau:- Thánh Gióng bảo nhà vua làm ngựa sắt, roi sắt.- Thánh Gióng ăn khoẻ lớn nhanh.- Khi ngựa sắt và roi sắt được đem đến, Thánh Gióng vươn vai lớn bổngthành người tráng sĩ, cưỡi ngựa cầm roi ra trận.- Thánh Gióng xông trận giết giặc.- Roi gãy thì lấy tre làm vũ khí.- Thắng giặc, Thánh Gióng bỏ lại giáp trụ, cưỡi ngựa bay về trời.Ví dụ 2:Kể lại truyện “Sự tích bánh chưng, bánh giầy” với chủ đề “Vua Hùngtruyền ngôi không theo lệ con trưởng”. Với chủ đề này có thể bỏ qua chi tiếtLang Liêu nằm mơ thấy thần dạy làm bánh mà chỉ cần đảm bảo một số ý sau:- Giới thiệu vua Hùng về già, muốn truyền ngôi, nhưng có 20 người con trai.- Ý của vua muốn truyền ngôi cho ai làm vừa ý trong dịp lễ (Không nhấtthiết là con trưởng).- Lang Liêu là con thứ, làm bánh chưng bánh giầy trong ngày lễ nênvừa ý vua .- Lang Liêu được nối ngôi vua.Ví dụ 3:Kể lại chuyện “Sự tích bánh chưng bánh giày” theo chủ đề “Lang Liêulàm ra thứ bánh quý”. Nếu kể theo chủ đề này thì chủ đề vua Hùng truyền ngôikhông theo con trưởng chỉ cần lướt qua. Vì vậy, bài văn cần đảm bảo các yêucầu sau:- Vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho con, nhưng có tới 20 người con trai.- Vua ra điều kiện ai làm vừa ý vua trong lễ Tiên Vương sẽ được nối ngôi.- Lang Liêu là con thứ, luôn chăm chỉ việc đồng áng, trong nhà chỉ cónhiều lúa ngô khoai sắn.- Lang Liêu nằm mơ thấy thần bảo lấy gạo làm bánh lễ Tiên Vương.- Lang Liêu làm ra hai thứ bánh, bánh vuông tượng trưng cho đất, bánhtrong tượng trưng cho trời.16/26Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của em- Vua Hùng rất vừa ý với chồng bánh của Lang Liêu, Vua đặt tên bánhtròn tượng trng cho bÇu trêi là bánh giầy, bánh vuông tượng trung cho trái đất làbánh chưng.- Từ đó bánh chưng, bánh giầy luôn xuất hiện vào dịp Tết.Tóm lại việc kể chuyện theo một chủ đề luôn đòi hỏi học sinh phải biếtlựa chọn những chi tiết kể. Các em phải biết những chi tiết nào cần kể và nhữngchi tiết nào chỉ việc lướt qua. Trong cùng một văn bản, những chủ đề được lựachọn để kể khác nhau thì cách kể cũng khác nhau.3. Lập dàn ý:Thông thường, thứ tự kể trong văn tự sự rất linh hoạt. Có thể kể theo trìnhtự diễn ra các sự việc, kể theo hướng đan xen giữa quá khứ và hiện tại, kể từhiện tại (nêu kết quả) quay trở về lần lại quá khứ (lý giải nguyên nhân, diễnbiến). Nhưng với các tác phẩm văn học dân gian, các sự việc đều được kể theotrình tự thời gian, việc gì diễn ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau. Dựavào bài “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự” (trang 44 Sách Giáo Khoa Ngữvăn 6 tập I), tôi đã hướng dẫn học sinh làm bài theo các yêu cầu sau:- Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.- Thân bài: Kể diễn biến của sự việc.- Kết luận: Kể kết cục của sự việc.Ngoài dàn ý trên, tôi còn hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo dàn bài sau:- Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh được tiếp xúc với câu chuyện.-Thân bài: Lần lượt giới thiệu nhân vật và kể các sự việc diễn biến câu chuyện.- Kết luận: -Kết thúc sự việc.-Cảm xúc của mình về câu chuyện.Ví dụ 1:Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sự tích “Bánh chưng bánh giầy” bằng lờivăn của em.Học sinh có thể lập dàn ý như sau:Mở bài: Giới thiệu sự tích “Bánh chưng bánh giầy” được học trongchương trình Ngữ văn 6.17/26Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của emThân bài: - Hùng Vương muốn truyền ngôi cho con bèn ra điều kiện ailàm vừa ý vua trong dịp lễ Tiên Vương sẽ được làm vua.