Hướng Dẫn Học Sinh Lớp 1 Giải Toán Có Lời Văn - TMT - QLNT
Có thể bạn quan tâm
TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA XUYÊN
TỔ 1
CHUYÊN ĐỀ
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 1 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần có những con người có tri thức và trí tuệ, có khả năng nắm bắt khoa học kĩ thuật. Để có những con người như thế chỉ có con đường giáo dục. Bậc tiểu học là bậc học nền tảng nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về tri thức, trí tuệ thẩm mĩ, tạo tiền đề cho việc học tập tiếp theo và phát triển toàn diện.
Mỗi môn học đều có vai trò quan trọng góp phần vào việc hình thành nhân cách học sinh. Trong đó môn toán ở lớp 1 giữ vai trò hết sức quan trọng, bởi toán lớp 1 cung cấp cho các em những kiến thức đầu tiên, là cơ sở cho việc phát triển kỹ năng tính toán và tư duy, giúp học sinh nhanh chóng hoàn thiện mình. Hiện nay, chương trình toán tiểu học đòi hỏi học sinh đạt được chuẩn về kiến thức, kỹ năng. Ngoài ra học sinh còn được tăng cường kiến thức, kỹ năng vào buổi 2. Để đạt được điều đó, HS cần học sinh học tập một cách chủ động, tích cực trong lĩnh hội tri thức, tự phán đoán, giải quyết các bài tập. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, không giảng giải nhiều.
Trong chương trình Toán lớp 1 hiện hành không những yêu cầu học sinh biết viết, đếm, so sánh, làm tính cộng trừ trong phạm vi 100 mà còn yêu cầu học sinh biết giải toán có lời văn. Việc dạy học giải toán có lời văn giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được luyện kỹ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú . Nhờ dạy học toán có lời văn mà học sinh được phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp giải toán và khả năng diễn đạt (phân tích vấn đề - bài toán), giải quyết vấn đề, trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ nói và viết) chính vì vậy, giải toán lời văn đối với học sinh lớp 1 là một yêu cầu rất khó.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1, tôi thấy học sinh còn rất lúng túng và đôi khi rất khó khăn khi thực hiện 1 bài giải toán có lời văn. Vì với học sinh lớp 1, các em mới chỉ làm quen với trả lời miệng những câu có đủ nghĩa, chứ các em chưa viết được những câu có đủ nghĩa, đặc biệt là biết tự viết 1 câu trả lời. Đó chính là điều rất khó khăn đối với học sinh lớp 1, đặc biệt là đối với những học sinh trung bình, yếu. Đây cũng là điều băn khoăn, trăn trở của chúng tôi. Nếu như học sinh giải tốt dạng toán có lời văn ngay ở lớp 1 thì sẽ giúp học sinh học toán và giải toán dễ dàng hơn ở những lớp tiếp theo. Vì dạng toán có lời văn ở các lớp kế tiếp ngày càng phức tạp hơn, mỗi bài toán có nhiều dữ liệu hơn và đòi hỏi học sinh phải dùng nhiều phép tính mới giải được. Do vậy tổ giáo viên lớp 1 chúng tôi mạnh dạn lựa chọn và đi sâu vào nghiên cứu chuyên đề: “ Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán lời văn ”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1. Mục tiêu: Nghiên cứu dạy giải toán có lời văn
Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của bài toán có lời văn.
Đọc hiểu - phân tích - tóm tắt bài toán.
Giải toán đơn về thêm (bớt ) bằng một phép tính cộng ( trừ).
Trình bày bài giải gồm câu lời giải + phép tính + đáp số.
Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau.
2. Nhiệm vụ:
Giải toán có lời văn là một trong bốn mạch kiến thức trong chương trình môn toán lớp 1( số và phép tính, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, giải toán có lời văn). Nghiên cứu dạy giải toán có lời văn nhằm giúp HS:
- Nhận biết thế nào là một bài toán có lời văn.
- Biết giải và trình bày bài giải các bài toán đơn bằng một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ.
