Hướng Dẫn Kỹ Thuật Làm Chuồng Nuôi Chim Bồ Câu - Suckhoecuocsong
Có thể bạn quan tâm
Để chim bồ câu phát triển tốt trong môi trường nuôi dưỡng người nuôi cần phải làm chuồng nuôi đúng kỹ thuật. Bài viết dưới đây hướng dẫn người nuôi kỹ thuật làm chuồng nuôi chim bồ câu được các chuyên gia mách bảo.
Vị trí đặt chuồng chim bồ câu
Vị trí đặt chuồng nuôi chim bồ cầu phải đặt nơi có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Không đặt nơi có gió lùa tránh chim bị cảm lạnh, tránh nơi ồn ào, nhiều người đi lại, tránh sự xâm nhập của chó mèo, chuột làm hại đến chim bồ câu. Không đặt chuồng nơi ẩm thấp, nơi dễ bị mưa hắt vào chuồng.
Vật liệu làm chuồng nuôi chim bồ câu
Mô hình nuôi kiểu hộ gia đình
Chuồng nuôi chim bồ câu nên làm bằng gỗ có thể dùng gỗ tự nhiên như keo, gỗ mít, gỗ xoan, gỗ liễu,…để đóng chuồng giúp tăng độ bền khi nuôi chim bồ câu.
Đối với mô hình nuôi bán công nghiệp:
Nên xây dựng chuồng bằng xi măng để chuồng nuôi vừa có thể sử dụng lại nhiều lần, chắc chắc người nuôi dễ quản lý. Phía dưới nền chuồng tráng bằng xi măng và rải lớp trấu, mùn khô để thấm các chất thải của chim, thuận tiện cho việc dọn dẹp vệ sinh.
Xung quanh chuồng nuôi có tường bao, cửa sổ thoáng mát giúp không khí dễ lưu thông.
Thiết kế chuồng nuôi chim bồ câu
Tỷ lệ hợp lý cho dạng nuôi quần thể là 1m2 nuôi được 2-3 cặp chim bồ câu. Xung quanh chuồng nuôi chim bồ câu phải dùng lưới B40 hoặc lưới cước, lưới mắt cáo vây kín xung quanh để không cho chim ra ngoài.
Mô hình nuôi chim bồ câu kiểu hộ gia đình:
Khi đóng chuồng nên có nhiều ô có kích thước từ 40x40x40 để cho chim bồ câu dễ dàng ra vào. Chuồng nên lợp bằng mái tôn phía trên nên rải lớp rơm,lá cây để mùa hè chuồng nuôi vẫn mát mẻ. Máng thức ăn và bình đừng nước uống cho chim bồ câu nên đặt cạnh chuồng và đặt kế bên nhau giúp cho bồ câu dễ dàng ăn uống và người nuôi dễ dàng theo dõi tình hình phát triển của chim.
Mô hình nuôi chim bồ câu kiểu bán công nghiệp:
Người nuôi có thể xây dựng chuồng nuôi chim bồ câu theo 2 kiểu là ô chuồng và lưới vây.
Ô chuồng có thể làm theo mô hình nuôi thả hoặc sử dụng gỗ làm khung và xung quanh bọc nưới B40, chừa lỗ trống cho chim ra ngoài hoạt động bay nhảy, đi lại. Kích thước trung bình mỗi ô chuồng là 40x50x60cm. Phần lưới vây xung quanh ô chuồng tạo thành một quần thể thu nhỏ cho chim hoạt động, bảo vệ chim khỏi các động vật hại như: mèo, chó, rắn, chuột,… Giữa các tầng phải có ngăn chắn phân hoặc phải đóng khít để phân không rơi xuống các tầng dưới.
Máng ăn
Để giữ vệ máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại.
Máng ăn và bình đựng nước nên đặt cho mỗi ô chuồng hoặc đặt máng lớn cho cả đàn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia người nuôi vẫn nên đặt máng ăn và bình đựng nước vào trước các ô chuồng giúp chim dễ ăn và người nuôi thuận tiện dọn dẹp vệ sinh.