- Lang Liêu là con thứ 18, chăm chỉ việc đồng áng được thầnmách bảo cách làm bánh.- Lang Liêu làm hai loại bánh : bánh chưng và bánh giầy.- Đến ngày lễ Tiên Vương, vua Hùng rất vừa ý trước chồngbánh của Lang Liêu.- Vua nói về ý nghĩa của hai loại bánh.- Lang Liêu được nối ngôi vua.Kết luận: Hàng năm mỗi dịp Tết, mọi người đều làm bánh chưng bánhgiầy để cúng tổ tiên.Ví dụ 2:Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện “Sự tích Hồ Gươm” bằng lời văn củaem với chủ đề giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm.Dàn bài có thể làm như sau:Mở bài: -Hồ Hoàn Kiếm nằm giữa thủ đô Hà Nội, hồ gắn liền với truyềnthuyết dân gian.Thân bài: -Lê Thận bắt được lưỡi gươm dưới biển, Lê Lợi bắt đượcchuôi gươm trên rừng, chuôi và gươm lắp vào nhau vừa khít.- Có gươm thần nghĩa quân lớn mạnh hơn lên.- Sau khi đuổi xong giặc, vua dạo chơi trên hồ Tả Vọng.- Long Quân sai Rùa vàng lên đòi lại gươm.- Lê Lợi trả lại gươm cho Rùa vàng.Kết luận: Kể từ đó hồ Tả Vọng có tên là hồ Hoàn Kiếm.Khi làm bài học sinh không thể bỏ qua bước lập dàn ý. Tôi đã yêu cầu cácem làm dàn ý ra nháp rồi tự làm bài theo dàn ý đã định. Như vậy bài văn của emsẽ tránh được việc phụ thuộc vào văn bản về cách diễn đạt.18/26Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của em4. Xây dựng lời kể bằng lời văn của em4.1. Hướng dẫn học sinh chuyển lời thoại trực tiếpthành lời thoại gián tiếp:Theo chương trình học cũ, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp được học ởchương trình lớp 8. Nhưng với học sinh lớp 6A9 tôi đang dạy thì việc tiếp thu kiếnthức lời dẫn trực tiếp, gián tiếp không phải là việc khó. Vì vậy tôi đã hướng dẫn cácem chuyển một số lời dẫn trực tiếp trong văn bản thành lời dẫn gián tiếp.Trước tiên, tôi hướng dẫn các em nắm chắc khái niệm thế nào là lời dẫntrực tiếp, lời dẫn gián tiếp. Lời dẫn trực tiếp là lời của người khác được nhắc lainguyên văn không thêm bớt, thay đổi trật tự diễn đạt. Với khái niệm trên,các emhọc sinh vẫn dễ dàng tìm thấy những lời nói trực tiếp có trong văn bản.Ví dụ:Trong văn bản “Bánh chưng bánh giầy” có lời nói trực tiếp sau:-Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống conngười và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm, mà ngườikhông thể làm ra được. Mà lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng được nhiều. Hãy lấygạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.(Lời của vị thần)- Bánh hình tròn là tượng trời ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông làtượng đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá rong là tượng cầm thú, cây cỏ muônloài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài là mỹ vị để trong là ngụ ý đùm bọcnhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin TiênVương chứng giám.(Lời Vua Hùng)Giáo viên: Khi viết lời dẫn trực tiếp cần phải chú ý những gì?Học sinh: -Giữ nguyên văn lời nói, không thêm hoặc bớt các từ ngữ.- Khi viết vào văn bản phải cho trong ngoặc kép hoặc gạch đầu dòng đểđánh dấu lời thoại.Hiểu về lời dẫn trực tiếp để dễ dàng nhận ra nó trong văn bản và áp dụngở một số bài kể chuyện khác. Nhưng trong bài văn kể chuyện bằng lời văn của19/26Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của emem thì các em cần phải biết chuyển lời nói của nhân vật (lời dẫn trực tiếp) thànhlời văn của mình (lời dẫn gián tiếp).Vậy lời dẫn gián tiếp ý, lời của người khác nhưng không lặp lại đúng từngtừ, từng câu, mà chỉ cần diễn đạt đúng ý. Khi trích dẫn lời gián tiếp thườngkhông cần xuống dòng (viết liền dòng). Trước lời dẫn có thể thêm từ “rằng”. Khichuyển lời nói trực tiếp thành lời nói gián tiếp cần phải chuyển đổi ngôi chothích hợp.Ví dụ 1:Trong văn bản “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh”:-Hai chàng cùng vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả chongười nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.