Hướng Dẫn Huấn Luyện Chó Phú Quốc - Wiki Phununet

  • Mới nhất
  • Hot nhất
  • iNgon
  • Cưới hỏi
  • Làm mẹ
  • Nghệ thuật sống
  • Sức khỏe
  • Thời trang
  • Tình yêu
  • Nhà đẹp
  • Giải trí
  • Chủ đề
wiki, wiki phununet, phununet, wiki phunu, hoi dap wiki, hoi dap phununet, wiki vietnam, cach lam, huong dan, video huong dan, the nao, la gi, am thuc, chua benh, nguyen nhan

seminoon seminoon @seminoon

Hướng dẫn huấn luyện chó Phú Quốc 19/04/2015 01:54 PM 4,701 Cùng tham khảo những hướng dẫn huấn luyện chó Phú Quốc ngay từ khi còn nhỏ nhé các bạn. Hướng dẫn huấn luyện chó Phú Quốc đi vệ sinh thành công trong 7 ngày! Đây là 6 thời gian biểu do các chuyên gia nước ngoài đúc rút kinh nghiệm chia sẻ cho các bạn tham khảo nếu muốn dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ, đúng giờ trong 7 ngày (có thể lên đến 14 ngày) Thế nhưng không phải ai cứ áp dụng bừa thì đều thành công vì mỗi con chó có 1 thói quen riêng. Ví dụ có những con chó đi tiểu và đi ỉa ngay sau khi ăn, nhưng có những con phải đến 30 phút hoặc lâu hơn sau khi ăn mới đi giải quyết. Vì thế mặc dù ở đây có những thời gian biểu chi tiết nhưng các bạn phải để ý xem chó nhà mình tính cách thuộc loại nào để biết mà chọn 1 thời gian biểu mẫu cho phù hợp hoặc do những thời gian biểu mẫu này chưa phải là tuyệt đối, các bạn có thể lấy cái này làm mẫu rồi chỉnh sửa sao cho phù hợp với hoàn cảnh của bạn và tính cách của con chó Đồ cần chuẩn bị: bắt buộc phải có 1 cái chuồng vừa đủ rộng để cún nằm và xoay qua xoay lại, nhưng ko được quá rộng để cún chạy nhảy trong đó. Cún ko đi vệ sinh ngay tại chỗ nó nằm mà chỉ đi từ chỗ bên cạnh trở đi nên nếu chuồng quá rộng thì nó sẽ giải quyết ngay trong chuồng. Nếu bạn đã lỡ mua lồng to thì hãy nhét bìa hay hộp giấy vào để giảm không gian bên trong chuồng cho vừa đủ cún nằm và xoay qua xoay lại thôi. Thời gian biểu số 1: dành cho người chủ rảnh rỗi ở nhà cả ngày.Chó từ 3 - 6 tháng tuổi. Chú chó sẽ được ăn 3 bữa/ngày - 70: Thức dậy. Đưa chó ra chỗ muốn nó đi vệ sinh - 7:10 - 7:30: Cho cún chơi đùa tự do - 7:30: Cho cún ăn và uống (cất ngay đồ ăn và nước uống đi sau khi cún dùng xong) - 80: Đưa cún ra chỗ muốn nó đi vệ sinh - 8:15: Cho cún chơi đùa tự do - 8:45: Nhốt vào chuồng - 120: Cho cún ăn và uống (cất ngay đồ ăn và nước uống đi sau khi cho cún dùng xong) - 12:30: Đưa cún ra chỗ muốn nó đi vệ sinh - 12:45: Cho cún chơi đùa tự do - 13:15: Nhốt vào chuồng - 170: Cho cún ăn và uống (cất ngay đồ ăn và nước uống đi sau khi cho cún dùng xong) - 17:30: Đưa cún ra chỗ muốn nó đi vệ sinh - 18:15: Nhốt vào chuồng - 200: Cho uống nước (cất ngay sau khi cún uống xong) - 20:15: Đưa cún ra chỗ muốn nó đi vệ sinh - 20:30: Cho cún chơi đùa tự do - 210: Nhốt vào chuồng - 230: Đưa cún ra chỗ muốn nó đi vệ sinh. Sau đó nhốt vào chuồng đến sáng Thời gian biểu số 2: dành cho người chủ đi làm cả ngày. Chó từ 3 - 6 tháng tuổi. Chú chó sẽ được ăn 3 bữa/ngày. 70: Thức dậy. Đưa cún ra chỗ muốn nó đi vệ sinh 7:10 - 7:30: Cho cún chơi đùa tự do 7:30: Cho cún ăn và uống (cất ngay đồ ăn và nước uống đi sau khi cho cún dùng xong) 80: Đưa cún ra chỗ muốn nó đi vệ sinh. Sau đó nhốt vào chuồng khi chủ đi làm (Hãy bỏ vào chuồng vài món đồ chơi cho cún gặm, ko được bỏ đồ ăn và nước uống) 180: Người chủ về. Chó được thả ra 18:15 - 18:30: Cho cún chơi đùa tự do 18:30: Cho cún ăn và uống (cất ngay đồ ăn và nước uống đi sau khi cho cún dùng xong) 190: Đưa cún ra chỗ muốn nó đi vệ sinh 19:15: Nhốt cún vào chuồng 210: Cho cún ăn và uống (cất ngay đồ ăn và nước uống sau khi cún dùng xong) 21:30: Đưa cún ra chỗ muốn nó đi vệ sinh 21:40: Cho cún chơi đùa tự do 22:10: Nhốt cún vào chuồng 230: Đưa cún ra chỗ muốn nó đi vệ sinh. Sau đó nhốt vào chuồng đến sáng Thời gian biểu số 3: dành cho người chủ rảnh rỗi ở nhà cả ngày. Cún từ 6 - 12 tháng tuổi. Chú chó sẽ được ăn 2 bữa/ngày 70: Thức dậy. Đưa cún ra nơi muốn nó đi vệ sinh 7:10 – 80: Cho cún chơi đùa tự do 80: Cho cún ăn và uống (cất ngay đồ ăn và nước uống sau khi cún dùng xong) 8:30: Đưa cún ra nơi muốn nó đi vệ sinh 8:45: Cho cún chơi đùa tự do 9:30: Nhốt cún vào chuồng 12:30: Cho cún uống nước (cất ngay sau khi cún uống xong) 12:45: Đưa cún ra nơi muốn nó đi vệ sinh 130: Cho cún chơi đùa tự do 13:45: Nhốt cún vào chuồng 180: Cho cún ăn và uống (cất ngay đồ ăn và nước uống sau khi cún dùng xong) 18:30: Đưa cún ra nơi muốn nó đi vệ sinh 18:45: Cho cún chơi đùa tự do 19:30: Nhốt cún vào chuồng 230: Đưa cún ra nơi muốn nó đi vệ sinh. Sau đó nhốt cún vào chuồng đến sáng. Thời gian biểu số 4: dành cho người chủ đi làm cả ngày. Cún từ 6 – 12 tháng tuổi. Chú chó sẽ được ăn 2 bữa/ngày 70: Thức dậy. Đưa cún ra nơi muốn nó đi vệ sinh 7:10 – 80: Cho cùn chơi đùa tự do 80: Cho cún ăn và uống (cất ngay đồ ăn và nước uống sau khi cún dùng xong) 8:30: Đưa cún ra nơi muốn nó đi vệ sinh 8:45: Cho cún chơi đùa tự do 9:30: Nhốt cún vào chuồng 12:30: Cho cún uống nước (cất ngay nước sau khi cún uống xong) 12:45: Đưa cún ra nơi muốn nó đi vệ sinh 130: Cho cún chơi đùa tự do 13:45: Nhốt cún vào chuồng 180: Cho cún ăn và uống (cất ngay đồ ăn và nước uống sau khi cún dùng xong) 18:30: Đưa cún ra nơi muốn nó đi vệ sinh 18:45: Cho cún chơi đùa tự do 19:30: Nhốt cún vào chuồng 230: Đưa cún ra nơi muốn nó đi vệ sinh. Sau đó nhốt cún vào chuồng đến sáng. Thời gian biểu số 5: dành cho người chủ ở nhà cả ngày. Chó trưởng thành trên 1 năm tuổi. Chú chó sẽ được ăn 1 – 2 bữa/ngày (chó trên 1 năm tuổi ăn 1 bữa/ngày là đủ nhu cầu nhưng nếu mới mua chó lớn về và chó ăn nhiều thì có thể cho ăn 2 bữa để tăng hiệu quả dạy) 70: Thức dậy. Đưa cún ra nơi muốn nó đi vệ sinh 80: Cho cún ăn (cất ngay đồ ăn sau khi cún ăn xong). Nước uống để cả ngày cho cún uống thoải mái 12:30: Đưa cún ra nơi muốn nó đi vệ sinh 17:30: Cho cún ăn (cất ngay đồ ăn sau khi cún ăn xong) 180: Đưa cún ra nơi muốn nó đi vệ sinh 230: Đưa cún ra nơi muốn nó đi vệ sinh. Rồi đi ngủ. Cất nước đi không cho cún uống trong đêm. Thời gian biểu số 6: dành cho người chủ đi làm cả ngày. Chó trưởng thành trên 1 năm tuổi. Chú chó sẽ được ăn 1 – 2 bữa/ngày (chó trên 1 năm tuổi ăn 1 bữa/ngày là đủ nhu cầu nhưng nếu mới mua chó lớn về và chó ăn nhiều thì có thể cho ăn 2 bữa để tăng hiệu quả dạy) 70: Thức dậy. Đưa cún ra nơi muốn nó đi vệ sinh 7:15: Cho cún chơi đùa tự do 7:45: Cho cún ăn (cất ngay đồ ăn sau khi cún ăn xong). Nước uống để cả ngày cho cún uống thoải mái 80: Đưa cún ra nơi muốn nó đi vệ sinh 8:15: Nhốt cún vào chuồng 180: Đưa cún ra nơi muốn nó đi vệ sinh 190: Chó cún ăn (cất ngay đồ ăn sau khi cún ăn xong) 19:15: Đưa cún ra nơi muốn nó đi vệ sinh 19:45: Dắt cún đi dạo hoặc để cún chơi đùa tự do 230: Đưa cún ra nơi muốn nó đi vệ sinh. Rồi đi ngủ. Cất nước không cho cún uống trong đêm. Chú ý: - Khen thưởng là cách tốt nhất và không thể thiếu trong việc dạy cún và cho cún hiểu nó đã làm đúng. Khen thưởng đúng lúc bao giờ cũng tốt hơn là trừng phạt. Bất cứ khi nào cún làm đúng việc gì, hãy khen thưởng nhiệt tình bằng cả cử chỉ và lời nói. Khen thưởng bằng cử chỉ, hành động là vuốt ve, xoa người, xoa đầu cún... Khen thưởng bằng lời nói là dùng những từ như: Ngoan, Tốt nhưng âm điệu phải nhẹ nhàng, dễ nghe và làm cún hứng thú (tránh nói giọng đều đều ko cảm xúc). - Mỗi khi đưa cún ra nơi muốn nó đi vệ sinh, mà cún giải quyết đúng chỗ đó thì phải khen thưởng ngay. - Nếu cún đái hay ỉa bậy ra nhà, hãy ghi lại địa điểm, thời gian cún đi bậy, thời gian tính từ thời điểm cún ăn/uống đến lúc ị bậy Đây là những thời gian biểu dành cho người ở nước ngoài. Thông thường người ta làm việc từ 9h sáng chứ ko phải 7h30 như ở VN. Nên các bạn có thể tham khảo xem có gần giống của mình ko thì áp dụng theo, còn không giống và không biết thiết kế thời gian biểu sao cho phù hợp quỹ thời gian của bạn thì hãy ghi lên đây thời gian, mình sẽ giúp các bạn thiết kế cho phù hợp với các bạn. Chó nhà mình cũng được huấn luyện theo cách thiết kế thời gian biểu thế này nhưng mình có chỉnh sửa chút cho phù hợp với quỹ thời gian của mình. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo thêm Chia sẽ kinh nghiệm nuôi và huấn luyện chó con

