Hướng Dẫn Khám Bệnh Tại Bệnh Viện Chợ Rẫy TP.HCM

Nội dung bài viết

  • Đôi nét về bệnh viện Chợ Rẫy
  • Các chuyên khoa của bệnh viện
  • Địa chỉ bệnh viện và thời gian làm việc
  • Hướng dẫn quy trình đăng ký khám chữa bệnh

Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa trung ương đầu ngành tại miền Nam được rất nhiều người biết đến. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về bệnh viện và hướng dẫn quy trình đăng ký khám chữa bệnh tại đây. 

Đôi nét về bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy được thành lập từ năm 1900 với tên chính thức tiếng Pháp là “Hôpital Municipal de Cholon” (Bệnh viện thị xã Chợ Lớn) tại Sài Gòn. Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng trên khu đất có diện tích trên 50.000 m², vốn là chợ mua bán của người Hoa trước đây có tên là chợ Rẫy. Người dân vẫn quen gọi là bệnh viện Chợ Rẫy và tên này được dùng chính thức cho đến ngày nay.

Năm 1971, bệnh viện Chợ Rẫy tái xây dựng và mở rộng quy mô với trang thiết bị hiện đại, trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á. Đến nay, Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa tuyến trung ương hoàn chỉnh, xếp hạng Đặc Biệt, trực thuộc Bộ Y Tế. Bệnh viện đã nhận Huân chương lao động hạng I (lần 2) vào năm 2015.

Các chuyên khoa của bệnh viện

Thế mạnh của bệnh viện là chuyên điều trị các bệnh nặng, rất nặng về gan, thận, tim,… những bệnh mà các bệnh viện tuyến tỉnh không xử lý được.

Bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa như: Phẫu thuật – gây mê hồi sức; Ngoại Tiêu hóa ; Gan Mật Tụy; Chấn thương chỉnh hình; Tai Mũi họng; Tạo hình thẩm mỹ; Mắt; Thận nhân tạo …

Bệnh viện còn có 5 trung tâm: Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy; Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy; Trung tâm Tim mạch; Trung tâm Đào tạo – Chỉ đạo tuyến; Trung tâm Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng thuốc có hại của thuốc khu vực TP. HCM.

Địa chỉ bệnh viện và thời gian làm việc

Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, 12, Quận 5, Hồ Chí Minh (Đi vào cổng đường Thuận Kiều)

Lịch khám bệnh tại Bệnh viện Chợ rẫy:

  • Thứ Hai – Thứ Sáu: 7 giờ sáng – 4 giờ chiều (không nghỉ trưa).
  • Thứ Bảy: 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa.

Hướng dẫn quy trình đăng ký khám chữa bệnh

1. Với người bệnh khám không có bảo hiểm y tế

2. Với người bệnh có bảo hiểm y tế

3. Đối với người khám sức khỏe để xuất cảnh

Bạn đăng ký khám sức khỏe để xuất cảnh theo 3 cách sau:

  • Cách 1: Đăng ký trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận khoa Khám Xuất Cảnh
  • Cách 2: Đăng ký qua email theo địa chỉ [email protected]
  • Cách 3: Liên hệ Đăng ký qua điện thoại số: (84) 3 8565703 hoặc (84) 3 8554137 (số nội bộ 1165)
  • Giờ khám xuất cảnh: từ thứ 2 đến thứ 6 (nghỉ thứ 7, Chủ nhật, Lễ, Tết)

Giấy tờ cần mang theo

Kiểm tra sức khỏe cho người xin nhập cư vào Hoa Kỳ là một yêu cầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Khi khám sức khỏe xuất cảnh, người khám cần mang theo:

  • Thư mời phỏng vấn (2 bản)
  • Hộ chiếu chính và 1 bản photo.
  • Tất cả các hồ sơ sức khỏe trước đây (nếu có) bao gồm: giấy ra viện, giấy phẫu thuật, đơn thuốc, sổ chích ngừa…

Phí kiểm tra sức khỏe xuất cảnh

Phí kiểm tra sức khỏe được thu bằng tiền đồng Việt Nam:

Người lớn 5.610.000 đồng (# 240 USD)
Trẻ em 2-14 tuổi 4.910.000 đồng (# 210 USD)
Trẻ em < 2 tuổi 3.390.000 đồng (# 132 USD)

Mức phí này bao gồm:

  • Khám sức khỏe tổng quát.
  • Đo thị lực (cho khách  ≥ 50 tuổi và khách có tật khúc xạ).
  • Xét nghiệm máu tầm soát lao tiềm ẩn (QFT), X quang phổi, xét nghiệm Giang mai, Lậu.
  • Xét nghiệm đờm và điều trị Lao phổi.

