Hướng Dẫn Khám Bệnh Tại Bệnh Viện Thống Nhất TP.HCM - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện Thống Nhất
- Thời gian khám bệnh
- Quy trình đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện Thống Nhất
Bệnh viện Thống Nhất là một trong những bệnh viện lớn ở Việt Nam. Nhiệm vụ hàng đầu của bệnh viện là chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cán bộ trung cao cấp của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, nhân dân các tỉnh phía Nam và khu vực lân cận. Người bệnh khi đến đây thăm khám sẽ được hỗ trợ hết mình bởi đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm và chuyên môn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về Bệnh viện Thống Nhất, cũng như quy trình đăng ký khám chữa bệnh tại đây.
Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện Thống Nhất
Bệnh viện Thống Nhất – hiện nay trực thuộc Bộ Y tế, là một bệnh viện lớn trong khu vực. Tiền thân là Bệnh viện K71 Quân giải phóng miền Nam. Lấy phương châm ‘Thầy thuốc như mẹ hiền’, cùng với quyết tâm, nghị lực, Bệnh viện Thống Nhất luôn phấn đấu, nỗ lực hết mình trong sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho mọi người.
Cơ cấu tổ chức của bệnh viện gồm 29 khoa lâm sàng, 10 khoa cận lâm sàng, 11 phòng chức năng cùng với gần 1.300 cán bộ viên chức. Đội ngũ nhân viên y tế luôn chú tâm nâng cao trình độ, tay nghề để có thể tiến hành các kỹ thuật tiên tiến ngang tầm với các nước khác trên thế giới.
Liên hệ:
Số 1, Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Tân Bình, Tp.HCM
Điện thoại: (84-28) 38690277 – Fax: (84-8) 3970 6459
Email: [email protected]
Website: thongnhathospital.org.vn; bvtn.org.vn
Thời gian khám bệnh
- Thứ 2 đến thứ 6: sáng từ 7h00 đến 11h30, chiều từ 13h00 đến 16h30
- Thứ 7: chỉ có khu khám dịch vụ làm việc. Sáng từ 7h00 đến 11h30; Chiều: nghỉ
- Chủ nhật: Nghỉ
Đăng kí hẹn giờ khám: Gọi tổng đài 08.1080 (chỉ áp dụng cho hình thức khám bảo hiểm y tế cho cán bộ).
Quy trình đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện Thống Nhất
1. Khu khám bệnh có BHYT
Bước 1: Đăng ký khám bệnh
- Lấy số thứ tự để làm thủ tục khám bệnh tại Phòng đăng ký khám bệnh
- Khi đến phòng đăng ký khám bệnh, bạn xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT). Ngoài ra còn có giấy tờ tùy thân có ảnh, giấy chuyển viện ở tuyến dưới hoặc giấy hẹn tái khám.
- Nhận phiếu khám bệnh tại phòng đăng ký khám bệnh (thông tin trên phiếu: số phòng khám chuyên khoa và số thứ tự vào phòng khám).
- Sau khi nhận phiếu khám bệnh, bạn đi vào tầng trệt khu nhà C5, ngồi chờ ở khu chờ khám bệnh.
>> Xem thêm: Những địa điểm khám Nội tiết – Đái tháo đường tốt tại TP. Hồ Chí Minh
Bước 2: Khám bệnh
Bạn vào khám theo số thứ tự đã được ghi trên phiếu hoặc khi được mời vào.
- Bác sĩ sẽ thăm khám, chỉ định xét nghiệm, kê đơn hoặc chỉ định nhập viện điều trị tùy theo mức độ bệnh.
- Trường hợp cấp đơn về, bạn làm theo hướng dẫn ở bước 4 và bước 5.
- Trường hợp có chỉ định nhập viện. Thủ tục nhập viện người bệnh cần chuẩn bị thẻ BHYT, CMND. Lưu ý:
+ Họ tên, năm sinh trong thẻ BHYT và CMND phải khớp với nhau.
+ Số thẻ BHYT phải rõ, đọc được.
+ Thẻ còn hạn được hưởng BHYT.
+ Trường hợp BHYT đăng ký ở tuyến dưới (không phải ở Bệnh viện Thống Nhất) thì cần phải có giấy chuyển BHYT ở nơi có đăng ký khám bệnh ban đầu (có ghi trên thẻ BHYT).
- Trường hợp bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm, bạn làm theo hướng dẫn ở bước 3.
Bước 3: Làm các xét nghiệm
Thời gian làm các kỹ thuật cận lâm sàng: các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, buổi sáng 7 giờ đến 11h30, buổi chiều 13h00 đến 16h30, riêng nội soi tai, mũi, họng làm buổi sáng thứ 5 hàng tuần.
- Bạn nhận phiếu chỉ định xét nghiệm từ bác sĩ khám bệnh. Sau đó đem đến quầy thu ngân (nằm trong khu tầng trệt C5) và nộp vào. Bạn sẽ nhận lại phiếu chỉ định cùng với các biên lai chi trả viện phí hoặc đồng chi trả bảo hiểm y tế.
- Đến nơi lấy mẫu xét nghiệm tại “Phòng lấy mẫu xét nghiệm” ở khu nhà Oxy Cao Áp (đối diện khu nhà C5), bạn nộp phiếu chỉ định xét nghiệm và chờ đến lượt để lấy mẫu.
- Sau khi đã lấy xong mẫu xét nghiệm, kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ gửi bạn phiếu hẹn giờ trả kết quả xét nghiệm.