3 Chia sẽ kinh nghiệm nuôi và huấn luyện chó con Nuôi chó và dạy chó , đấy là cả một nghệ thuật . Với những ai sắp sửa nuôi và đã nuôi hãy dành thời gian chăm sóc chó và tham khảo một số kinh nghiệm nuôi của những ngưòi đi trứơc để có thể nuôi được con chó như ý . 1 Mọi người khi đi mua chó cần lưu ý , chỉ nên mua chó con từ 2 đến 2,5 tháng tuổi trở nên , như vậy mới đảm bảo về thể lực tối thiểu khi ta chăm sóc. 2 Chó con từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi cho ăn 3 bữa một ngày , thời gian chia đều trong ngày cho hợp lý . Các bữa ăn cần có một khoảng thời gian nhất định để cho chó tiêu hóa hết thức ăn (Không nhất thiết người ăn lúc nào thì cho chó ăn lúc đó , sẽ không hợp lý về thời gian). 3 Sau bữa ăn nên cho chó chạy tự do và vệ sinh 5 , 10 phút và cũng để tiêu hóa thức ăn . Bữa chiều tối ăn nhiều hơn một chút và chủ chó dành thời gian thả chó nhiều hơn . 4 Thức ăn cho chó bao gồm: bột gạo, bột ngô, thịt băm nhỏ hoặc các lục phủ ngũ tạng của gia súc (trâu, bò, ngựa, hạn chế thịt lợn vì khó tiêu). Thức ăn đều phải nấu chín và loãng như cháo đừng cho ăn khô sẽ không tốt. Định lựơng bao nhiêu là tùy vào giống chó to hay nhỏ mà ước lượng vì không có cụ thể . 5 Bữa ăn của chó thường kéo dài không quá 5 phút , nếu chó ăn hết sạch và còn hơi thòm thèm là đủ , sau khi ăn lập tức phải mang bát đi rửa ngay cho sạch sẽ . Nếu chó ăn xong mà còn thừa thức ăn , đem đổ đi và bữa sau phải giảm định lượng xuống cho phù hợp (Một số người nuôi chó có thói quen hay để thừa thức ăn để khi nào đói chó tự ăn, như vậy là hại chó vì thức ăn thừa dễ ôi thiu chó sẽ bị đi ngoài rất dễ chết). 6 Có thể một tuần cho chó ăn một bữa ăn no hơn bình thường và ăn thêm một quả trứng gà nhưng phải nấu chín sau đó cho ăn tái dần cho đến khi có thể ăn sống không sao cả . Sẽ rất rốt cho sự phát triển của chó và bộ lông sẽ rất mượt mặc dù chúng ta ít chải lông . Sau khi đi dạo buổi tối có thể cho uống một ít sữa hoặc nước đường pha loãng . 7 Sau 5 tháng có thể bổ sung hàng tuần một ít thị bò, ngựa sống nhưng phải thật tươi với cường độ từ ít đến nhiều sau này (đối với chó to, canh gác và làm nghiệp vụ ). Đừng sợ chó bị đi ngoài khi cho ăn thịt sống, vì bản năng hoang dã chó vẫn ăn thị sống từ các con thú trong rừng , sau khi ở với người chó mới thuần hóa ăn các thức ăn khác của người. Còn đối với chó nhỏ dùng để làm cảnh thì bạn có thể cho ít thịt đã nấu chín. Sau 5 tháng thì chó đã bước vào giai đoạn trưởng thành.

