Hướng Dẫn Học Sinh Sử Dụng Hiệu Quả Atlat địa Lí - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Khoa học xã hội
  4. >>
  5. Giáo dục học
Hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả Atlat địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.26 KB, 9 trang )

HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNGHIỆU QUẢ ATLAT ĐỊA LÍ A. PHẦN MỞ ĐẦU. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Xuất phát từ thực tế giảng dạy địa lí lớp 12, đặc biệt là việc hướng dẫn họcsinh ôn tập và thi tốt nghiệp THPT môn địa lí trong những năm qua đạt hiệu quảcòn chưa cao, một trong những nguyên nhân là giáo viên chưa biết hướng dẫnhọc sinh sử dụng tốt Atlat trong quá trình học tập và ôn tập. Học sinh muốn đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra và bài thi địa lí, cầnbiết cách khai thác sử dụng có hiệu quả Atlat địa lí Việt Nam. Các em phải biếtghi nhớ kiến thức địa thông qua Atlat, từ Atlat địa lí Việt Nam kết hợp với cáckiến thức đã học để rút ra được các sự kiện, các hiện tượng và quá trình địa lí,trình bày và giải thích các hiện tượng địa lí trong mối quan hệ tác động qua lạibiện chứng, làm rõ được những vấn đề mà đề thi yêu cầu. Để học sinh có thể sử dụng tốt Atlat địa lí Việt Nam vào học tập và làm bàithi môn địa lí, đòi hỏi giáo viên phải biết cách giúp học sinh có các kĩ năng sửdụng, khai thác kiến thức từ Atlat, tìm được những kiến thức địa lí có sẵn hoặctiềm ẩn trong Atlat, đó là lí do cấp thiết khiến tôi chọn đề tài này.II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU: Trong quá trình giảng dạy địa lí ở lớp 12, các giáo viên đều quan tâm đếnvấn đề hướng dẫn học sinh cách sử dụng Atlat ôn tập để thi tốt nghiệp đạt kếtquả cao. Đây là một vấn đề khó, trong nhiều hội thảo chuyên môn theo chuyênđề ôn thi tốt nghiệp THPT đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, các giáoviên thường chỉ đi vào các ví dụ cụ thể về khai thác Atlat địa lí Việt Nam. Tuynhiên chưa có sự tổng kết chung, để rút ra những kinh nghiệm mang tính tổngthể về các giải pháp và biện pháp hướng dẫn học sinh cách sử dụng Atlat trongquá trình học tập, ôn thi và làm bài thi môn địa lí như thế nào để đạt kết quả tốtnhất. Do vậy việc tổng kết những kinh nghiệm chung đã nêu ở trên là vấn đề cóý nghĩa quan trong về lí luận và thực tiễn cấp bách, nhằm gíup học sinh dễ ôntập, đỡ mất thời gian, công sức những vẫn đạt điểm cao khi thi tốt nghiệp, ôn thihọc sinh giỏi môn địa lí. III. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:- Hướng dẫn học sinh nắm được và có các kĩ năng khai thác tốt các kiến thức địalí từ Atlat địa lí Việt Nam: + Học sinh thấy được nguồn tri thức chứa đựng trong Atlat, khả năng khai tháccác kiến thức từ Atlat vào việc học tập và làm bài thi địa lí.+ Biết cách khai thác, sử dụng Atlat để giảm được thời gian học tập, đỡ phải ghinhớ máy móc, làm bài đạt kết quả tốt hơn.- Giúp các giáo viên có thể tham khảo, vận dụng kinh nghiệm vào trong quátrình dạy học địa lí. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Đốí tượng nghiên cứu:- Học sinh lớp 12 trong học tập, ôn tập và làm bài thi môn địa lí. - Giáo viên trong giảng dạy đặc biệt là trong việc dạy học sinh ôn tập và làm bài 2. Phạm vi nghiên cứu: - Chương trình địa lí lớp 12, liên quan tới thi tốt nghiệp THPT, thi học sinh giỏi- Giới hạn trong các phương pháp dạy học sinh nắm chắc các kĩ năng và khảnăng vận dụng các kĩ năng: Khai thác Atlat địa lí Việt Nam, từ việc hiểu đượcvai trò của Atlat, nắm được cấu trúc, các kí hiệu trong Atlat, biết cách khai thácbiểu đồ các lược đồ trong Atlat, tìm được các kiến thức từ Atlat để giải quyết cáccâu hỏi và bài tập địa lí. