Hướng Dẫn Kỹ Thuật Cách Cắt Tỉa Cây Mai Vàng Tạo Dáng đẹp

Cây mai vàng chủ yếu là chơi dáng và hoa hoặc rể , hoạt động chủ yếu là tạo bộ rễ, hình thành thân chính và bộ khung cành lá. Tuy nhiên, nếu để cây tự phát triển thì các cành không đều nhau, cành khỏe, cành yếu. Cành yếu bị che khuất nên không có hoa, còn cành khỏe có nhiều hoa, ảnh hưởng đến chất lượng cây hoa.

Một số bộ phận cành lá đã già che lấp các bộ phận cành lá non, hoặc những cành bị sâu bệnh, giảm hoặc không còn khả năng cho hoa.

Mặt khác, mai vàng được trồng với mục đích để tạo cây dáng thế nên trong quá trình chăm sóc phải thường xuyên cắt tỉa cành để cây mai sinh trưởng phát triển tốt, vừa có những cành nhánh theo ý muốn để tạo dáng thể sau này.

Khi trồng cây mai vàng để chơi kiểng, bạn cần phải thành thạo các kỹ thuật tỉa sửa như căng kéo, cắt tỉa uốn nắn, neo, cảo, quấn dây đồng, đục, khoét, làm lão hóa… để tạo ra một cây bonsai có tư thế đẹp và giá trị.

Tuy nhiên thì không phải ai cũng nắm được những kỹ thuật chăm sóc và cách tỉa mai vàng sao cho đẹp nhất. Hãy cùng làm thợ tìm hiểu về cách tỉa, uốn, sửa cây mai vàng để tạo nên giá trị cho nó nhé.

1 : Dụng cụ cắt tỉa cây mai vàng

Dụng cụ cắt tỉa cây mai vàng yêu cầu phải sắc bén để không làm dập nát cành mai làm cây mai dễ bị nhiểm trùng sau khi cắt tỉa .

Dụng cụ cắt tỉa cây mai vàng

Dụng cụ cắt tỉa cây mai vàng

1. Cách tỉa sửa rễ cho cây mai vàng

Có thể nói, tỉa sửa rễ là khâu quan trọng nhưng khó khăn nhất trong quá trình tạo thế bonsai cho cây mai kiểng vì phần rễ cây thường cứng, giòn và nằm sâu dưới đất.

Tuy nhiên, với mai bonsai, bộ rễ cũng phải nổi hẳn lên trên nên bạn cần phải moi rễ lên và tiến hành chỉnh sửa theo kiểu xòe ra bốn phía hay kiểu lồi lõm ngoằn ngoèo trên miệng chậu.

Nếu khéo tay và có kỹ thuật hơn, bạn còn có thể tự tạo ra những bộ rễ quý có dạng hình chân thú như chân long, ly, quy, phụng vô cùng đẹp mắt và quý hiếm.

Cách tỉa sửa rễ cho cây mai vàng

2. Cách tỉa mai vàng ở phần gốc cây

Là loại cây đơn thân nên cây mai thường có gốc rất to, nhất là những cây mai được trồng lâu năm. Do đó, để đơn giản hơn trong khâu chỉnh sửa, bạn cần tiến hành cắt tỉa phần gốc này ngay từ khi cây còn nhỏ. Bằng cách cắt, gọt, đẽo, đục… bạn có thể tạo ra nhiều tư thế gốc khác nhau sao cho phù hợp với từng dáng cây, chẳng hạn như tư thế đứng hay tư thế nằm, thế nghiêng…

Cách tỉa mai vàng ở phần gốc cây

3. Sửa thân cây mai kiểng như thế nào?

Là bộ phận to thứ hai sau gốc, việc sửa thân cây mai kiểng cũng không hề đơn giản, đòi hỏi bạn phải có đủ các dụng cụ cần thiết như nòng sắt, cây nêm, cảo, dây đồng, dây kẽm…

Trước tiên, bạn cần phải mường tượng ra được thế uốn mà mình muốn. Sau đó dùng nòng sắt uốn theo thế đã định sẵn và dùng dây kẽm buộc ép sát thân cây mai vào nòng sắt dần dần từ gốc trở lên.