- Bước đầu phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp giải toán và khả năng diễn đạt đúng.
II. NỘI DUNG:
Chương trình SGK toán 1 được sắp xếp thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn “chuẩn bị học giải toán có lời văn ”. Học sinh được làm quen với các tình huống của bài toán được diễn tả qua các tranh vẽ. Yêu cầu chỉ ở mức độ học sinh quan sát tranh, phân tích nội dung tranh, từ đó nêu được bài toán (đề toán) rồi viết được phép tính giải (chưa đòi hỏi học sinh trình bày bài giải hoàn chỉnh).
- Giai đoạn 2 : Giai đoạn “chính thức học giải toán có lời văn”. Giai đoạn này, học sinh được biết thế nào là bài toán có lời văn (cấu tạo bài toán gồm 2 phần : Giả thiết (bài toán cho biết gì?) và kết luận (bài toán hỏi gì?)). Từ đó học sinh biết cách giải và trình bày bài giải bài toán ( gồm có : câu lời giải, phép tính giải,và đáp số ).
Trong đó , học sinh biết giải các bài toán đơn về “thêm”, “bớt” một số đơn vị.
III. THỰC TRẠNG:
1. Về giáo viên:
Còn GV chưa chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, vẫn sử dụng nhiều phương pháp giảng giải. GV sợ HS không làm được nên nói nhiều do vậy chưa phát huy được tích cực chủ động của học sinh, dạy theo phương pháp thuyết trình có kết hợp với đàm thoại, thực chất vẫn là “thầy truyền thụ, trò tiếp nhận ghi nhớ”. Một số giáo viên chưa chú trọng HS phân biệt các dạng toán trong dạy Toán có lời văn, chưa khắc sâu được các dạng toán. Một số giáo viên ngại sử dụng đồ dùng minh hoạ, ngại tóm tắt bằng sơ đồ hình vẽ hoặc đoạn thẳng, chưa tích cực UDCNTT, ngại sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại….
2. Về phía học sinh:
- Nhiều học sinh biết giải toán có lời văn có kết quả của bài toán đúng, bước đầu biết vận dụng bài toán có lời văn vào thực tế.
- Tuy nhiên còn HS trình bày bài làm còn chưa sạch đẹp, lúng túng không biết trình bày thế nào, một số học sinh chưa biết cách đặt câu lời giải phù hợp, còn có em giải bài toán một cách máy móc mà không nắm được bản chất của bài toán.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 1:
1. Hướng dẫn học sinh: Phân tích bài toán
Phân tích bài toán để biết bài toán cho biết gì: (giả thiết của bài toán). Bài toán hỏi gì? ( kết luận của bài toán), từ đó tóm tắt được bài toán là việc làm hết sức quan trọng . Vì vậy, với mỗi bài toán, yêu cầu học sinh tự đọc đề toán, tự trả lời các câu hỏi “Bài toán cho biết gì?”, “Bài toán hỏi gì? ”rồi tự nêu hoặc viết lấy tóm tắt bài toán bằng lời, nếu trường hợp học sinh gặp khó khăn mới hướng dẫn. GV có thể linh hoạt trong việc tìm hiểu bài toán: Có thể hỏi đáp (GV hỏi – HS trả lời), có thể cho HS từ tìm hiểu theo cặp rồi trình bày trước lớp (HS hỏi-HS trả lời). GV cần rèn cho HS kĩ năng tự tìm hiểu bài toán trước khi giải bất kì một bài toán nào. Tùy từng giai đoạn mà GV lựa chọn hình thức tìm hiểu bài toán cho phù hợp.
Ví dụ: Ở tiết Bài toán có lời văn (tr115) đây là tiết toán đầu tiên HS làm quen với toán có lời văn GV cần dạy kĩ để HS nắm chắc về toán có lời văn (bài toán gồm hai phần: điều đã biết – các số, dữ liệu đã cho và điều cần tìm - câu hỏi). Ở tiết này GV phải lật đi lật lại vấn đề để các em nắm chắc về toán có lời văn.