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, giúp học sinh nắm vững và vậndụng thành thạo các kĩ năng sử dụng Atlat trong quá trình học tập và làm bài thi.- Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập cho học sinh rèn luyện các kĩ năng sửdụng Atlat, qua đó đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài.- Tổng kết thành chuyên đề chung về dạy học sinh sử dụng Atlat địa lí ViệtNam vào quá trình học tập và làm kiểm tra, bài thi tốt nghiệp môn địa lí để cóthể giúp các đồng nghiệp nâng cao chất lượng dạy học môn địa lí. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMI. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:- Trong quá trình dạy học, hướng dẫn học sinh ôn tập môn địa lí, giáo viên cầnnhận thức được Atlat địa lí Việt Nam là tài liệu rất hữu ích cho cả thày và trò:+ Atlat địa lí Việt Nam cung cấp nguồn tri thức địa lí tổng hợp cả về tự nhiên,kinh tế-xã hội của một địa phương, một khu vực (vùng), họăc cả nước …. Dovậy nó rất tiện lợi cho việc học tập, cũng như việc làm bài thi, bài kiểm tra mônđịa lí.+ Sử dụng Atlat học sinh có thể trình bày về sự phân bố sản xuất, nói rõ đượcngành đó phân bố ở đâu ? vì sao lại phân bố như vậy. Qua các số liệu ở biểu đồtrong Atlat, học sinh có thể trình bày tình hình phát triển các ngành mà khôngcần nhớ số liệu sách giáo khoa một cách máy móc.+ Atlat còn là phương tiện để rèn luyện trí thông minh, năng lực tư duy, sáng tạocủa học sinh trong học tập môn địa lí. Như vậy nhờ Atlat các em đỡ mấy thờigian và công sức mà vẫn đạt kết quả học tập cao. Tuy nhiên để sử dụng tốt Atlat, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức và kĩnăng cần thiết để hướng dẫn học sinh biết sử dụng và khai thác Atlat, đây lànhững vấn đề xin được đề cập trong sáng kiến kinh nghiệm này. II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:1. Hướng dẫn học sinh các kiên thức chung để sử dụng và khai thác Atlat. Để giúp học sinh nhanh chóng sử dụng được Atlat vào việc học bài, trả lờicác câu hỏi và làm các bài tập địa lí, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm vữngnhững yêu cầu sau:- Tìm hiểu, nắm chắc các kí hiệu chung (ở trang bìa) gồm các kí hiệu về tựnhiên, kinh tế công nghiệp, nông nghiệp (nông, lâm, thuỷ sản)… để khi sử dụngđỡ mất thời gian tra cứu. - Nắm vững các kí hiệu ở các bản đồ chuyên ngành thông qua (nền chất lượng)mầu sắc thể hiện của kí hiệu (Ví dụ: các miền khí hậu, các vùng khí hậu ……trong bản đồ khí hậu; các nhóm và các loại đất chính trong bản đồ đất đai …. )- Biết cách khai thác các biểu đồ từng ngành (cho các bài học liên quan) như: cácloại biểu đồ hình tròn, hình cột, biểu đồ đường …. để nhận xét về tình hình pháttriển, tổng sản lượng của các ngành, xu hướng phát triển của ngành …. Biết cáchtính toán diện tích, năng suất, sản lượng một số ngành sản xuất qua biểu đồ. - Biết sử dụng Atlat cho các loại câu hỏi khác nhau:+ Loại câu hỏi yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất, hoặc cho biết ngành đóphân bố ở đâu, vì sao ở đó ?…. đều có thể dùng các bản đồ trong Atlat để trả lời.