Hướng Dẫn Kỹ Thuật Di Chuyển, đá Bóng Bằng Lòng Bàn Chân Và Mu ...

Kỹ thuật di chuyển, đá bóng bằng lòng bàn chân và mu bàn chân

Đối với khán giả xem môn thể thao vua, khi theo giõi các trận đấu trên sân đơn thuần họ chỉ hút vào những pha bóng gay cấn hoặc những tình huống nguy hiểm cho khung thành hai bên. Tuy nhiên, các kỹ thuật, kỹ năng từ di chuyển, chạy chỗ đến phối hợp đá bóng ra sao lại là những mắt xích làm lên thành công trong bóng đá.

Kỹ thuật di chuyển trong bóng đáa

Kỹ thuật di chuyển trong bóng đá đòi hỏi cầu thủ khi di chuyển phải nhìn đồng đội, bao quát các vị trí trên sân. Mục đích di chuyển trong bóng đá là phối hợp với đồng đội đá theo chiến lược của huấn luyện viên và giành chiến thắng.

Các kỹ thuật chính khi di chuyển gồm: Dừng đột ngột, chạy, chuyển thân, bật nhảy, đi bộ. Trong đó tương ứng với từng vị trí trên sân (hậu vệ, tiền vệ, tiền đạo), từng trường hợp cụ thể để áp dụng các kỹ thuật di chuyển trên để làm tròn vai trò của mình.

Trong đó kỹ thuật chạy cần hạ thấp trọng tâm người so với môn điền kinh. Đối với kỹ thuật chuyển thân đòi hỏi sự nhanh nhẹn, vừa quan sát vừa làm động tác giả. Tương tự, kỹ thuật bật nhảy nhằm hoạn thiện kỹ thuật đánh đầu, bật nhảy và tranh cướp.

Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

Đây là kỹ thuật nhằm mang lại cho người học có những kiến thức nhất định về đá bằng lòng bàn chân trong thi đấu.

Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân là dùng phần bên trong của lòng bàn chân (từ cổ chân tới đốt xương ngón chân cái) để đá bóng đi.

Nguyên lý kỹ thuật đá bóng lòng bàn chân:

- Chạy đà.

- Vung chân lăng

- Đặt chân trụ.

- Tiếp xúc bóng

Kỹ thuật đá bằng mu bàn chân

Kỹ thuật đá bằng mu bàn chân thường được sử dụng để chuyền bổng, xa, đá phạt góc, đá phạt ngoài khu 16m50, phát bóng đối với thủ môn.

Nguyên lý kỹ thuật động tác giống kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân ở các giai đoạn chạy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng và tiếp xúc bóng.

Khác nhau: chạy đà chếch 450; đá bóng sử dụng mu trong, sử dụng khớp gối và đùi nên bóng đá được xa hơn.

Lưu ý những sai lầm thường mắc trong động tác này là chạy đà gò bó, động tác không được tự nhiên, không có tính nhịp điệu hoặc chân trụ đặt quá xa hoặc quá gần bóng và mũi bàn chân trụ không thẳng hướng với hướng bóng đi. Mu bàn chân không duỗi hết và tiếp xúc lệch tâm bóng vì vậy bóng đi xoáy không đúng mục tiêu…

Kỹ thuật di chuyển, đá bóng bằng lòng bàn chân và mu bàn chân

Suckhoecuocsong.com.vn tổng hợp

Từ khóa » Dạy Kỹ Thuật đá Bóng Bằng Lòng Bàn Chân