Hướng Dẫn Khắc Phục Tình Trạng điện Thoại Android Bị Nóng
Có thể bạn quan tâm
Nóng máy là một hiện tượng thường gặp ở smartphone. Về lâu dài, điện thoại nóng máy sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến viên pin cũng như các linh kiện bên trong máy. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và hướng khắc phục tình trạng nóng máy trên chiếc điện thoại Android nhé!
Nguyên nhân điện thoại Android bị nóng máy
Nguyên nhân khiến điện thoại bị nóng xuất phát từ nguồn điện năng của pin chuyển hóa thành năng lượng vận hành phần cứng, khi đó sẽ có một lượng nhiệt tỏa ra. Chính vì thế, khi bạn sử dụng thiết bị càng lâu, lượng nhiệt tỏa ra càng lớn.
Điện thoại Android bị nóng
Tương tự, khi bạn sử dụng các ứng dụng có cấu hình cao hoặc mở nhiều app cùng một lúc cũng có thể khiến chiếc smartphone bị nóng lên nhanh chóng. Những thao tác khác như bật chế độ 3G/4G liên tục, để màn hình có độ sáng quá cao, sử dụng các ứng dụng có cấu hình quá lớn, các ứng dụng bị lỗi hoặc thậm chí là sử dụng điện thoại ở nơi có nhiệt độ cao,... đều là những nguyên nhân khiến chiếc điện thoại bị nóng lên.
Cách khắc phục điện thoại Android bị nóng
Tắt nguồn và khởi động lại
Thao tác đơn giản và hiệu quả nhất chính là tắt nguồn và khởi động lại máy. Bởi khi sử dụng điện thoại, các ứng dụng và tính năng đều tiêu tốn một lượng RAM nhất định và sau một thời gian dài, các dữ liệu chứa trong RAM sẽ bị quá tải. Thao tác này giúp điện thoại refresh và giải phóng bộ nhớ RAM giúp giải quyết phần nào tình trạng nóng máy.
Cập nhật phần mềm thường xuyên
Hãy thường xuyên cập nhật phiên bản mới nhất của hệ điều hành Android và của các ứng dụng để tối ưu hệ thống, giúp khắc phục tình trạng nóng máy do hao pin. Điều này không chỉ giúp máy chạy mượt hơn mà còn tăng tuổi thọ cho viên pin và thiết bị.
Thường xuyên cập nhật hệ điều hành giúp máy hoạt động trơn tru và ít nóng máy hơn
Tháo ốp lưng điện thoại
Ốp lưng quá dày có thể gây cản trở quá trình tản nhiệt của smartphone khi đang hoạt động. Vì vậy, bạn nên tháo ốp lưng để chiếc smartphone của bạn nhanh chóng nguội bớt. Ngay cả khi điện thoại đang vận hành trơn tru nhưng bạn có nhu cầu chơi game hoặc xem phim liên tục, bạn cũng nên gỡ ốp lưng để tránh tình trạng bị nóng máy.
Tắt các tính năng không cần thiết
Như đã đề cập, việc mở quá nhiều ứng dụng hay tác vụ trên điện thoại đều là nguyên nhân khiến điện thoại dễ bị nóng. Vì thế, bạn nên tắt các ứng dụng đang hoạt động ở chế độ nền, đối với dòng điện thoại của vivo, bạn có thể tắt hết ứng dụng chạy ngầm bằng cách trượt từ dưới màn hình lên, ấn chọn Tăng tốc. Ngoài ra, tắt các tính năng không cần thiết để chiếc smartphone được nghỉ ngơi như chế độ bluetooth, 3G/4G, độ sáng màn hình quá cao, bật quá nhiều tab,... cũng là điều cần thiết.
Không nên sử dụng điện thoại quá lâu
Nếu không khắc phục tình trạng điện thoại bị nóng, qua thời gian dài, các bộ phận bên trong cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế, khi smartphone của bạn nóng lên, hãy hạn chế chơi game có cấu hình quá cao nhằm tránh tình trạng này tiếp diễn tồi tệ hơn, thậm chí có thể gây giật lag hoặc bị đơ trong quá trình sử dụng. Hơn nữa, bạn cũng không nên chơi game, xem phim, lướt web trong nhiều giờ liền.