Sang tiết Giải toán có lời văn (tr117) học sinh phải hiểu đề toán: cho gì? hỏi gì? từ đó biết tóm tắt bài toán.
Ví dụ: ở Bài toán : Nhà An có 5 con gà. Mẹ mua thêm 4 con gà nữa. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà ?
Trước hết, yêu cầu học sinh đọc thầm bài toán, gạch một gạch dưới điều bài toán cho biết và hai gạch dưới điều bài toán hỏi, sau đó học sinh tự trả lời :
- Bài toán cho biết gì? (có 5 con gà , thêm 4 con gà)
- Bài toán hỏi gì? (có tất cả mấy con gà )
Từ đó, hướng dẫn học sinh viết tóm tắt như sau:
Tóm tắt
Có : 5 con gà
Thêm : 4 con gà
Có tất cả :….Con gà ?
2. Hướng dẫn học sinh viết lời giải:
Trong các bước giải bài toán có lời văn thì đối với học sinh lớp 1 bước hướng dẫn học sinh viết lời giải là khó khăn nhất (câu lời giải vừa phải đúng ý nghĩa toán học, vừa phải đúng văn phạm Tiếng Việt mà học sinh mới qua giai đoạn học đọc, viết chữ chưa thạo) nhiều em đứng lên trả lời miệng được mà khi viết vào bài thì lại không viết được. Vì thế, khi hướng dẫn học sinh viết câu lời giải, phải kiên trì để học sinh tự diễn đạt câu trả lời bằng lời, rồi sau đó mới tập viết câu lời giải. Và ngay ở giai đoạn 1 GV cần yêu cầu HS trả lời đủ câu để HS có nền tảng học sang giai đoạn 2.
Để hướng dẫn HS viết câu lời giải ta có thể làm như sau: Trước hết cho học sinh xác định rõ yêu cầu của bài toán:
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu tìm gì ?
Muốn trả lời được ta phải dựa vào câu hỏi của bài toán. Gọi một học sinh đọc to câu hỏi, yêu cầu cả lớp cùng nhìn vào câu hỏi, rồi hướng dẫn học sinh lược bỏ 1 số từ dùng để hỏi, là ta được câu trả lời, đó chính là lời giải của bài toán. Có thể vận dụng các cách sau:
Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi) và cuối để có câu lời giải, thêm từ "là" để có câu lời giải.
Cách 2 : Đảo cụm từ.
Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt, coi đó là "từ khoá" của câu lời giải.
Giáo viên cần tạo điều kiện cho các em tự nêu nhiều câu lời giải khác nhau, sau đó bàn bạc dể chọn câu thích hợp nhất. Không nên bắt buộc trẻ nhất nhất phải viết theo một kiểu.
Ví dụ 1: Nhà Lan nuôi được 15 con gà. Mẹ Lan mua thêm 4 con gà nữa. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà ?
Câu hỏi của bài toán là : “ Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà? ”
Hướng dẫn học sinh bỏ các từ : “ Hỏi” ; “bao nhiêu” đi, ta sẽ được câu trả lời và thêm chữ :”là” vào cuối câu trả lời được :
“Nhà Lan có tất cả là” : Đây là câu trả lời của đối tượng học sinh trung bình. Còn đối với học sinh khá giỏi thì hướng dẫn như sau: Em hãy bỏ từ “Hỏi” đi và thay từ “số” vào từ “bao nhiêu” và thêm chữ “là” vào cuối câu là ta được câu trả lời đầy đủ:
“ Nhà Lan có tất cả số con gà là :”
Ví dụ 2:
Bạn Minh có 12 viên bi, bạn Nam có 7 viên bi. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu viên bi?
Đối với bài toán này cũng vậy, giáo viên cần cho học sinh xác định rõ bài toán cho biết gì? Yêu cầu tìm gì? Và với dạng toán trên yêu cầu học sinh dựa vào câu hỏi để trả lời.