(Lời vua Hùng - Lời dẫn trực tiếp)Lời dẫn trên có thể chuyển thành lời dẫn gián tiếp như sau:Vua Hùng phán rằng, hai chàng đều vừa ý Vua, nhưng Vua chỉ có mộtngười con gái nên ngài không biết gả cho ai. Ngày mai ai đem sính lễ đến trướcvua sẽ trả con gái cho.Ví dụ 2:Trong văn bản “Sự tích Hồ Gươm” có đoạn:“Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:- Đây là ý trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôinguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm này đểbáo đền Tổ Quốc!”.Theo sự hướng dẫn trên, đa số học sinh chuyển được lời dẫn trực tiếp trênthành lời dẫn gián tiếp như sau:Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi rằng đây là ý trời tincẩn mà giao cho Lê Lợi làm việc lớn. Lê Thận và anh em nghĩa quân nguyệnđem xương thịt của họ theo Lê Lợi, cùng thanh gươm thần báo đền tổ quốc.Với cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp đã phần nàohướng dẫn các em kể chuyện mà không phụ thuộc vào văn bản, không sao chépvăn bản.20/26Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của em4.2. Hướng dẫn học sinh viết lời kể không phụ thuộc vào văn bản:Thông thường khi kể chuyện, đa số các em chỉ chú ý tới cốt truyện, chú ýtới nhân vật mà thường ít lưu ý đến lời kể. Vì vậy các em thường có những lờikể lủng củng, lan man. Đối với bài văn kể chuyện bằng lời văn của em, các emthường phụ thuộc quá nhiều vào văn bản, thậm chí có bài làm gần như chépnguyên văn văn bản trong Sách Giáo Khoa. Bài văn kể chuyện bao giờ cũng cósố lượng câu trần thuật (lời kể) rất nhiều. Đó là lời dẫn dắt cốt truyện, giới thiệukhông gian, thời gian và các sự kiện diễn ra trong truyện. Vì vậy tôi đã lưu ý cácem một số điều cơ bản khi viết lời văn tự sự.Thứ nhất, lời kể phải rõ ràng, mạch lạc để toát lên được nội dung, cốttruyện, chủ đề của câu chuyện cũng như thái độ, tình cảm của mình.Thứ hai, lời kể phải linh hoạt, phải biết kết hợp các kiểu câu như câu trầnthuật, câu nghi vấn, ….Với bài văn kể chuyện bằng lời văn của em, các em học sinh cần phải viếtlời kể linh hoạt hơn, tránh việc phụ thuộc và lặp lại Sách Giáo Khoa. Dù là lờivăn giới thiệu nhân vật hay lời văn kể sự việc thì các em vẫn có thể có cách diễnđạt khác so với văn bản, nhưng vẫn đảm bảo được đầy đủ các yêu cầu về mặtnội dung và sự rõ rang mạch lạc.Ví dụ 1:Văn bản “Sự tích Hồ Gươm” có đoạn:“Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua cưỡi thuyền rồng dạo quang hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó Long Quân sai Rùa vànglên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền Rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có mộtcon rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước và nói “Xin bệ hạ hoàn gươm lạicho Long Quân!”