Tuy nhiên, duy chỉ có các dòng điện thoại vivo mới nhất hiện nay như vivo V15, vivo S1 Pro hay vivo V17 được nhà sản xuất đặc biệt tích hợp công nghệ Multi -Turbo. Với tính năng này, smartphone được tăng tốc độ vận hành, đồng thời kiểm soát lượng nhiệt tỏa ra với tốc độ khởi động “lạnh” tăng 25% và khởi động “nóng” tăng 9%.
Công nghệ Multi - Turbo của vivo kiểm soát tốt lượng nhiệt tỏa ra trên máy
Chú ý sạc pin đúng cách
Theo chuyên gia của trang Androidpit, bạn không nên dùng smartphone đến lúc cạn sạch pin và sập nguồn mà nên sạc từ 10% và có thể rút sạc để sử dụng khi điện thoại đạt ngưỡng 80% trở lên. Bên cạnh đó, việc vừa sử dụng điện thoại trong lúc sạc pin cũng được khuyến cáo là không nên. Điều này sẽ làm giảm tuổi thọ pin, có thể gây nóng máy và nguy hiểm hơn là tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.
Tránh sử dụng ở những nơi có nhiệt độ cao
Nhiệt độ bên ngoài cũng gây ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong điện thoại như pin, màn hình,... gây tình trạng nóng máy, màn hình bị hỏng, pin nhanh hư,... Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng điện thoại ở ngoài trời nắng nóng hay đặt cạnh những nơi có nhiệt độ cao như cửa sổ, trong cốp xe, trên tủ lạnh,... Tương tự, nhiệt độ quá lạnh cũng gây ra tình trạng hỏng hóc do kim loại và nhựa của máy co giãn đột ngột, các linh kiện bên trong cũng bị phá hủy nên bạn hãy ngừng suy nghĩ đến vấn đề cho điện thoại vào ngăn đá tủ lạnh để giảm nhiệt nhé!
Qua những gợi ý trên, hi vọng các bạn có thể khắc phục được tình trạng điện thoại Android bị nóng. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn một cách bất thường, bạn nên đến các trung tâm bảo hành để kiểm tra tình trạng thiết bị cũng như kịp thời phát hiện lỗi máy để khắc phục.
Từ khóa » Khắc Phục đt Nóng
-
12 Cách Khắc Phục Điện Thoại Bị Nóng Và Nhanh Hết Pin
-
Tại Sao điện Thoại Bị Nóng - Cách Hạ Nhiệt điện Thoại Nhanh Chóng
-
Điện Thoại Bị Nóng? Nguyên Nhân Tại Sao Và Cách Khắc Phục
-
Cách Khắc Phục điện Thoại Bị Nóng, Nhanh Hết Pin
-
11 Cách Hạ Nhiệt điện Thoại Nóng, Khắc Phục Tình Trạng Mau Hết Pin ...
-
5 Nguyên Nhân - Khắc Phục Điện Thoại Nóng Khi Sạc Pin Hiệu Quả
-
Nguyên Nhân điện Thoại Bị Nóng Và Nhanh Hết Pin Là Do đâu? - Vuivui
-
Tại Sao điện Thoại Bị Nóng, Cách Khắc Phục điện Thoại Bị Nóng - Vuivui
-
Cách Khắc Phục Điện Thoại Bị Nóng Và đơ đơn Giản
-
Hướng Dẫn Cách Khắc Phục điện Thoại Android Bị Nóng
-
Tại Sao điện Thoại BỊ NÓNG Nhanh Hết PIN Bất Thường Khi Sử Dụng
-
TẠI SAO? Điện Thoại Bị Nóng Máy - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
4 Mẹo Hữu ích Khắc Phục điện Thoại Bị Nóng Hiệu Quả Nhất để Bạn ...
-
Điện Thoại Bị Nóng Và Nhanh Hết Pin Xử Trí Thế Nào? - Viettel Store