Lưu ý là trong quá trình uốn, bạn phải thực sự nhẹ tay vì thân cây rất ngắn và giòn, nếu cần thiết thì uốn từ từ trong nhiều ngày để cây thích ứng dần với hình dáng mới nhé.

Cứ để lâu ngày như thế, thân cây mai kiểng sẽ dần cong theo thế uống của nòng sắt đúng như những gì mà bạn mong muốn. Nên nhớ rằng giá trị của mai bonsai phụ thuộc phần lớn vào cách tỉa mai vàng ở phần thân này đấy nhé.

Sửa thân cây mai kiểng như thế nào

4. Cách tỉa sửa cành mai sao cho đẹp

Sau khi uốn thân là đến cành, vì cành mai bé hơn nhiều so với thân nên việc uốn nắn cũng dễ dàng hơn, bạn chỉ cần dùng dây đồng hoặc dây kẽm quấn ôm sát vào từng cành và nắn nó theo hình dạng mong muốn là được. Tuy nhiên, thế cành cũng cần phù hợp với thế bonsai của thân nhé, nếu không thì tổng hòa cây mai kiểng trông sẽ không được đẹp.

Theo kiểng cổ thì khi bạn uốn một tán cây ở nguyên vị trí của nó thì gọi là tàn văn, còn nếu uốn tán cây kéo từ bên này sang bên kia thì gọi là tàn võ. Với những nhánh cây lớn không thể dùng dây kẽm để uốn thế được thì bạn có thể dùng nòng sắt để nắn như khi nắn thân cây vậy nhé.

5. Tỉa lá cũng là khâu quan trọng trong cách tỉa mai vàng

Với mai kiểng trồng trong chậu để chơi cảnh trong nhà thì cần phải tỉa lá cho thông thoáng. Mục đích chính của việc tỉa lá là để làm nổi lên thế bonsai của gốc, rễ, thân và cành mai.

6. Kỹ thuật làm lão hóa khi tạo thế cho mai kiểng

Gốc và thân cây mai kiểng thường xù xì vì được trồng trong nhiều năm với sự ‘xếp lớp’ của những tầng vỏ đã bị lão hóa. Nếu không muốn mất nhiều thời gian chờ đợi, bạn có thể sử dụng dụng cụ đục khoét hay thậm chí là tác động bằng chất hóa học để cây nhanh chóng lão hóa hơn. Cụ thể là:

– Dùng dụng cụ đập dài vào thân cây ở nơi mà bạn muốn bị lão hóa, tuy nhiên không được đập kín xung quanh thân mà phải để lại một rảnh nhỏ thông suốt để cây có thể dẫn nhựa đi nuôi ‘cơ thể’ nó.

– Khi bị đập, cây sẽ phản ứng để chống lại và tự chữa lành vết thương của nó. Những chỗ bị dập sẽ phù lên, sần sùi tạo thành sẹo với vẻ già nua như bị lão hóa.

– Để kích thích cây chữa lành sẹo, bạn có thể dùng thuốc vaseline, hoặc tự chế thuốc bằng cách nấu mỡ bò với thuốc trừ nấm và thuốc ký ninh vàng.

– Để tạo độ bóng sáng cho những chỗ bị lão hóa, bạn sử dụng giấy nhám để đánh trơn, sau đó thoa thuốc (oxy đồng, sulfur calci, axit cittic…) là được nhé.

Với kỹ thuật tỉa mai vàng đơn giản trên đây, bạn có thể tự sửa thế bonsai cho cây mai của mình mà không cần phải thuê người làm ngoài đâu nhé.

Từ khóa » Tỉa Nhánh Mai