.Với đoạn văn trên học sinh có thể viết lại lời kể như sau:“Sau khi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, một hôm vua Quang Trungcưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Thấy vậy, Long Quân sai Rùa vàng lênđòi lại thanh gươm thần đã cho mượn từ ngày trước. Thuyền Rồng đi tới giữahồ, mọi người bỗng thấy một con Rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước.21/26Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của emVua thấy lạ bèn cho thuyền đi chậm lại. Thật ngạc nhiên, lưỡi gươm thần đeobên người nhà vua tự nhiên động đậy, còn Rùa Vàng không sợ người, nhô đầulên cao nữa và tiến về phía thuyền vua nói rằng xin vua hãy trả lại gươm thầncho Long Quân”.Ví dụ 2:Trong văn bản “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh” có đoạn sau:“Hùng Vương thứ 18 có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹpnhư hoa tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho conmột người chồng thật xứng đáng”.Đoạn văn trên có thể viết như sau:“Mị Nương là con gái yêu của vua Hùng thứ 18, nàng là một người congái đẹp người đẹp nết nên vua cha yêu thương nàng hết mực. Khi Mị Nương đếntuổi trưởng thành, vua cha muốn kén cho nàng một người chồng vừa có tài, vừacó đức”.Viết lời văn không phụ thuộc vào văn bản, chuyển lời nói trực tiếp thànhlời gián tiếp giúp cho các em hoàn toàn chủ động khi làm bài và thực hiện đúngyêu cầu của đề bài.22/26Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của emIII. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệmQua việc tìm hiểu và áp dụng một số phương pháp trong việc dạy văn tựsự nói chung và viết bài văn kể chuyện bằng lời văn của em nói riêng, bản thântôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:1, Có sự hiểu biết sâu sắc trong bài văn tự sự, hiểu cơ sở khoa học, thựctiễn, tầm quan trọng trong từng loại văn, từng dạng đề mà học sinh phải làm.Trên cơ sở đó hướng dẫn học sinh làm bài theo từng bước, từng yêu cầu cụ thểcủa đề bài để học sinh không cảm thấy khó khăn, lung túng khi viết bài.2, Để giúp học sinh làm bài theo đúng yêu cầu của đề, giáo viên cần phảicó sự đầu tư về thời gian, về kiến thức. Cần tạo ra một hệ thống bài tập để từngbước rèn kỹ năng làm bài cho học sinh.3, Căn cứ vào trình độ nhận thức của học sinh để tự điều chỉnh phươngpháp giảng dạy. Biết được những nhược điểm mà học sinh dễ vướng mắc để từđó tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất giúp học sinh làm bài.4, Luôn khuyến khích, chú trọng những bài làm có tính s¸ng tạo. Có hìnhthức kỉ luật nghiêm với những học sinh không làm bài theo đúng yêu cầu của đềhoặc làm bài văn gần như sao chép lại văn bản trong sách giáo khoa.5, Quan tâm nhiều đến những học sinh có sức học trung bình hoặc yếu, có sựgợi ý sát sao hơn, khuyến khích sự sáng tạo, chủ động khi làm bài của học sinh.Tôi nghĩ rằng việc hướng dẫn học sinh làm bài văn bằng lời kể của em làmột việc cần thiết, các em sẽ làm bài theo cách diễn đạt của mình, đồng thờiphát huy được sự sáng tạo, tính tích cực của học sinh.Mặt khác, khi chấm bài tôicũng không cảm thấy nhàm chán khi phải đọc những bài viết gần như lặp lại vănbản trong sách giáo khoa.23/26Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của emPHẦN THỨ III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊỞ chương trình học mới, các em học sinh được học các dạng bài văn tự sựnhư: kể chuyện đời thường, kể chuyện tưởng tượng, nhưng dạng bài kể chuyệnbằng lời văn của em là đơn giản và dễ viết hơn cả. Bởi khi làm bài văn này cácem thường có một cốt truyện có sẵn như truyền thuyết bánh chưng bánh giày,Thánh Gióng … hay truyện cổ tích như Sọ Dừa, Thạch Sanh. Song việc các emkể và diễn đạt như thế nào để đạt yêu cầu của đề bài thì lại là cả một quá trình.Năm học 2016-2017 tôi được phân công giảng dạy lớp 6A1. Tôi