Em bỏ từ “Hỏi” và thay “bao nhiêu” bằng từ “số” và thêm từ “là” vào cuối câu là ta được câu trả lời:
“Cả hai bạn có số viên bi là:”
Ví dụ 3:
Lan gấp được 14 cái thuyền. Lan cho bạn 4 cái thuyền. Hỏi Lan còn bao nhiêu cái thuyền ?
Với bài toán này, nếu dựa vào câu hỏi thì học sinh sẽ tìm ra câu trả lời như sau: “Lan còn số cái thuyền là :”
3. Hướng dẫn viết phép tính:
Sau khi hướng dẫn học sinh viết lời giải xong thì bước tiếp theo là hướng dẫn học sinh viết phép tính. Đó là 1 bước không kém phần quan trọng, mặc dù học sinh đã được làm quen từ đầu năm học. Tuy nhiên giáo viên cần cho học sinh nắm chắc 2 dạng dùng phép tính : Dạng dùng phép tính cộng để tìm đáp số. Dạng dùng phép tính trừ để tìm đáp số. Vậy khi nào thì dùng phép cộng, khi nào thì dùng phép trừ. Ngay từ đầu năm học, học sinh đã làm quen với các thuật ngữ toán học : “thêm”, “bớt”, “tìm tất cả”, “tìm còn lại”...Đối với học sinh lớp 1 ngay từ đầu năm các em đã nắm chắc : “Khi thêm vào” ta làm phép tính cộng, “khi bớt đi” ta làm phép tính trừ. Đến phần giải toán có lời văn thì ngoài những thuật ngữ trên giáo viên có thể giúp học sinh xác định dựa vào câu hỏi của bài toán để tìm xem bài toán này ta làm bằng phép tính gì ?
Ví dụ 1:
Bài toán 1 : Lan hái được 20 bông hoa. Mai hái được 10 bông hoa. Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa?
Bài toán 2: An có 30 cái kẹo. Mẹ An cho thêm 10 cái kẹo nữa. Hỏi An có tất cả
bao nhiêu cái kẹo?
Cả hai bài toán trên đều có câu hỏi dạng:
+ Hỏi cả hai
+ Hỏi tất cả
Giáo viên cần cho học sinh nắm chắc thuật ngữ tìm “cả hai”, tìm “tất cả” thì ta làm phép tính cộng:
20 + 10 = 30 ( Bông hoa )
30 + 10 = 40 ( Cái kẹo )
Vậy khi nào ta dùng phép tính trừ ?
Ví dụ 2:
Bài toán 1: Trên sân bay có 12 máy bay, sau đó có 2 máy bay bay đi. Hỏi trên sân bay còn lại bao nhiêu máy bay?
Bài toán 2: Một sợi dây dài 13 cm, đã cắt đi 2 cm. Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu cm?
Bài toán 3: Tổ em có 9 bạn, trong đó có 5 bạn nữ. Hỏi tổ em có mấy bạn nam?
3 bài toán trên đều có câu hỏi dạng: “Hỏi còn lại bao nhiêu (mấy)”
Giáo viên cần cho học sinh nhận biết và nắm chắc thuật ngữ “còn lại” thì ta dùng phép tính trừ.
Trong toán học thì các “thuật ngữ toán học” là rất cần thiết, nếu học sinh nhớ và hiểu được thì sẽ giúp cho các em lĩnh hội kiến thức 1 cách nhanh và dễ dàng nhất. Bên cạnh đó cũng phải giúp các em nắm chắc từng dạng toán, hiểu bản chất bài toán để khi giải toán các em không bị nhầm lẫn.
4. Hướng dẫn học sinh viết đáp số: Trong các bước giải toán có lời văn thì bước cuối cùng là bước viết đáp số. đó là 1 bước không thể thiếu được khi giải 1 bài toán có lời văn. Vậy mà 1 số em vẫn quên không viết đáp số, hay khi viết lại lấy số khác vào chứ không phỉa là kết quả vừa tìm được. Vì thế giáo viên cần nói rõ. Sau khi dùng phép tính để tìm kết quả thì kết quả ấy chính là “đáp số” của bài toán. Vậy ta phải ghi rõ xuống dòng dưới : “ Đáp số”
Và cần lưu ý với học sinh viết dấu “ : ” ở sau chữ số và ở phần đấp số cần ghi rõ tên : con vật, đồ vật đó ra.