Những thông tin quan trọng cần lưu ý

  • Trẻ em 2-14 tuổi: Sổ chích ngừa của trẻ cần được mang theo khi đến khám sức khỏe.
  • Phụ nữ có thai: Chỉ tiếp nhận phụ nữ có thai > 12 tuần để bảo đảm an toàn cho thai nhi theo hướng dẫn của CDC Hoa Kỳ. Phụ nữ có thai cần thông báo cho nhân viên tiếp nhận để được hướng dẫn và áp dụng các biện pháp bảo vệ thai nhi khi chụp phim X quang và chích ngừa.
  • Phụ nữ đã có con: cần cung cấp ngày tháng năm sinh các con.
  • > 60 tuổi hay người đang mắc các bệnh lý như Tăng huyết áp, Đái tháo đường, Bệnh thận, Bệnh gan nên nhịn ăn và uống các loại nước ngọt, cà phê khoảng 6 tiếng trước khi đi khám để có thể lấy máu, nước tiểu làm xét nghiệm được ngay khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Người khám sẽ được được yêu cầu cung cấp Số điện thoại, Địa chỉ đang cư trú ở Việt Nam và Địa chỉ dự định cư trú ở Hoa Kỳ, Email người bảo lãnh.

Sau khi khám xuất cảnh

  • Sau khi hoàn thành kiểm tra sức khỏe, người khám chích ngừa theo chỉ định của bác sĩ. Địa điểm: Trung Tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế, 40 Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, TPHCM, số điện thoại đăng ký (028) 1080. Sau khi chích ngừa, gửi phiếu màu vàng cho khoa Khám xuất cảnh để hoàn thành hồ sơ.
  • Sau khi khoa Khám xuất cảnh đã nhận phiếu chích ngừa, hồ sơ sức khỏe bình thường bệnh viện sẽ giao hồ sơ trong vòng 2 ngày làm việc qua bưu điện tại địa chỉ đã đăng ký (+ 1 ngày cho khách ở TP.HCM và + 2 ngày cho khách ở các huyện Củ Chi, Cần Giờ và các tỉnh thành khác).
  • Người đi khám không đeo nữ trang quý, mang nhiều tiền hay đồ đạc quý giá, các chất chứa cồn, vũ khí, các chất dễ cháy nổ, dao và vật sắc nhọn.

Qua những chia sẻ trên, YouMed hy vọng bạn đã có một số kinh nghiệm bổ ích khi khám bệnh ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Hy vọng việc khám bệnh tại đây của bạn sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, với các bệnh viện lớn thường chỉ nhận khám vào giờ hành chính. Bạn sẽ cần phải sắp xếp thời gian và công việc để đến thăm khám. Hơn nữa, lượng bệnh nhân ngày càng tăng cao có thể gây ra tình trạng xếp hàng chờ đợi tại các bệnh viện.

Do đó, bạn có thể cân nhắc đi khám tại các phòng khám tư, bác sĩ ngoài giờ. Tuy giá dịch vụ có thể cao hơn đôi chút, bù lại việc đi khám có thể thực hiện ngoài giờ hành chính, không ảnh hưởng đến công việc.

Bên cạnh đó, người dân có thể tải ứng dụng YouMed để đặt khám với hơn 25 bệnh viện, 188 phòng khám, 414 bác sĩ. Với YouMed, người dân có thể lấy số thứ tự trước và khám đúng khung giờ đã đặt, không cần đến sớm để xếp hàng chờ đợi nữa. Tải app YouMed tại đây để đặt khám và trải nghiệm những tiện ích khác trên ứng dụng, bạn nhé!

Từ khóa » địa Chỉ Của Bệnh Viện Chợ Rẫy