Nước uống cho chim bồ câu
Hàng ngày cung cấp nước sạch cho chim uống và sử dụng các nguồn nước sạch như nước máy, nước riếng khoan để choc him bồ câu uống và tắm. Thường xuyên thay nước, vệ sinh bình đựng nước và máng thức ăn tránh chim bị nhiễm bệnh do các dụng cụ này bị nhiễm vi khuẩn.
Xây dựng sân phơi nắng cho chim bồ câu
Để chim bồ câu sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh người việc cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống, xây dựng chuồng nuôi đúng kỹ thuật người nuôi nên xây dựng thêm sân phơi nắng cho chim bồ câu. Sân phơi nắng cần diện tích tương ứng với 1m2 cho 2- 3 cặp chim hoặc có thể rộng hơn tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình.
Sân phơi nắng phải có đủ ánh sáng và được sắp xếp nhiều cành cây cho chim chơi, bay nhảy, tắm nắng vào mùa hè. Trong sân phơi nắng bà con nên xây1 bể cát nhỏ để đựng cát vàng cho chim ăn cát sỏi và xây dựng thêm bể nhỏ đựng nước để chim tắm. Nếu không có điều kiện bà con có thể cho cát và nước vào chậu cũng được.
Xây dựng ổ đẻ nuôi chim bồ câu sinh sản
Đối với các hộ gia đình nuôi chim bồ câu sinh sản chỉ cần tận dụng các chuồng nuôi cũ và lót nền băng trấu, mùn cưa, rơm. Tiếp đó, người nuôi nên làm các kệ gỗ trên tường rồi đặt các rổ tre hay rá nhựa có lót rơm để chim đẻ và ấp trứng.
Ổ đẻ của chim bồ câu có thể sử dụng rổ nhựa, rổ tre loại nhỏ có đường kính khoảng 20cm để làm tổ. Các tổ phải để và buộc cố định tránh bị lật khi chim nhảy lên.
Nếu chuồng nuôi đóng bằng tre, gỗ hoặc xây bằng gạch, bà con nên chia làm 3 – 4 tầng và tạo nhiều chuồng nhỏ để tiết kiệm diện tích.
Nên chia chuồng thành các ô nhỏ: chiều cao 50cm, chiều sâu 40cm, chiều rộng 40cm. Mỗi ô chuồng cần 2 ổ: 1 để đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, 1 ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim có thể ra vào thuận tiện.
Suckhoecuocsong.vn
Từ khóa » Cấu Tạo Chuồng Bồ Câu
-
Hướng Dẫn Làm Chuồng Chim Bồ Câu Chi Tiết - MAY3A.COM
-
Cách Làm Chuồng Bồ Câu Từng Bước Chi Tiết Nhất Từ A đến Z
-
Cách Làm Chuồng Nuôi Bồ Câu đúng Kỹ Thuật - Tin Đẹp
-
Chuồng Chim Bồ Câu. Cách Làm Chuồng Nuôi Chim Bồ Câu Thả Và Nhốt
-
Hướng Dẫn Làm Chuồng Chim Bồ Câu Chi Tiết - Thành Phố Vũng Tàu
-
Mẹo Thiết Kế Chuồng Nuôi Chim Bồ Câu đơn Giản - Nông Nghiệp
-
Cách Làm Chuồng Nuôi Bồ Câu Thả Đơn Giản Tiết Kiệm Nhất
-
Tự Làm Chuồng Chim Bồ Câu Bằng Gỗ | CDL - YouTube
-
Cách Làm Chuồng Cho Chim Bồ Câu - Tạp Chí Chăn Nuôi
-
Hướng Dẫn Cách Làm Chuồng Nuôi Chim Bồ Câu Thả - IPI
-
Hướng Dẫn Làm Chuồng Chim Bồ Câu Chi Tiết
-
Cách Làm Chuồng Nuôi Bồ Câu Gà - Mới Cập Nhập - Update Thôi
-
Cách Làm Chuồng Trại Nuôi Chim Bồ Câu Nhốt Chuồng Nhanh Gọn