Ví dụ :
Bài giải:
Số con gà còn lại là :
9 - 3 = 6 (con)
Đáp số : 6 con gà
Ở phần phép tính có thể ghi là (con) nhưng phần đáp số ghi rõ là con gà.
5. Hướng dẫn học sinh trình bày tóm tắt và bài giải:
Với học lớp 1 thì hướng dẫn trình bày 1 bài giải cũng rất quan trọng. Trình bày sao cho vừa khoa học vừa đẹp mắt hay nói cách khác là mang tính thẩm mĩ cao. Và tôi hướng dẫn học sinh trình bày như sau:
* Hướng dẫn học sinh viết tóm tắt.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh chọn những từ thật cô đọng như: “có”; “thêm” “bớt ”; “có tất cả”; “còn lại” . Và khi viết chú ý viết các dấu “:” sao cho thẳng cột để cho khoa học và thẩm mĩ.
Ví dụ 1:
Có : 20 cái kẹo
Thêm : 10 cái kẹo
Có tất cả : … cái kẹo?
Bài giải
An có tất cả số cái keo là:
20 + 10 =30 ( cái kẹo )
Đáp số: 30 cái kẹo
* Hướng dẫn học sinh viết bài giải:
- Câu lời giải cách lề 1 ô (hoặc 2 ô,...) tùy theo số lượng chữ.
- Phép tính lùi vào 1 ô so với câu lời giải.
- Đáp số thẳng với dấu phép tính.
6. Những điều cần lưu ý khi dạy giải toán có lời văn lớp 1:
a. Đối với giáo viên
- Giáo viên cần tích cực làm và sử dụng đồ dùng dạy học như tranh ảnh, mô hình trong các tiết dạy, đặc biệt giai đoạn đầu dạy học giải toán có lời văn.
- Mỗi giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài dạy trước khi lên lớp, đặc biệt với mỗi bài giải toán có lời văn. Giáo viên cần chọn những cách hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu nhất. để học sinh nắm bắt một cách nhanh nhất.
- Giáo viên cần lấy học sinh làm trung tâm và cũng phải tuỳ từng đối tượng học sinh mà vận dụng phương pháp cho phù hợp.
- Ngay từ đầu, giáo viên cần hướng dẫn thật tỉ mỉ từng bước, từng bước để học sinh đến bước nào nắm chắc ngay bước đấy.
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học trong mỗi tiết dạy, phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học. Vì không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng cả.
b. Đối với học sinh:
- Học sinh cần chuẩn bị trước bài học trước khi lên lớp.
- Cần tập trung nghe giảng và hăng hái phát biểu ý kiến.
- Cần rèn kĩ năng nói, viết rõ ràng, mạch lạc trôi chảy.
