HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHI PHÍ TÀI TRỢ, ỦNG HỘ CỘNG ĐỒNG ...

Với truyền thống đoàn kết dân tộc, tinh thần lá lành đùm lá rách, tương thân tương ái.

Các nghĩa cử cao đẹp của các doanh nghiệp thông qua việc tài trợ hàng hoá, dịch vụ, các nhu yếu phẩm, dược phẩm, quần áo,… diễn ra khắp cả nước, với mong muốn cùng chung tay, góp sức, đồng lòng tích cực tham gia hỗ trợ phòng, chống đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, đây là hoạt động chưa từng xảy ra trước đây tại các Doanh nghiệp. Do đó, các bạn kế toán không khỏi băn khoăn:

  1. Liệu các khoản chi phí mua hàng hoá, dịch vụ cho các hoạt động tài trợ này có được tính là chi phí được trừ?
  2. Khi xuất hàng hoá tài trợ, doanh nghiệp có phải lập hoá đơn?

Với mong muốn chia sẻ bớt phần nào nỗi vất vả công việc kế toán tại doanh nghiệp có phát sinh các tình huống trên, EDUBELIFE xin có đôi dòng chia sẻ về chuyên môn để thực hiện tốt công tác kế toán này.

I. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

CĂN CỨ 1:

Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN (sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính) như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

  1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
  2. a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp,
  3. b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  4. c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

  1. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.24. Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:

  1. a) Tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai gồm: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
  2. b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của tổ chức bị thiệt hại do thiên tai (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là đơn vị nhận tài trợ (theo mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

2.32. Chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội; chi từ thiện (trừ khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết; tài trợ cho nghiên cứu khoa học, tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nêu tại điểm 2.22, 2.23, 2.24, 2.25, 2.26, Khoản 2 Điều này)….”

CĂN CỨ 2:

– Căn cứ Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

+ Tại Khoản 7a Điều 3 sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:

“…b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)”

+ Tại Khoản 9 Điều 3 sửa đổi, bổ sung điểm 2.4 Phụ lục 4 như sau:

“2.4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng đối với tổ chức kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

…Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng), trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.”

CĂN CỨ 3:

– Căn cứ Khoản 3 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định giá tính thuế:

“3. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này…”

CĂN CỨ 4:

Công văn số 64918/CT-TTHT ngày 13/07/2020 của Cục thuế Hà nội hướng dẫn chính sách thuế đối với trường hợp Doanh nghiệp tài trợ hàng hoá thành phố Hà nội.

II KẾT LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ, ỦNG HỘ

Căn cứ các quy định trên, chính sách thuế của Nhà nước đối với hoạt động này của DN như sau:

(1) Về hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT:

Các Doanh nghiệp phải lập hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng), trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ khi bàn giao hàng hoá, dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nhận tài trợ, ủng hộ từ doanh nghiệp.

(2) Về thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN):

Trường hợp khoản chi nêu trên là chi tài trợ, hỗ trợ theo đúng quy định pháp luật về hoạt động tài trợ, ủng hộ cộng đồng trong mùa dịch COVID 19 thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN; Trường hợp khoản chi nêu trên là chi ủng hộ địa phương KHÔNG đúng quy định pháp luật về hoạt động tài trợ, ủng hộ cộng đồng trong mùa dịch COVID 19, Công ty không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Chú ý: Khi tài trợ, ủng hộ theo quy định pháp luật, doanh nghiệp cần chứng minh thông qua các chứng từ sau:

Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của tổ chức bị thiệt hại do thiên tai (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là đơn vị nhận tài trợ (theo mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

EDUBELIFE xin gửi kèm theo một số văn bản, thư kêu gọi ủng hộ của Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, một số Chính quyền địa phương và Mẫu số 05/TNDN để bạn đọc tham khảo, làm căn cứ triển khai, thực hiện nhé!

BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

EDUBELIFE xin bày tỏ sự biết ơn, trân trọng những tấm lòng hảo tâm của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đã và đang chia sẻ, ủng hộ cộng đồng trong mùa dịch COVID hiện nay.

Mong Đại dịch COVID 19 chóng qua đi để tất cả các doanh nghiêp của chúng ta yên tâm hoạt động và phát triển!

Các bài viết khác:

  • Hệ thống văn bản pháp luật cập nhật đến15/10/2017Hệ thống văn bản pháp luật cập nhật đến15/10/2017 Hệ thống văn bản pháp luật cập nhật đến15/10/2017
  • Khai giảng khóa kế toán thuế cao cấp Tax K19Khai giảng khóa kế toán thuế cao cấp Tax K19 Để tự tin bảo vệ thành công kết quả kê khai các khoản thuế trước cơ quan thuế, hãy đến với khóa học cực kỳ hấp dẫn này để được củng cố một cách sâu rộng kiến thức về thuế, từ đó hình thành khả năng sáng tạo độc lập  trong xử lý các rủi ro về thuế: – Mỗi lớp từ 10 – 15 học viên. – […]
  • NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN BIỂU HIỆN MẤT CÂN ĐỐI DÒNG TIỀNNHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN BIỂU HIỆN MẤT CÂN ĐỐI DÒNG TIỀN Những nguyên nhân dẫn đến mất cân đối dòng tiền
  • Tư vấn “Lập hoá đơn đối với trường hợp Doanh nghiệp phát sinh  thu nhập từ chuyển nhượng vốn”Tư vấn “Lập hoá đơn đối với trường hợp Doanh nghiệp phát sinh thu nhập từ chuyển nhượng vốn” Tư vấn lập hoá đơn phản ánh thu nhập từ chuyển nhượng vốn
  • Ms. Hồng Trang – Giảng viên, Diễn giả tài chính Chương trình SDGs Innovation Incubator của UNDP (Liên Hợp Quốc)Ms. Hồng Trang – Giảng viên, Diễn giả tài chính Chương trình SDGs Innovation Incubator của UNDP (Liên Hợp Quốc) Chương trình SDGs Innovation Incubator 2023 - Ươm tạo khởi nghiệp tạo tác động xã hội cho thanh niên Việt Nam, hỗ trợ các sáng kiến do thanh niên lãnh đạo/khởi nghiệp ở Việt Nam
  • MS. HỒNG TRANG – THÀNH VIÊN BAN GIÁM KHẢO  “NGÀY HỘI KHỞI NGHIỆP QUỐC GIA HSSV” 2023MS. HỒNG TRANG – THÀNH VIÊN BAN GIÁM KHẢO “NGÀY HỘI KHỞI NGHIỆP QUỐC GIA HSSV” 2023 Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia thường niên lớn nhất dành cho học sinh sinh viên trên cả nước , thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên, có khát vọng lớn để biến ước mơ thành hiện thực.

Từ khóa » Tiền ủng Hộ Có được đưa Vào Chi Phí