- Khi có kết quả, bạn quay về phòng khám bệnh ban đầu nộp lại cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ có chẩn đoán xác định, rồi cấp đơn thuốc. Hoặc có thể chỉ định nhập viện điều trị tùy theo mức độ bệnh.
Bước 4: Thanh toán viện phí
Áp dụng đối với người bệnh ngoại trú (cấp đơn về nhà).
Khi được kê đơn thuốc về nhà, bạn ra quầy thu viện phí trong khu nhà C5 để đóng dấu chi trả viện phí hoặc đồng chi trả bảo hiểm y tế.
>> Xem thêm: Các dạng bệnh trĩ phổ biến mà bạn nên biết
Bước 5: Mua thuốc
Bạn cầm các giấy tờ liên quan ra quầy phát thuốc khu 2 ( khu nhà C5).
- Nộp đơn thuốc tại quầy phát thuốc. Sau đó ký tên vào phiếu thuốc và ngồi chờ ở phía trước quầy, đợi gọi tên.
- Sau khi nhận thuốc, bạn nên kiểm tra, so sánh thuốc trong đơn và thuốc đã nhận.
2. Khu khám bệnh dịch vụ
Bước 1: Người bệnh đến khám bệnh được đón tiếp và hướng dẫn điền vào phiếu yêu cầu khám bệnh. Nhân viên y tế tiếp nhận phiếu yêu cầu, phát số thứ tự và sổ khám bệnh. Bạn cầm sổ này đến quầy thu viện phí và nộp tiền. Sau đó nhận lại số thứ tự và phòng khám
Bước 2: Bạn đến phòng khám theo số thứ tự. Nộp sổ và chờ gọi tên vào khám bệnh.
Bước 3: Bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm hoặc chụp X-quang hoặc siêu âm, điện tim.
Bước 4: Bạn cầm phiếu chỉ định đến quầy thu viện phí nộp tiền. Sau đó đến phòng làm xét nghiệm.
Bước 5: Khi có kết quả xét nghiệm bạn trở về phòng khám để gặp bác sĩ. Nếu có chỉ định nhập viện, bạn làm theo bước 7
Bước 6: Bệnh nhân nhận toa thuốc được bác sĩ kê, đến quầy mua thuốc và ra về.
Bước 7: Nếu bác sĩ chỉ định nhập viện, bạn cầm hồ sơ nhập viện đến quầy thu viện phí nộp tiền tạm ứng.
3. Khu khám bệnh dành cho cán bộ y tế
- Lấy số thứ tự tại bàn hướng dẫn.
- Đăng ký phòng khám theo chuyên khoa tại quầy đăng ký.
- Khám bệnh tại phòng khám ghi trên phiếu đăng ký.
- Nộp phí xét nghiệm – đi làm cận lâm sàng (nếu có).
- Khi có kết quả cận lâm sàng, bạn trở lại phòng khám để bác sĩ kê toa thuốc hoặc chỉ định nhập viện.
- Đến quầy mua thuốc và ra về.
Người bệnh điều trị nội trú khi ra viện thì thanh toán viện phí.
Trên đây là các quy trình thăm khám tại Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM. Việc hiểu rõ giờ làm việc và quy trình đăng ký khám bệnh tại các cơ sở y tế sẽ giúp người dân cảm thấy tự tin hơn khi đến khám. Hiện nay, do nhu cầu thăm khám ngày càng tăng cao, không khó để thấy tình trạng bệnh nhân và người nhà phải xếp hàng chờ đợi tại các bệnh viện để được vào khám.
Để tránh việc phải chờ đợi khi đến bệnh viện, người dân có thể tìm hiểu và đặt lịch khám trước qua ứng dụng YouMed. Việc đặt lịch trước giúp người dân có số thứ tự, chỉ cần đến đúng giờ hẹn và vào khám mà không phải xếp hàng chờ đợi. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giúp cho quá trình khám bệnh diễn ra thuận lợi và thoải mái hơn. Hãy tải ứng dụng YouMed để đặt lịch khám trực tuyến và trải nghiệm nhiều tiện ích y tế khác.
Bệnh viện Thống Nhất là một trong những cơ sở chăm sóc y tế hàng đầu tại Việt Nam. Người bệnh khi lựa chọn thăm khám tại đây nên nắm một số thông tin cơ bản về thủ tục đăng ký khám bệnh. Hi vọng những chia sẻ trên đây của Youmed sẽ giúp các bạn rút ngắn được thời gian và tiết kiệm công sức khi đi khám chữa tại Bệnh viện Thống Nhất.
Từ khóa » Cổng Cấp Cứu Bệnh Viện Thống Nhất
-
Khoa Cấp Cứu - Bệnh Viện Thống Nhất
-
Bệnh Viện Thống Nhất: Trang Chủ
-
Danh Sách Bác Sĩ Khoa Cấp Cứu - Bệnh Viện Thống Nhất
-
Khoa Khám Bệnh Theo Yêu Cầu
-
Hướng Dẫn Khám Bệnh Tại Bệnh Viện Thống Nhất
-
Trung Tâm Đào Tạo - Bệnh Viện Thống Nhất
-
Bệnh Viện Thống Nhất: Đơn Vị Khám Chữa Bệnh Hàng đầu Tại Việt Nam
-
Bệnh Viện Thống Nhất (Tp.HCM)
-
Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất - Đồng Nai
-
Bệnh Viện Thống Nhất TP. HCM, địa Chỉ, Giờ Làm Việc - Thủ Thuật
-
Bệnh Viện Thống Nhất Vẫn Nhận đăng Ký Khám Chữa Bệnh Tất Cả đối ...