Những nguyên tắc huấn luyện chó Becgie

Những nguyên tắc huấn luyện chó

Những nguyên tắc huấn luyện chó

- Ở trường HL người ta dạy con chó những kỹ năng chuyên nghiệp nâng cao: + Thao tác khéo léo: chạy nhảy, vượt chướng ngại vật... + Kỹ năng nghiệp vụ: tấn công theo lệnh, trông giữ đồ vật, bảo vệ mục tiêu, đánh hơi truy tìm tội phạm hoặc thuốc nổ, ma tuý v.v. - Việc giáo dục chó thành một con vật ngoan, cư xử đẹp trong cuộc sống hàng ngày, được mọi người yêu mến, sống hạnh phúc tại gia đình, là nhiệm vụ của chính bạn. Một số nguyên tắc cơ bản thường được áp dụng trong việc dạy chó : 1.Nguyên tắc bản năng Chó chỉ là một con vật, nó thường làm theo những gì mà bản năng của nó mách bảo. Nhiệm vụ của chúng ta là phải hiểu biết thật rõ ràng về các đặc tính bản năng này, để có thể kích thích chó phát huy những đặc tính bản năng tốt và chỉnh sửa những hành vi bản năng không phù hợp với mục đích giáo dục chó của chúng ta. - Ví dụ khi huấn luyện chó bảo vệ thì phải làm sao củng cố bản năng săn mồi, bản năng bảo vệ lãnh thổ của con chó, nhưng phải hướng nó đi theo cách mà chúng ta muốn, chứ không phải gặp ai cũng sủa, tháo xích là tấn công người. - Còn khi giáo dục chó trở thành một một con vật cưng đáng yêu sống trong nhà, thì phải làm sao để nó bớt đi những hành vi bản năng hoang dại, hung dữ, nhưng vẫn không bị thui chột tính cách để trở thành một con chó nhút nhát, sợ sệt hoặc mất đi hoàn toàn bản năng nòi giống của nó. Chính vì nguyên tắc bản năng này, trước khi đưa một con chó về nhà, bạn nên tự định hướng cho mình về giống chó mà bạn sẽ nuôi. Hãy chọn một giống chó có bản năng gần nhất với “hình mẫu” mà bạn muốn có cho bản thân mình. Ví dụ đừng chọn giống chó săn tha mồi cho mục đích bảo vệ, giữ nhà, cũng như đừng chọn chó chọi chỉ để làm bạn với lũ trẻ nhà mình. Như vậy, việc dạy dỗ giáo dục chó là trách nhiệm của chính bạn ngay từ trước khi bạn đem chó về nhà, ngay từ ngày đầu tiên khi nó về với gia đình bạn, và kéo dài trong suốt thời gian nó sống bên bạn. Bản năng của chó đi theo nó suốt cuộc đời. Và bạn luôn luôn phải đồng thời làm hai việc: kích thích bản năng tốt phát triển và hạn chế các hành vi bản năng xấu. 2. Nguyên tắc Bầy Đàn Chó là loài vật có bản năng sống theo bầy đàn, có trật tự rõ rệt. Động lực sống lớn nhất của chó là tuân thủ trật tự và giữ gìn sự hài hoà của cấu trúc bầy đàn. (Điều này cũng tương tự như con người chúng ta luôn mong muốn củng cố vị trí của mình trong xã hội, hài hoà với trật tự xã hội, giữ gìn sự ổn định của xã hội mà chúng ta đang sống, vì một lẽ là phá hoại trật tự xã hội thì sẽ bị xã hội đào thải). Khi đưa con chó về với gia đình, tức là bạn đã tách nó ra khỏi bầy đàn của nó, đưa nó vào một “bầy đàn” mới, với các thành viên trong gia đình bạn : người thân, bạn bè và các con vật nuôi khác trong nhà. Ở “bầy đàn” mới này, hầu hết các thành viên, các quy tắc đều xa lạ với trật tự bầy đàn trước đó của chú chó con. Nhiệm vụ của bạn là dạy cho nó biết trật tự mới, các quy tắc bầy đàn mới mà nó phải tuân theo. Nếu không, nó sẽ cư xử theo nguyên tắc bầy đàn mà nó đã từng biết: cách cư xử của chó-với-chó và bạn sẽ phải trả giá cho những hành vi này của nó. 3. Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau Bạn cần xây dựng một mối quan hệ với chó cưng thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Tình yêu thương thì tự nó đã có, nhưng sự tôn trọng của bạn dành cho con chó, mà nhất là sự tôn trọng của con chó đối với bạn chỉ có thể đạt được thông qua một thời gian dài, nhiều công sức làm việc vất vả. Con chó có thể rất yêu quý bạn, nhưng nó vẫn có thể lờ đi không nghe mệnh lệnh của bạn. Đó chính là vì nó chưa tôn trọng bạn đúng mức. Đừng đàn áp con chó của bạn hay đối xử với nó như nô lệ. Nhất là tránh đánh đập ngược đãi nó. Hãy tôn trọng những yếu tố mang tính cách đặc thù của chó, cũng như những nhu cầu cơ bản của nó như ăn uống, đi vệ sinh, chơi đùa, gặm đồ vật. Chúng ta phải hiểu và tôn trọng những quyền đó của nó, tuy nhiên chúng ta sẽ can thiệp để ngăn chận nó không ăn tham, không ăn vụng, hay không gào rú hoặc sủa loạn lên khi thấy gia đình bạn ăn cơm mà nó chưa được ăn. Nó được quyền đi vệ sinh bất cứ lúc nào nó muốn, nhiệm vụ của chúng ta là hướng dẫn nó đi vệ sinh đúng chỗ. Nó được chơi đùa, nhưng ở sân chơi chứ không phải trong phỏng ngủ của chúng ta. Nó được gặm đồ, nhưng là đồ chơi chứ không phải giày dép hay sách vở. Phải tạo cho nó có một niềm tin vào người chủ: sự công bằng, tình yêu thương và những nguyên tắc đặc thù của loài chó. Khi đó nó sẽ tôn trọng bạn. Đạt được sự tôn trọng và tin cậy rồi thì bạn có thể dạy nó hầu hết những gì bạn muốn nó làm. 4. Nguyên tắc kiên nhẫn Dạy chó cần đặc biệt kiên nhẫn. Dù bạn sở hữu hàng đống tài liệu giá trị, hay đầy đủ các dụng cụ tập luyện, hay giao con chó của bạn cho một HLV đầy kinh nghiệm, bạn đừng nghĩ rằng con chó của bạn sẽ trở thành siêu sao chỉ sau một đêm. Một số giống chó có khả năng học rất nhanh, nhưng cũng có những giống tỏ ra rất khó dạy bảo, cứng đầu. Chúng ta cần biết về tính khí của các giống chó khác nhau để có phương pháp dạy phù hợp. Nếu bạn cố gắng dạy chó một điều gì đó mà nó không chịu hiểu, hoặc không chịu làm theo, hãy ngừng buổi tập luyện đó lại. Chuyển qua trò chơi khác. Hôm sau lại quay lại. Kiên nhẫn cho đến khi nó hiểu và thực hiện đúng. Chó không tư duy như người, nên đừng ép buộc nó phải hiểu ngay ý bạn. Bạn cũng đừng bao giờ nói rằng “Tôi cho rằng con chó đã hiểu điều đó”. Không thể nào đoán được nó đã hiểu hay chưa, mà chỉ có thể biết được khi tận mắt chứng kiến những điều chúng thực hiện đúng. 5. Nguyên tắc thường xuyên Bạn nên dành một khoảng thời gian rảnh rỗi từ 15 đến 30 phút mỗi ngày để chơi với chó cưng, đồng thời dạy dỗ giáo dục nó. Bất cứ ai không ôn tập đều có thể quên bài, vì vậy ôn tập đối với chó càng quan trọng hơn. Sau rất nhiều lần ôn tập thì chó sẽ hình thành thói quen, ghi nhớ những hành vi cần làm. Thường xuyên dạy bảo ngay cả trong những lúc không phải là thời gian luỵên tập chính thức. Chẳng hạn khi dắt chó từ trong nhà ra sân, bạn luôn nói “Ra !”. Luôn nói “Vào !” khi làm ngược lại. Sau một thời gian bạn chỉ cần nói “Ra !” là nó biết chạy ra sân mà không phải là chui vào bếp. 6. Nguyên tắc khen thưởng Bạn cần khen thưởng mỗi khi con chó thực hiện đúng yêu cầu của bạn. Các hình thức khen thưởng có thể là thưởng thức ăn, đồ chơi, vuốt ve âu yếm hoặc chỉ đơn giản là một lời khen. Để chó mau nhớ điều bạn dạy, cần khen thưởng đúng lúc, ngay khi nó vừa thực hiện xong. Có một phương pháp rất phổ biến ngày nay là “clicker training”. Mỗi khi con chó thực hiện đúng một yêu cầu, ta bấm nút một dụng cụ tạo ra một âm thanh (click), để đánh dấu cho chó biết: nó vừa thực hiện một hành vi