+ Loại câu hỏi yêu cầu trình bày về tình hình phát triển sản xuất, quá trình pháttriển của ngành sản xuất nào đó …. đều có thể sử dụng số liệu ở các biểu đồtrong Atlat (thay cho việc phải ghi nhớ số liệu của SGK)+ Biết sử dụng đủ số trang Atlat cần thiết để giẩi quyết các câu hỏi cụ thể. Họcsinh phải biết phân tích yêu cầu của câu hỏi, xác định được câu hỏi đó có liênquan đến một hay nhiều vấn đề, từ đó xác định số trang Atlat cần thiết để trả lờicâu hỏi đó. -> Có câu hỏi chỉ cần sử dụng một trang Atlat để giải quyết như: các câu hỏi vềkhoáng sản, đặc điểm phát triển và phân bố dân cư … -> Với các câu hỏi cần dùng nhiều trang bản đồ Atlat để trả lời thì cần phải xácđịnh và loại bỏ những trang không phù hợp với yêu cầu của câu hỏi. ví dụ:“Đánh giá những tiềm năng để sản xuất lwong thực”, có thể dùng các trang bảnđồ: địa hình, đất, khí hậu, dân cư, … nhưng không cần sử dụng trang bản đồkhoáng sản.- Khi hướng dẫn sử dụng Atlat cần nhắc lại, khắc sâu các kiến thức cần thiết họcsinh đã học trong SGK để liên hệ. Ví dụ: trước khi khai thác trang khí hậu cầngiúp học sinh tái hiện lại các kiến thức về khí hậu mà học sinh đã học, đã cótrong SGK để học sinh có thể ghi nhớ kiến và khai thác thức qua Atlat, màkhông cần ghi nhớ máy móc.- Giúp học sinh thấy đựơc mối quan hệ qua lại giữa bản đồ treo tường (có tínhchất định hướng về vị trí), bản đồ trong Atlat, lược đồ trong SGK để nhanhchóng khai thác được những nội dung cần tìm trong Atlat. Ví dụ: Xác địnhhướng của các dãy núi, học sinh có thể nhận thấy rất dễ dàng qua lược đồ địahình trong SGK, căn cứ vào đó để nhận biết lại trong Atlat. - Khi làm bài thi địa lí học sinh cần biết sử dụng kết hợp giữa Atlat địa lí và vốnkiến thức đã học. Dựa vào Atlat địa lí sẽ thấy được những kiến thức về sự phânbố cụ thể, mối quan hệ về không gian lãnh thổ của các sự vật hiện tượng địa lí và các em đỡ phải mất công ghi nhớ máy móc. Nhưng nếu chỉ dựa vào Atlat địa lí thì nhiều kiến thức về tình hình phát triển,nguyên nhân phát triển, về đường lối, chính sách, kinh nghiệm và truyền thốngsản xuất của dân cư …. không được đề cập một cách đầy đủ và hợp lí.2. Một số ví dụ cụ thể về khai thác sử dụng Atlat. Khi hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat, giáo viên cần đưa ra các loại câu hỏitừ dễ đến khó để học sinh làm quen dần và hình thành được các kĩ năng sử dụngAtlat cho học sinh. * Ví dụ 1: sử dụng Atlat trang hành chính (trang4, 5) để nêu: các đặc điểmcủa vị trí địa lí Việt Nam. Dựa vào Atlat kết hợp với kiến thức đã học học sinhdễ dàng nêu được 3 đặc điểm của vị trí địa lí phần lãnh thổ trên đất liền của nướcta:- Toạ độ địa lí phần phần đất liền của nước ta (kinh độ, vĩ độ là bao nhiêu; địadanh của các địa phương có các điểm cực đó).- Dựa vào lược đồ Việt Nam trong Đông Nam Á trong Atlat -> sẽ thấy ViệtNam nằm ở phía của bán đảo Đông Dương gần trung tâm Đông Nam Á … - Căn cứ vào sự phân bố -> kinh tuyến 1050Đ qua gần giữa lãnh thổ => ViệtNam thuộc múi giờ số 7. * Ví dụ 2: dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minhkhí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Hướng dẫn học sinh sử dụngcác bản đồ khí hậu trang 9, kết hợp với kiến thức đã học học sinh có thể làm rõđược các đặc điểm trên của khí hậu.- Tính chất nhiệt đới: + Bản đồ nhiệt độ trung bình năm trong Atlat cho thấy khắp nơi trên lãnh thổnước ta (trừ vùng núi cao) đều có nhiệt độ trung bình năm trên 200C, đạt tiêuchuẩn của khí hậu nhiệt đới.+ Kiến thức trong bài học -> Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanhnăm, số giờ nắng nhiều từ 1400 đến 3000 giờ/năm.- Tính chất ẩm: + Bản đồ lượng mưa trung bình năm trong Atlat cho thấy hầu khắp mọi nơi trênlãnh thổ nước ta đều có lượng mưa lớn, từ 1600 mm trở lên, tại các sườn núi đóngió (Sa Pa, Kon Tum …) lượng mưa rất lớn trên 2800 mm.