yêu cầuhọc sinh làm bài văn số 1 (bài làm văn ở nhà) với đề tại “Kể lại truyện đãbiết(truyện truyền thuyết hay cổ tích) bằng lời văn của em”. Khi giao bài, tôi chỉhướng dẫn học sinh một cách chung chung như sách giáo viên đã nói, đó là kểchuyện nhưng không được phụ thuộc vào văn bản, không được sao chép văn bảnmà phải tự mình nghĩ ra. Nhưng khi tôi chấm bài tôi lại bắt gặp những bài văngiống như trong văn bản Sách giáo khoa. Thậm chí bài của những học sinh trungbình hoặc yếu còn sao chép toàn bộ từng câu, từng chữ.Việc thay đổi phương pháp dạy học chưa nhiều, song tôi đã áp dụng mộtsố bài tập cụ thể vào việc hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lờivăn của em và đã thấy một số kết quả rất khả quan:-Đối chứng với kết quả bài kiểm tra lớp 6A6 năm học 2016-2017, các emhọc sinh đã đạt được các kết quả sau:Tổng số 51 học sinh:ĐiểmSố lượngTỉ lệ %3-400%5-6917,3%7-84078,8%9-1023,9%- Đáng lưu ý hơn là một số học sinh yếu cũng đã só sự chuyển biễn rõ rệt,các em không còn sao chép văn bản một cách thụ động mà tự mình trình bày,diễn đạt. Các em cũng có sự sáng tạo, tưởng tượng riêng của mình.-Bài kiểm tra đầu tiên của năm học đạt kết quả tốt, tạo cho các em một ấntượng, một tâm lý thoải mái khi học môn Tập làm văn. Từ đó tôi dễ dàng pháthuy được tính tích cực chủ động của học sinh trong mỗi bài dạy của mình.24/26

Tài liệu liên quan

  • HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP KHI GIẢNG DẠY PHẦN DI TRUYỀN HỌC – SINH HỌC 12 ppt HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP KHI GIẢNG DẠY PHẦN DI TRUYỀN HỌC – SINH HỌC 12 ppt
    • 10
    • 785
    • 1
  • Phương pháp hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống Phương pháp hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống
    • 24
    • 3
    • 10
  • SKKN Phương pháp hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống SKKN Phương pháp hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống
    • 17
    • 3
    • 19
  • SKKN Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi SKKN Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi
    • 14
    • 2
    • 7
  • SKKN hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận ở THCS SKKN hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận ở THCS
    • 13
    • 2
    • 11
  • ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP LÀM VĂN LỚP 4 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP LÀM VĂN LỚP 4
    • 22
    • 965
    • 1
  • Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm bài thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm bài thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
    • 18
    • 685
    • 0
  • Một số kinh nghiệm về hướng dẫn học sinh làm bài tập phần đường thẳng trong mặt phẳng Một số kinh nghiệm về hướng dẫn học sinh làm bài tập phần đường thẳng trong mặt phẳng
    • 10
    • 255
    • 0
  • SKKN hướng dẫn học sinh làm bài tập phần đột biến số lượng NST SKKN hướng dẫn học sinh làm bài tập phần đột biến số lượng NST
    • 27
    • 549
    • 0
  • SKKN  một số biện pháp hướng dẫn học sinh làm bài tập khi giảng dạy phần di truyền học sinh học 12 SKKN một số biện pháp hướng dẫn học sinh làm bài tập khi giảng dạy phần di truyền học sinh học 12
    • 12
    • 408
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(153.5 KB - 27 trang) - Hướng dẫn học sinh làm bài văn kể chuyện bằng lời văn của em Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Kể Chuyện Bằng Lời Văn Của Em Là Gì