đúng, rồi ngay lập tức khen thưởng nó. Lâu dần con chó sẽ hiểu, nếu nó thực hiện một số hành vi nhất định, nó sẽ được khen thưởng. Tuy nhiên, việc áp dụng khen thưởng phải được tiến hành khéo léo. Không nên lạm dụng phần thưởng thức ăn trong khi giáo dục chó. Phải làm sao cho chó “tuân lệnh của bạn”, chứ không phải “tuân theo sự sai khiến của thức ăn”. Nếu không sau này, lúc không có đồ ăn để nhử, nó sẽ chẳng chịu làm gì cả. Đối với chó con thì nên áp dụng thưởng đồ ăn, đồ chơi nhiều để kích thích nó học tập. Sau lớn dần, ta rút bớt đi chỉ còn vuốt ve hoặc khen ngợi bằng lời nói: “giỏi !”, “ngoan !” là đủ. 7. Nguyên tắc áp dụng kỷ luật. Kỷ luật kịp thời: Bạn chỉ nên kỷ luật con chó khi bạn “bắt quả tang” nó đang làm hành vi sai trái. Không bao giờ được trừng phạt "nguội "con chó vì một lỗi đã xảy ra trước đó rất lâu. Ví dụ, bạn về nhà thấy nó đi vệ sinh sai chỗ, nhưng không biết từ lúc nào. Bạn mắng mỏ hay đánh đập nó là vô ích. Nó không hiểu vì sao bị phạt và bạn chẳng dạy được nó điều gì qua sự trừng phạt đó. Kỷ luật ở nhiều mức độ khác nhau: Các mức độ kỷ luật nên được xây dựng và áp dụng từ nhẹ đến nặng tuỳ theo mức độ của hành vi sai trái. Ví dụ: trèo lên giường cần kỷ luật ở mức độ 1 thì bới thùng rác ở mức độ 5 và gầm gừ trước một em bé, cần kỷ luật ở mức độ 10. Ở đây, không có một công thức nào cho thang kỷ luật. Thang 1 đến 10 là tuỳ theo từng người chủ quyết định, cũng tuỳ theo từng giống chó. Con nào có cá tính mạnh mới chịu nổi mức trừng phạt nặng. Con chó bản tính nhút nhát, hoặc giống chó hiền lành, mà bị trừng phạt ở mức cao sẽ có thể bị thui chột tính cách. Lần đầu tiên cứng đầu có thể phạt mức 2, thì ngay lần tiếp theo có thể tăng vọt lên mức 8 mà không cần qua 3,4,5… Điều đó chứng tỏ uy thế của bạn trong quan hệ với nó.Phải dạy cho nó nhớ rằng, một khi bất tuân lệnh là sẽ bị trừng phạt. Hình thức kỷ luật tương ứng với mỗi nấc thang từ 1 đến 10 là do bạn tự chọn, nhưng tuyệt đối tránh các biện pháp gây đau đớn hoặc vô nhân đạo đối với con chó. Công bằng trong khi áp dụng kỷ luật: Trong khi dạy chó, chỉ kỷ luật nó khi bạn biết chắc rằng nó đã hiểu và có thể thực hiện đúng yêu cầu của bạn, nhưng nó không chịu thực hiện. Kỷ luật khi nó chưa hiểu, chưa biết cách thực hiện là không công bằng . Kỷ luật vào lúc đó chỉ làm hỏng mối quan hệ của nó với bạn mà thôi. Nếu nuôi nhiều chó, khi một con chó bé xông đến ăn tranh với một con chó lớn và bị con kia sủa cảnh cáo, rồi cắn, bạn không thể trừng phạt con chó lớn được. Đơn giản là con chó bé đã vi phạm trật tự bầy đàn và đã bị con lớn trừng trị. Nếu bạn trừng trị con chó lớn thì nó sẽ mất lòng tin vào bạn ngay. Ở đây, nhân vật có lỗi chính là bạn vì đã không có biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa việc giành ăn. Luật của loài chó không có chữ “nhường trẻ em” như chúng ta, tuy nhiên cũng có một số giống chó sẵn sàng nhường chó cái và chó con. Trường hợp đó không phổ biến. Tương tự như khi khen thưởng chó, hãy làm sao để chó “tuân lệnh của bạn” chứ không phải bị “khuất phục bởi đòn roi, vòng siết cổ”. Có một số con chó chỉ tuân lệnh bạn khi bạn nắm xích trong tay còn nó thì đang ở trong vòng siết cổ. Lúc không có những cái đó, nó không coi bạn ra gì hết. Bạn kỷ luật nó, nó còn có thể quay lại cắn luôn cả bạn đấy. Dùng giọng nói của bạn để dạy chó: Ở một số nước (VN chẳng hạn) còn thiếu rất