+ Kiến thức trong bài học -> độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôndương.- Gió mùa: Bản đồ khí hậu chung trong Atlat cho thấy trên lãnh thổ nước ta có sựhoạt động của các loại gió hướng và tính chất thay đổi theo mùa. + Gió tháng I (gió mùa mùa đông) có hướng đông bắc, gắn với mùa ít mưa vàmùa đông lạnh ở miền Bắc.+ Gió tháng VII (gió màu mùa hạ) hướng gió tây nam, gắn với mùa mưa và nóngở 2 miền Bắc và Nam. Riêng vùng duyên hải Trung Bộ do tác động của địa hình,gió mùa mùa hạ đầu mùa sau khi vượt qua dãy núi Trường Sơn trở thành gióphơn khô nóng, tạo nên mùa khô kéo dài cho vùng này. Như vậy dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, với sự hướng dẫncủa giáo viên học sinh dễ dàng chứng minh được các đặc điểm của khí hậu ViệtNam. * Ví dụ 3: dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày cácđặc điểm của dân số nước ta.- Lấy số liệu dân số ở biểu đồ cột trang dân số: năm 2007 nước ta có 85,17 triệungười, thống kê các dân tộc (54 dân tộc) trang dân tộc -> trình bày được đặcđiểm Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc…… - Tính toán số liệu theo biểu đồ, phân tích biểu đồ (tháp dân số) -> làm rõ đượcđặc điểm dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.+ Số liệu ở biểu đồ -> số dân năm 1960: 30,17 triệu người đến năm 1989: 64,41triệu người tăng hơn 2 lần trong khoảng 30 năm, chứng tỏ sự bùng nổ dân sốnước ta ở nử cuối thế kỉ XX trước đây. Dân số năm 2005: 83,11 triệu người, năm2007: 85,17 triệu người -> cho thấy số dân tăng thêm hàng năm còn lớn ( 1 triệungười) mặc dù tỉ lên tăng dân số đã giảm nhiều.+ Phân tích tháp dân số 1999 và 2007, nếu so sánh với tháp dân số của các nướcdân số già (Hoa kì,….) cả 2 tháp dân số Việt Nam: tỉ lệ người già trên 60 tuổichưa nhiều, tỉ lệ người trong tuổi lao động rất lớn, tỉ lệ trẻ em dưới 14 tuổi cònkhá nhiều -> Cơ cấu dân số nước ta thuộc loại trẻ. Hình dạng tháp dân số năm2007 so với năm 1999 cho thấy tỉ lệ phần nhóm tuổi dưới tuổi lao động thu nhỏlại, tỉ lệ các nhóm tuổi già tăng lên -> chứng tỏ đang có sự biến đổi nhanh chóngvề cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. * Ví dụ 4: dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày sựphát triển và phân bố ngành thuỷ sản nước ta.- Về tình hình chung:+ Khai thác các số liệu về tổng sản lượng thuỷ sản năm 2000, 2005, 2007 sẽ nêuđược sự phát triển đột phá của ngành thuỷ sản.+ Chia tổng sản lượng thuỷ sản cho dân số sẽ thấy số lượng thuỷ sản trên đầungưòi là khá lớn + Dựa vào số liệu biểu đồ tính tốc độ tăng trưởng của thuỷ sản nuôi trồng, thuỷsản khái thác sẽ thấy -> nuôi tròng thuỷ sản ngày càng chiếm tỉ trọng cao trongcơ cấu ngành thuỷ sản. - Khai thác thuỷ sản:+ Sử dụng số liệu ở biểu đồ về khai thác thuỷ sản năm 2000 (1660,9 nghìn tấn),2007 (2074,5 nghìn tấn), sẽ nêu được về sự phát triển, tính số lần tăng thêm vềsản lượng khai thác sẽ nêu đựơc về mức độ tăng trưởng của ngành khai thác thuỷsản. + Dựa vào lược đồ khai thác thuỷ sản sẽ trình bày được về phân bố -> tất cả cáctỉnh giáp biển đề đẩy mạnh đánh bắt thuỷ sản, nhưng tập trung nhất là các tỉnhDuyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu là Kiên Giang, Bà Rịa –Vũng Tầu, Bình Thuận, Cà mau.- Nuôi trồng thuỷ sản:+ Sử dụng số liệu ở biểu đồ về nuôi trồng thuỷ sản năm 2000 (589,6 nghìn tấn),2007 (2123,3 nghìn tấn), sẽ nêu được về sự phát triển, tính số lần tăng thêm vềsản lượng nuôi trồng sẽ nêu đựơc về mức độ tăng trưởng của ngành nuôi trồngthuỷ sản. + Nhiều lào thuỷ sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng, nhưng quan trọng hơn cảlà nuôi tôm và nuôi cá nước ngọt.