BÀI VIẾT LIÊN QUANTrong không khí thi đua sôi nổi của toàn Giáo dục thành phố Hải Dương hướng tới chào mừng 220 năm khởi lập Thành Đông (1804-2024), 70 năm giải phóng thành phố Hải Dương (1954-2024), chiều ng ... Cập nhật lúc : 7 giờ 55 phút - Ngày 17 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết | |||||||||||||||||||||
kỉ niệm ngày 20 tháng 10, ngày phụ nữ Việt Nam. Thư viện xin giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách: " Niềm kì vọng của mẹ" ... Cập nhật lúc : 14 giờ 15 phút - Ngày 16 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết | |||||||||||||||||||||
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ CÔNG KHAI BỔ SUNG DỰ TOÁN CHI THỰC HIỆN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG NĂM 2024 CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA XUYÊN ... Cập nhật lúc : 9 giờ 15 phút - Ngày 10 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết | |||||||||||||||||||||
BIÊN BẢN NIÊM YẾT CÔNG KHAI CÁC KHOẢN THU CỦA HỌC SINH NĂM HỌC 2024-2025 ... Cập nhật lúc : 10 giờ 28 phút - Ngày 7 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết | |||||||||||||||||||||
QUYẾT ĐỊNH V/V CÔNG KHAI CÁC KHOẢN THU CỦA HỌC SINH NĂM HỌC 2024-2025 ... Cập nhật lúc : 10 giờ 26 phút - Ngày 7 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết | |||||||||||||||||||||
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ CÔNG KHAI BỔ SUNG DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ NĂM 2024 CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA XUYÊN ... Cập nhật lúc : 10 giờ 24 phút - Ngày 7 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết | |||||||||||||||||||||
TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA XUYÊN CÔNG BỐ CÔNG KHAI THỰC HIỆN TIẾT KIỆM, CẮT GIẢM 5% CHI NGÂN SÁCH NĂM 2024 ... Cập nhật lúc : 10 giờ 22 phút - Ngày 7 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết | |||||||||||||||||||||
Thực hiện kế hoạch chuyên đề cấp Tổ năm học 2024-2025, đồng thời nhằm tạo điều kiện để giáo viên trong tổ, trong trường có thêm cơ hội trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, học hỏi các PPDH ở các ... Cập nhật lúc : 8 giờ 3 phút - Ngày 30 tháng 9 năm 2024 Xem chi tiết | |||||||||||||||||||||
Cơn bão Yagi vừa đi qua, lũ lụt lại ập tới ảnh hưởng rất nhiều đến các gia đình thuộc các miền Bắc trong đó có tỉnh Hải Dương và xã Gia Xuyên. Trường Tiểu học Gia Xuyên cũng bị thiệt hại n ... Cập nhật lúc : 19 giờ 32 phút - Ngày 16 tháng 9 năm 2024 Xem chi tiết | |||||||||||||||||||||
Đối với các loại rác thải phát sinh trong đời sống hàng ngày, người dân thường có thói quen loại bỏ bằng cách đốt hoặc đổ rác bừa bãi ngoài lề đường, ao, hồ, bờ đồng. Mặc khác vẫn còn bỏ lẫn ... Cập nhật lúc : 15 giờ 38 phút - Ngày 13 tháng 9 năm 2024 Xem chi tiết | |||||||||||||||||||||
|
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
|
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
|
Từ khóa » Toán Cho Hs Lớp 1
-
Trọn Bộ Bài Tập Toán Cơ Bản Lớp 1
-
Bài Tập Môn Toán Lớp 1
-
Tổng Hợp Các Dạng Bài Tập Toán Lớp 1 Từ Cơ Bản đến Nâng Cao Có ...
-
Tổng Hợp 272 Bài ôn Tập Toán Lớp 1
-
Bài Tập Toán Cho Bé Chuẩn Bị Vào Lớp 1
-
50 Bài Tập Toán Lớp 1 Cơ Bản Và Nâng Cao File Word
-
BÀI TẬP TOÁN LỚP 1, Chuyên đề 1: SO SÁNH - Tài Liệu 24h
-
Bài Tập Toán Lớp 1 Cơ Bản Từ Học Kỳ 1 - Kỳ 2, Các Dạng Bài Tập Có Lời Giải
-
Bài Tập ôn ở Nhà Môn Toán Lớp 1 - Thủ Thuật
-
Bộ Sưu Tập đề Toán Cho Học Sinh Chuẩn Bị Vào Lớp 1 Cho Bé Thử Sức
-
Bài Tập Toán Lớp 1 Học Kỳ 1 Và đề Thi ôn Tập Có đáp án
-
Bộ Sưu Tập Các Bài Toán Cho Bé Chuẩn Bị Vào Lớp 1 để Kiểm ... - Monkey
-
Đề Thi Học Sinh Giỏi Toán Lớp 1