nhiều dụng cụ để dạy dỗ huấn luyện chó: chúng ta thiếu clicker, vòng cổ kỷ luật có gai (prong collar), vòng điều khiển từ xa (remote collar), vòng chống chó sủa (anti-barking collar), thậm chí đến một sợi xích chuyên dùng hay sợi dây da dùng trong luyện tập cũng không dễ kiếm, vậy thì có thể dùng giọng nói để điều khiển con chó là thích hợp nhất. Hãy để ý phân tích kỹ điều này: trong đời sống thiên nhiên hoang dã, con v��t nào càng to lớn, càng có uy lực thì âm thanh của nó phát ra càng có âm lượng lớn và âm sắc trầm. Voi, hổ, sư tử, tê giác đều có tiếng rống trầm đục, rất lớn và vang rất xa. Trong khi đó những con vật nhỏ thì phát ra âm thanh ở tần số cao hơn, âm lượng nhỏ hơn nhiều. Chó lớn cũng sủa trầm đục “uầng uầng” trong khi chó bé thì sủa “lách nhách”, giọng “the thé” Hãy tận dụng điều này trong khi dạy chó, thay vì phải kiếm đầy đủ các dụng cụ phức tạp hoặc đánh đập chó bằng đòn roi. Sau khi đã dạy chó hiểu tốt lệnh “Vào !” là thế nào, mỗi khi ra lệnh “Vào !” lần thứ nhất, bạn hãy nói bằng giọng bình thường, âm sắc vừa phải, không cần nghiêm khắc lắm. Nếu nó nghe lời, hãy khen thưởng nó ngay. Nhưng nếu nó không nghe lời, hãy nhắc lại lệnh “Vào !” một cách nghiêm khắc, với một âm sắc trầm hơn, âm lượng lớn hơn, có sắc thái mệnh lệnh hơn, để khiến nó phải tuân theo bạn. Nếu cần thì dứt khoát cầm dây dắt lôi cổ nó vào nhà. Nó sẽ hiểu ra rằng: nếu không tuân lệnh ngay từ lần đầu, khi bạn còn vui vẻ, thì nó sẽ bị “chỉnh huấn” một cách nghiêm khắc ngay lập tức. 8. Nguyên tắc nhất quán Nhất quán về phương thức khen thưởng/kỷ luật: Nếu bạn đã phạt nó về một hành vi nào, thì bất cứ khi nào nó tái phạm hành vi đó, nó cũng sẽ bị phạt. Nhất quán về từ vựng khi dạy dỗ chó: Bạn và các thành viên trong gia đình phải thống nhất với nhau những khẩu lệnh cho con chó. Ví dụ bạn đã dùng từ “ra” để dạy nó chạy từ trong nhà ra sân, thì bạn và cả nhà phải dùng từ “tránh” nếu bạn không muốn nó quấy rầy hay cản đường bạn khi ở trong nhà. Nếu bạn nói “tránh” mà người khác nói “ra”, con chó thông minh thì sẽ chạy ra sân, trong khi thực tế ta chỉ cần nó tránh đường là đủ. Đừng bắt con chó phải hiểu một từ theo “ngữ cảnh” khác nhau. Khả năng đó chỉ có ở con người mà thôi. Nếu bạn muốn: kêu tên là nó phải chạy lại với bạn, thì tuyệt đối không được dùng tên để rầy la nó. Ví dụ bạn nhìn thấy nó đang bới đống rác, bạn nên la lên“Không ! hay No !” thay vì hét lên “ Weiko….....!” rồi chạy lại la rầy đánh mắng nó vì tội bới thùng rác. Nếu bạn thường hét “ Weiko………!” để la nó, nó sẽ gắn âm thanh đó với việc sắp bị la rầy trừng phạt. Sau này mỗi khi nghe tên, thay vì chạy lại với bạn, nó sẽ tìm cách chuồn thật xa để khỏi ăn đòn. Đùa vui một chút: “ Weiko ! Come !” mà nó chạy mất tiêu, đó mới chính là con chó khôn. Cách huấn luyện chó cơ bản Cách khử mùi nước tiểu chó đơn giản Cách chọn chó khôn cực chuẩn bằng kinh nghiệm dân gian Kinh nghiệm nuôi chó lạp xưởng (dachshund)Kinh nghiệm nuôi chó pitbull (St) Tags: #Huấn luyện #Hướng dẫn Lưu Chia sẻ kiến thức hữu ích tới mọi người! Hỏi đáp, bình luận, trả bài: An_nick Lam sao de day cho phu quoc biet coi nha hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời An_nick Con cho phu quoc 4 thang roi nhung nguoi la vao nha no khong sua de bao hieu cho chu biet hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời *địa chỉ email của bạn được bảo mật