+ Dựa vào lược đồ khai thác thuỷ sản sẽ trình bày được về phân bố -> nghề nuôitôm, nuôi cá nước ngọt tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, sau đó là đồngbằng sông Hồng * Ví dụ 5: dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích vìsao Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước. Giải quyết câu hỏi này học sinh cần dựa vào nhiều trang Atlat kết hợp với cáckiến thức đã học, để khai thác những nhân tố thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên,kinh tế - xã hội của vùng với phát triển công nghiệp.- Trang bản đồ các vùng kinh tế cho thấy Đông Nam Bộ có vị trí bản lề, tiếp giápTây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, liền kề Đồng bằng sông Cửu Long …. ;trang bản đồ giao thông cho thấy mạng lưới giao thông của vùng rất phát triển,có các cảng biển sân bay lớn nhất nước, là đầu mối giao thông vận tải quan trọng…… Vị trí địa lí đó cùng với giao thông vận tải phát triển đã tạo lợi thế rất lớncho vùng trong phát triển công nghiệp.- Về tự nhiên: + Trang khoáng sản -> Vùng có nguồn khoáng sản quan trọng làdầu khí, trữ lượng lớn ở vùng thềm lục, ngoài ra là đất sét, cao lanh -> C. Nghiệp+ Các trang Atlat địa hình, đất đai, khí hậu, sông ngòi, sinh vật …. -> vùng cónhiều đất badan, đất phù sa cổ; khí hậu cận xích đạo; tài nguyên sinh vật phongphú (hải sản); tiềm năng thuỷ điện => Tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp,cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và khai thác thuỷ năng.- Về kinh tế-xã hội: + Trang Atlat dân cư -> Đông Nam Bộ có các thành phố vàđô thị lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh => có thị trường lớn cho công nghiệp,nhất là tập trung nguồn lao động có kĩ thuật và tay nghề cao… + Các trang Atlat kinh tế giao thông, công nghiệp ……. Cho thấy vùng có nhữngthuận lợi về cơ sở hạ tầng (giao thông, thông tin, điện, nước), tập trung nhiềutrung tâm công nghiệp lớn và rất lớn của cả nước, có sự phát triển đa dạng cácngành công nghiệp với nhiều ngành kĩ thuật cao ……. + Kiến thức bài học vùng còn thu hút được nguồn vốn lớn và sự đầu tư ở trongvà ngoài nước, chính sách của Nhà nước với phát triển công nghiệp của vùng … Tất cả các yếu tố thuận lợi trên đã tạo điều kiện để Đông Nam Bộ trởthành vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất ta.III ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI:- Trong nhiều năm qua, trong quá trình giảng dạy của mình tôi đã áp dụng sángkiến này để rèn luyện kĩ năng cho học sinh và giúp các em làm bài kiểm tra, làmbài thi môn địa lí. Tôi nhận thấy việc áp dụng sáng kiến này đã mang lại hiệuquả thiết thực.- Với sự hướng dẫn của tôi các em đã đỡ mất nhiều thời gian ghi nhớ kiến thứcmáy móc, nắm chắc và thành thạo các kĩ năng năng khai thác sử dụng Atlat địa líViệt Nam trong quá trình học, ôn tập và làm bài thi bài kiểm tra đạt kết quả cao.- Các lớp 12 học sinh tôi được phân công giảng dạy, các em đều nắm đượcnhững kiến thức cơ bản của môn địa lý và những kỹ năng cơ bản trong sử dụngbản đồ, Atlat…… Cụ thể là: 100% học sinh lớp 12 tôi giảng dạy đều biết sửdụng thành thạo Atlat để làm bài thi tốt nghiệp THPT, và biết cách sử dụng cácứng dụng của bản đồ, biết cách vận dụng các kiến thức địa lí đã học vào giảiquyết các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn hàng ngày.