Hướng Dẫn Khai Sơ Yếu Lý Lịch Viên Chức Phần Lịch Sử Bản Thân
Có thể bạn quan tâm
Sơ yếu lý lịch là tài liệu quan trọng phản ánh tóm tắt thông tin về bản thân, mối quan hệ gia đình và xã hội của viên chức. Vậy cách khai sơ yếu lý lịch viên chức như thế nào cụ thể ở mục lịch sử bản thân, mời các bạn tim hiểu bài viết.
Hướng dẫn khai sơ yếu lý lịch viên chức phần Lịch sử bản thân
- 1. Sơ yếu lý lịch viên chức là gì?
- 2. Mẫu sơ yếu lý lịch viên chức mới nhất
- 3. Hướng dẫn khai sơ yếu lý lịch viên chức phần Lịch sử bản thân
1. Sơ yếu lý lịch viên chức là gì?
Sơ yếu lý lịch viên chức là một giấy tờ rất quan trọng. Đây là biểu mẫu sơ yếu lý lịch dùng cho cán bộ viên chức khi muốn kê khai sơ yếu lý lịch của mình khi tham gia dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hoặc bất kỳ trường hợp nào khi cần đến sơ yếu lý lịch.
2. Mẫu sơ yếu lý lịch viên chức mới nhất
3. Hướng dẫn khai sơ yếu lý lịch viên chức phần Lịch sử bản thân
a. Quá trình được tuyển dụng: là quá trình liên tục từng thời kỳ, trước khi được tuyển dụng cần ghi rõ:
- Thời gian: Từ tháng, năm đến tháng, năm.
- Ghi rõ đã học những trường nào, ở đâu hoặc làm những công việc gì (kể cả hợp đồng lao động) trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nào, ở đâu? (kê khai những thành tích gì nổi bật trong học tập, lao động).
b. Khi được tuyển dụng cần ghi rõ:
- Thời gian tuyển dụng: Ngày, tháng, năm được tuyển dụng.
- Được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị nào? (cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý viên chức; cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền sử dụng viên chức). Công việc chính được phân công đảm nhiệm (chức danh hoặc chức vụ công tác) là gì? được xếp vào ngạch, bậc lương nào và phụ cấp (nếu có).
c. Tham gia tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp,... cần ghi rõ:
- Quá trình liên tục từ tháng, năm đến tháng, năm.
- Ghi rõ đã tham gia vào Đoàn thanh niên CS HCM hoặc tham gia hoạt động trong tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác (trong và ngoài nước),... (tên tổ chức, tên hội, trụ sở ở đâu, đã giữ chức vụ hoặc chức danh gì trong các tổ chức này).
d. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học. Chỉ sau khi đã tốt nghiệp các chương trình, đào tạo, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước, viên chức mới được kê khai và ghi đầy đủ các tiêu chí thông tin sau đây:
- Tên trường hoặc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
- Chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng.
- Thời gian đào tạo, bồi dưỡng: từ tháng/năm đén tháng/năm.
- Hình thức đào tạo, bồi dưỡng: Chính quy, tại chức, chuyên tu, liên thông, từ xa,...
- Văn bằng, chứng chỉ được cấp.
e. Khen thưởng là ghi nhận quá trình công tác và thành tích đóng góp của viên chức cần ghi rõ các tiêu chí thông tin sau:
- Thời gian khen thưởng: tháng, năm.
- Nội dung và hình thức khen thưởng: khen thưởng về thành tích gì, hình thức khen thưởng như: Giấy khen, Bằng khen, Vinh dự được nhà nước phong tặng, Huy chương, Huân chương.
- Cấp quyết định khen thưởng.
f. Kỷ luật viên chức cần ghi rõ:
- Thời gian bị xử lý kỷ luật: tháng, năm.
- Lý do và hình thức kỷ luật như: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ hạng chức danh nghề nghiệp viên chức (hạ ngạch công chức), cách chức, buộc thôi việc.
- Cấp quyết định kỷ luật.
g. Quan hệ gia đình của viên chức cần kê khai các thông tin sau đây:
- Mối quan hệ với viên chức như: Cha, Mẹ, Vợ (hoặc chồng), các con và anh, chị, em ruột.
- Kê khai tóm tắt những đặc điểm chính của Cha, Mẹ, Vợ (hoặc chồng), các con và anh, chị, em ruột bao gồm: Họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, đặc điểm lịch sử (có bị bắt, bị tù, làm việc trong chế độ cũ, ngụy quân, ngụy quyền không); hiện đang làm gì (ghi rõ chức vụ hoặc chức danh nếu có, tên và địa chỉ cơ quan, đơn vị công tác ở trong hoặc ngoài nước), nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
h. Quan hệ gia đình bên Vợ (hoặc chồng) của viên chức cần kê khai các thông tin sau đây:
- Mối quan hệ gia đình đối với Vợ (hoặc chồng) của viên chức như: Cha, Mẹ và anh, chị, em ruột.
- Kê khai tóm tắt những đặc điểm chính của từng người có quan hệ gia đình đối với bên Vợ hoặc bên Chồng của viên chức: Họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, đặc điểm lịch sử (có bị bắt, bị tù, làm việc trong chế độ cũ, ngụy quân, ngụy quyền không); hiện đang làm gì (ghi rõ chức vụ hoặc chức danh nếu có, tên và địa chỉ cơ quan, đơn vị công tác ở trong hoặc ngoài nước), nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
i. Tự nhận xét, đánh giá của viên chức
Phần này dành để viên chức tự nhận xét, đánh giá về phẩm chất chính trị, lối sống, ý thức kỷ luật, năng lực và sở trường công tác của bản thân làm cơ sở để tổ chức xem xét, bố trí và sử dụng đúng người, đúng việc.
Tham khảo thêm- Cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật mới nhất
- Sơ yếu lý lịch xin gia nhập Hội nhà báo Việt Nam
- Sơ yếu lý lịch tự thuật chuẩn nhất
Từ khóa » đặc điểm Lịch Sử Của Bản Thân
-
II. ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ BẢN THÂN - Tài Liệu Text - 123doc
-
[DOC] Sơ Yếu Lý Lịch (tự Thuật) I. Thông Tin Bản Thân
-
Hướng Dẫn Khai Lý Lịch Của Người Xin Vào Đảng
-
[DOC] LÝ LỊCH CỦA NGƯỜI XIN VÀO ĐẢNG Họ Và Tên đang Dùng
-
Hướng Dẫn Khai Lý Lịch Của Người Xin Vào Đảng - Thư Viện Pháp Luật
-
[DOC] Tự Do - Hạnh Phúc ---------------------------------- LÝ LỊCH
-
[PDF] MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
-
Tiểu Sử – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hiểu Về Lịch Sử Chung: Sách Hướng Dẫn Giảng Dạy Về Đông Nam ...
-
HƯỚNG DẪN KHAI LÝ LỊCH CỦA NGƯỜI XIN VÀO ... - Đảng Uỷ Khối
-
Hướng Dẫn Viết Lý Lịch Đảng Viên Mới Nhất - LuatVietnam
-
[DOC] HƯỚNG DẪN KHAI LÝ LỊCH CỦA NGƯỜI XIN VÀO ĐẢNG (Theo ...
-
Vai Trò Của Yếu Tố Giao Tiếp đối Với Sự Hình Thành, Phát Triển Nhân Cách