Hướng Dẫn Khám Chữa Bệnh ở Bệnh Viện Trung ương Huế

Bệnh viện Trung ương Huế là một trong ba bệnh viện trung ương lớn nhất cả nước (Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bạch Mai). Mỗi ngày, số bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện rất đông. Vì vậy, nếu lần đầu đi khám tại bệnh viện này, tốt nhất bạn nên tìm hiểu một số thông tin cơ bản về bệnh viện để quá trình khám chữa bệnh diễn ra nhanh hơn.

Bệnh viện Trung ương Huế được thành lập vào năm 1894 theo chỉ dụ của vua Thành Thái. Từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện Trung ương Huế đã không ngừng cố gắng xây dựng và củng cố lại toàn bộ hệ thống bệnh viện. Hiện nay, bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa nhằm phục vụ cho bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh viện còn được đầu tư trang thiết bị ngang tầm khu vực và thế giới.

Giới thiệu chung về Bệnh viện Trung ương Huế

Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế về hoạt động khám và điều trị bệnh tuyến cao nhất, chỉ đạo tuyến, đào tạo, nghiên cứu khoa học… trên địa bàn 14 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Ưu điểm: Đây là một trong những trung tâm y học cao cấp nhất cả nước. Do đó, bệnh viện được trang bị hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó, bệnh viện có sở hữu đội ngũ y bác sĩ chất lượng cao với những chuyên gia đầu ngành có trình độ và nhiều năm kinh nghiệm. Vì vậy, Bệnh viện Trung ương Huế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho mọi đối tượng bệnh nhân.

Nhược điểm: Do là bệnh viện uy tín bậc nhất khu vực miền Trung nên số bệnh nhân đổ về Bệnh viện Trung ương Huế khám và điều trị rất đông, khiến bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. Vì thế, nếu muốn khám thì bạn nên đến từ sớm để lấy số thứ tự vì thời gian chờ khám, chờ các kết quả lâm sàng rất lâu. Đây là một trong những điều khó khăn nhất mà bạn cần đối mặt khi đến khám tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Thế mạnh của Bệnh viện Trung ương Huế

1. Điều trị bệnh tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính

Bệnh viện Trung ương Huế đã triển khai kỹ thuật cắt đốt tiền liệt tuyến qua nội soi để điều trị bệnh tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính. Đây là một trong những lựa chọn tối ưu trong điều trị tăng sinh tuyến tiền liệt. Ưu điểm của kỹ thuật nội soi này là không có vết mổ, ít mất máu, thời gian hồi phục nhanh. Do đó, người bệnh sớm trở về với cuộc sống thường ngày.

2. Tầm soát ung thư

Với hệ thống trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao, hiện bệnh viện có thể thực hiện các xét nghiệm khối u để xác định lành tính hay ác tính. Ngoài ra, bệnh viện còn sở hữu kính hiển vi OPTIKA có độ phóng đại lên đến 100 – 2.000 lần, cung cấp hình ảnh của từng tế bào, giúp bác sĩ đánh giá chuẩn xác mức độ xâm lấn. Hơn nữa, kính hiển vi OPTIKA còn có thể truyền ảnh qua máy vi tính để hội chẩn với các trung tâm đầu ngành khi có trường hợp đặc biệt.

3. Điều trị vô sinh, hiếm muộn

Đến nay, Bệnh viện Trung ương Huế đã khám và điều trị cho hơn 1.500 cặp vợ chồng vô sinh – hiếm muộn với hơn 100 em bé đã chào đời từ kết quả điều trị vô sinh. Ngoài ra, đơn vị điều trị vô sinh – hiếm muộn còn áp dụng thành công kỹ thuật giảm phôi ở các trường hợp đa thai sau điều trị vô sinh, kỹ thuật vi phẫu nối vòi trứng qua nội soi, nội soi buồng tử cung…

Bệnh viện Trung ương Huế đã đầu tư đầy đủ cả về nguồn nhân lực lẫn các trang thiết bị hiện đại cho đơn vị điều trị vô sinh – hiếm muộn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của các kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Bệnh viện đã gửi các bác sĩ, nữ hộ sinh đi đào tạo chuyên sâu về thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Từ Dũ (TP. HCM) và Bệnh viện Erasme, Vương quốc Bỉ.

Những lưu ý khi đi khám ở Bệnh viện Trung ương Huế

1. Địa điểm và thời giam khám bệnh

Bệnh viện Trung ương Huế hiện có 2 cơ sở:

Cơ sở 1: 16 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, Huế, Thừa Thiên Huế

Cơ sở 2: Quốc lộ 1A, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Thời gian làm việc:

  • Sáng: 7 – 11 giờ
  • Chiều: 13 – 17 giờ

2. Sơ đồ bệnh viện

sơ đồ bệnh viện trung ương Huế

3. Giấy tờ cần chuẩn bị khi đi khám bệnh

Nếu khám theo Bảo hiểm Y tế, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Bản photocopy thẻ Bảo hiểm Y tế
  • Giấy chuyển viện (nếu có)

Nếu khám bệnh thông thường, bạn cần chuẩn bị:

  • Sổ khám bệnh trước đó (nếu có)
  • Giấy tờ tùy thân

Lưu ý: Bệnh viện Trung ương Huế không chấp nhận thanh toán Bảo hiểm Y tế vượt tuyến.

4. Quy trình khám bệnh

Nếu đây là lần đầu bạn đi khám, hãy đến quầy đăng ký xin giấy đăng ký khám bệnh. Bạn phải nộp phí khám bệnh khoảng 18.000 – 23.000 đồng. Sau đó, chờ nhân viên cấp sổ khám bệnh và số thứ tự. Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn đến nộp sổ khám bệnh ở phòng số bao nhiêu. Hãy chú ý đến các bảng chỉ dẫn phía trên trần nhà hoặc ở các khúc giao giữa các ngã rẽ để xác định vị trí phòng bạn cần đến.

Nộp sổ và chờ đến lượt khám. Sau khi khám xong, tùy vào tình trạng của bạn mà bác sĩ có thể chỉ định làm một vài xét nghiệm cần thiết như siêu âm, chụp X-quang… Bác sĩ sẽ cấp cho bạn 1 tờ giấy, bạn cầm tờ giấy này đến khu vực đăng ký lúc ban đầu để nộp lệ phí làm xét nghiệm. Sau đó, di chuyển về phòng tương ứng theo chỉ dẫn của nhân viên y tế để nộp phiếu, lấy số thứ tự và chờ tới lượt.

Sau khi đã có đầy đủ các kết quả xét nghiệm, bạn quay lại vị trí lấy sổ khám ban đầu, lấy số thứ tự khám lần 2 và quay lại phòng khám ban đầu để nghe bác sĩ chẩn đoán.

Chú ý đến các thông báo về số thứ tự và các thông tin liên quan trên hệ thống phát thanh của bệnh viện để tránh trường hợp rời khỏi vị trí chờ, đến khi đến lượt khám thì lại không có mặt.

Trên đây là một vài thông tin cơ bản có thể giúp ích cho bạn khi đến khám tại Bệnh viện Trung ương Huế. Hy vọng quá trình khám bệnh của bạn sẽ diễn ra thuận lợi.

Địa chỉ bệnh viện 

[embed-health-tool-bmi]

Từ khóa » Khoa Xương Khớp Bệnh Viện Trung ương Huế