TOP 10 Wiki hot nhất

  • Video Clip: Những mẹo vặt hay trong cuộc sống

  • Video clip: Cách nấu cháo bồ câu chưa nói đã thèm

  • Những trò chơi khăm “cười ra nước mắt” trong ngày Cá tháng tư

  • Cách làm món cơm chiên Dương Châu vô cùng đơn giản mà ngon

  • Cách bảo quản thức ăn cho bé trong tủ lạnh kiểu Nhật Hàn

  • Tự chế mặt nạ dưỡng tóc theo công thức cố truyền Ấn Độ

  • 8 sai lầm phổ biến khi sử dụng nước rửa chén gây hại cho sức khỏe

  • 8 thực phẩm giảm đau cho bạn cực nhanh chóng trong rất nhiều trường hợp

  • Cách bảo quản đậu phụ đúng cách nhất

  • Cách nấu cháo bồ câu hầm hạt sen

Hot nhất 1

seminoon Binh Nhi @seminoon

Video Clip: Những mẹo vặt hay trong cuộc sống iVideo Clip: Những mẹo vặt hay trong cuộc sống 350 lượt xem 0 Like Repost Share
  • #cuộc sống
2

Nhanluu1294 Nhan Luu @Nhanluu1294

Video clip: Cách nấu cháo bồ câu chưa nói đã thèm iVideo clip: Cách nấu cháo bồ câu chưa nói đã thèm 180 lượt xem 0 Like Repost Share
  • #Cách nấu cháo bồ câu
  • #cách nấu
  • #đã thèm
  • #bồ câu
3

seminoon Binh Nhi @seminoon

Những trò chơi khăm “cười ra nước mắt” trong ngày Cá tháng tư iCon chuột máy tính bỗng dưng không sử dụng được là vì sao thế nhỉ? 354 lượt xem 0 Like Repost Share 4

seminoon Binh Nhi @seminoon

Cách làm món cơm chiên Dương Châu vô cùng đơn giản mà ngon iCơm chiên Dương Châu là một món ăn bắt nguồn từ Trung Hoa nhưng lại trở thành một phần quen thuộc trong thực đơn của người Việt Nam chúng ta. Đây là một món 124 lượt xem 0 Like Repost Share
  • #Cơm chiên Dương Châu
  • #cách làm
  • #đơn giản
5

Hoaibui2395 Hoai Bui @Hoaibui2395

Cách bảo quản thức ăn cho bé trong tủ lạnh kiểu Nhật Hàn iMột trong những nét đặc trưng của ăn dặm kiểu Nhật là chế biến đồ ăn để đông lạnh cho con ăn dần. Mẹ Bee sẽ hướng dẫn cách nấu ăn dặm không tốn thời gian mà 437 lượt xem 0 Like Repost Share
  • #bảo quản
  • #Tủ lạnh
  • #cho bé
6

Nhanluu1294 Nhan Luu @Nhanluu1294

Tự chế mặt nạ dưỡng tóc theo công thức cố truyền Ấn Độ iVới nhiều người, khái niệm mặt nạ dành cho tóc dường như vẫn chỉ ở trên sách vở. Thế nhưng, các bạn có biết, đắp mặt nạ cho tóc hiệu quả hơn rất nhiều lần chỉ 102 lượt xem 0 Like Repost Share
  • #Tự chế mặt nạ dưỡng tóc
  • #vừa rẻ vừa hiệu quả
  • #công thức
  • #Dưỡng tóc
7

huongdong MissMít Shop @huongdong

8 sai lầm phổ biến khi sử dụng nước rửa chén gây hại cho sức khỏe i 289 lượt xem 0 Like Repost Share
  • #phổ biến
  • #sức khỏe
  • #gây hại
  • #sai lầm
  • #sử dụng
8

huongdong MissMít Shop @huongdong

8 thực phẩm giảm đau cho bạn cực nhanh chóng trong rất nhiều trường hợp i 72 lượt xem 0 Like Repost Share
  • #nhanh chóng
  • #thực phẩm
  • #giảm đau
9

Nhanluu1294 Nhan Luu @Nhanluu1294

Cách bảo quản đậu phụ đúng cách nhất iĐậu hũ thông thường chỉ để ăn được trong ngày với điều kiện bình thường, nếu để qua đêm thì đậu sẽ chuyển màu, bị nhớt và bị chua không ăn được. Nhưng với 580 lượt xem 0 Like Repost Share
  • #đúng cách
  • #bảo quản
10

Nhanluu1294 Nhan Luu @Nhanluu1294

Cách nấu cháo bồ câu hầm hạt sen iCách làm chim bồ câu hầm hạt sen là món ăn bổ dưỡng có thể kết hợp với ngải cứu hay còn gại là lá ngải bằng cách hấp thủy hoặc là hầm cốm. Tuy nhiên, chim 505 lượt xem 0 Like Repost Share
  • #Cách nấu cháo bồ câu
  • #bồ câu hầm
  • #cách nấu
  • #Hạt sen
11

Nhanluu1294 Nhan Luu @Nhanluu1294

Hướng dẫn phá ổ khóa cửa khi bị mất chìa iCùng tham khảo những hướng dẫn phá ổ khóa cửa khi bị mất chìa đơn giản, nhanh chóng nhé các bạn Cấu tạo khóa và hướng dẫn mở các loại khóa Hướng Dẫn 16,423 lượt xem 0 Like Repost Share
  • #Hướng dẫn
  • #ổ khóa
12

seminoon Binh Nhi @seminoon

Những hình ảnh đẹp của Chương Tử Di hút mắt với vẻ đẹp không tuổi iNhững hình ảnh đẹp của Chương Tử Di hút mắt với vẻ đẹp không tuổi. Ngắm một trong tứ đại mỹ nhân của làng giải trí Hoa ngữ gợi cảm, hút hồn trong những 202 lượt xem 0 Like Repost Share
  • #Chương Tử Di
  • #Hình ảnh
  • #Ảnh đẹp
Đang nạp dữ liệu Trang chủ | Quy chế mạng xã hội | Chính sách bảo mật thông tin

Giấy phép MXH số: 240/GP-BTTTT do Bộ Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp cấp ngày 12/6/2015

Người chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quỳnh Mai

Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần Vietnam Online Group

Trụ sở: Tầng 7, số 32 Phố Huế, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Văn phòng giao dịch: Phòng 201, Tầng 2, Số 2, Ngõ 59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội

Email liên hệ: contact@phununet.com

Điện thoại: 04-3 224 7544

Mã số doanh nghiệp: 0101791319

Top xink Bộ sưu tập Chợ xink Thanh lý

Từ khóa » Cách Nuôi Và Huấn Luyện Chó Phú Quốc