- Trong kì thi tốt nghiệp năm 2011, mặc dù thời gian ôn tập không nhiều nhưngkết quả tỉ lệ học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên khá cao, trong đó có nhiềuhọc sinh đạt kết quả khá, giỏi. Tôi hi vọng trong kì thi tốt nghiệp này nhờ ápdụng sáng kiến kinh nghiệm trên, kết quả thi tốt nghiệp của các lớp 12 sẽ tốthơn, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi môn địa lí sẽ cao hơn năm học trước. C. - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊI . KẾT LUẬN CHUNG: Trong quá trình giảng dạy địa lí ở lớp 12, đặc biệt là trong việc hướng dẫnhọc sinh ôn thi tốt nghiệp môn địa lí, những vấn đề cần quan tâm trong việc rènluyện cho học sinh các kĩ năng sử dụng Atlat là: - Tìm hiểu, nắm chắc các kí hiệu chung (ở trang bìa).- Nắm vững các kí hiệu ở các bản đồ chuyên ngành thông qua (nền chất lượng)mầu sắc thể hiện của kí hiệu. - Biết cách khai thác các biểu đồ, bản đồ trong Atlat. Biết cách tính toán diệntích, năng suất, sản lượng qua biểu đồ. - Biết sử dụng đủ số trang Atlat cho các loại câu hỏi khác nhau.- Khi hướng dẫn sử dụng Atlat cần liên hệ với các kiến thức đã học trong SGK,thấy đựơc mối quan hệ qua lại giữa bản đồ treo tường , bản đồ trong Atlat, lượcđồ trong SGK. - Khi làm bài thi địa lí học sinh cần biết sử dụng kết hợp giữa Atlat địa lí và vốnkiến thức đã học. - Kĩ năng vận dụng kiến thức và Atlat địa lí Việt Nam vào làm bài thi, trong thờigian 90 phút như thế nào để đạt kết quả cao nhất theo khả năng của từng họcsinh. Trong quá trình áp dụng sáng kiến tôi đã thu được những kết quả đáng mừng,qua kết quả bài thi tốt nghiệp của học sinh. Từ đó có thể thấy ràng trong quátrình giảng dạy địa lí ở lớp 12 việc rèn luyện cho học sinh các kĩ năng địa lí vềbiểu đồ, Atlat, kĩ năng về ôn tập các kiến thức lí thuyết và vận dụng vào làm bàithi là việc làm rất quan trọng. II. KIẾN NGHỊ- Đối với giáo viên giảng dạy địa lí cần tạo mọi điều kiện về thời gian trên lớp đểhướng dẫn cho học sinh các kĩ năng cần thiết sử dụng bản đồ, Atlat để khai tháckiến thức; kĩ năng vẽ biểu đồ, kĩ năng ôn tâp và vận dụng kiến thức kĩ năng vàolàm bài thi môn địa lí.- Nhà trường cần đầu tư mua thêm một số bản đồ còn thiếu và bổ sung thêmcuốn Atlat mới để tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy địa lí đạt kết quả cao.- Trên đây là toàn bộ những nội dung sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi, rấtmong ý kiến đóng góp bổ sung của các đồng nghiệp, để sáng kiến có giá trị tốthơn đối với công tác giảng dạy hướng dẫn học sinh ôn tập thi tốt nghiệp, thi đạihọc và cao đẳng môn địa lí.TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH1. Hướng dẫn ôn tập và trả lời câu hỏi địa lí – Lê Thông.2. Tuyển chọn những bài ôn luyện kĩ năng thực hành môn địa lí - Đỗ Ngọc Tiến3. Địa lí kinh tế Việt Nam – Lê Thông4. Những vấn đề chung về đổi mới giảng dạy trung học phổ thông môn địa lí Nhà xuất bản Giáo dục.5. Atlat địa lí Việt Nam.6.Hng dn thc chun kin thc, k nng mụn a lớ - B Giỏodc v o to.7. Hng dn ụn tp thi tt nghip mụn a lớ - Phm Th Sen MC LCChuyờn gm: A. PHN M U. I. L DO CHN TIII. TèNH HèNH NGHIấN CUIII. MC CH CA SNG KIN KINH NGHIMIV. I TNG V PHM VI NGHIấN CUV. PHNG PHP NGHIấN CU. B. NI DUNG SNG KIN KINH NGHIMI. NHNG VN CHUNGII. NI DUNG C TH CA SNG KIN KINH NGHIM:1. Hng dn hc sinh cỏc kiờn thc chung s dng v khai thỏc Atlat.2. Mt s vớ d c th v khai thỏc s dng Atlat.III NH GI KT QU THC HIN CA TI C. - KT LUN V KIN NGHI . KT LUN CHUNGII. KIN NGH

Tài liệu liên quan

  • ứng dụng các giải pháp sinh học trong tuyển chọn, phục vụ tráng giống cói và xây dựng quy trình thâm canh tổng hợp nhằm phát triển sản xuất cói bền vững, hiệu quả cao tại các vùng trồng cói ứng dụng các giải pháp sinh học trong tuyển chọn, phục vụ tráng giống cói và xây dựng quy trình thâm canh tổng hợp nhằm phát triển sản xuất cói bền vững, hiệu quả cao tại các vùng trồng cói
    • 336
    • 424
    • 1
  • BÁO CÁO KHOA HỌC:SỬ DỤNG CÂU HỎI HIỆU QUẢ CAO TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ ÁP DỤNG CHO BÀI LĂNG KÍNH VÀ THẤU KÍNH MỎNG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 11 BAN CƠ BẢN ppt BÁO CÁO KHOA HỌC:SỬ DỤNG CÂU HỎI HIỆU QUẢ CAO TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ ÁP DỤNG CHO BÀI LĂNG KÍNH VÀ THẤU KÍNH MỎNG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 11 BAN CƠ BẢN ppt
    • 13
    • 773
    • 1
  • Đề tài Sử dụng đồ dùng dạy học để đạt hiệu quả cao trong một tiết dạy sinh học lớp 6 Đề tài Sử dụng đồ dùng dạy học để đạt hiệu quả cao trong một tiết dạy sinh học lớp 6
    • 10
    • 2
    • 2
  • SKKN Sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Địa lí, áp dụng bài Vũ Trụ - Hệ mặt Trời và Trái Đất - Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất - Địa lí 10 cơ bản SKKN Sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Địa lí, áp dụng bài Vũ Trụ - Hệ mặt Trời và Trái Đất - Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất - Địa lí 10 cơ bản
    • 24
    • 1
    • 4
  • Quản lý sử dụng hiệu quả PMIS trong các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện của Tỉnh Yên Bái Quản lý sử dụng hiệu quả PMIS trong các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện của Tỉnh Yên Bái
    • 130
    • 680
    • 0
  • SKKN phương pháp tổ chức hoạt động  nhóm trong giảng dạy các tiết luyện tập toán  nhằm đạt hiệu quả cao trong các tiết luyện tập toán lớp 3 SKKN phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong giảng dạy các tiết luyện tập toán nhằm đạt hiệu quả cao trong các tiết luyện tập toán lớp 3
    • 12
    • 447
    • 0
  • Sử dụng phần mền geometers sketchpad và các phần mền tạo ảnh động giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy các bài elip, hypebol, parabol  2 Sử dụng phần mền geometers sketchpad và các phần mền tạo ảnh động giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy các bài elip, hypebol, parabol 2
    • 16
    • 683
    • 0
  • Sử dụng thí nghiệm hóa học đạt hiệu quả cao trong giảng dạy chương các loại hợp chất vô cơ  hóa học 9 Sử dụng thí nghiệm hóa học đạt hiệu quả cao trong giảng dạy chương các loại hợp chất vô cơ hóa học 9
    • 13
    • 329
    • 0
  • Sử dụng át lát địa lý việt nam nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy học địa lý lớp 12 THPT (bài 31   vấn đề phát triển thương mại du lịch, chương trình chuẩn) Sử dụng át lát địa lý việt nam nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy học địa lý lớp 12 THPT (bài 31 vấn đề phát triển thương mại du lịch, chương trình chuẩn)
    • 18
    • 603
    • 2
  • DSpace at VNU: SỬ DỤNG CÂU HỎI HIỆU QUẢ CAO TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ DSpace at VNU: SỬ DỤNG CÂU HỎI HIỆU QUẢ CAO TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
    • 14
    • 116
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(145 KB - 9 trang) - Hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả Atlat địa lí Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Dạy Cách Xem Atlat