Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Lươn Tự Nhiên Cho Năng Suất Cao, Chi Phí ...
Có thể bạn quan tâm
Nuôi lươn tự nhiên là ngành chăn nuôi mới cho năng suất cao, giá thành ổn định ít cạnh tranh nên nhiều hộ nông dân lựa chọn nuôi lươn để tăng thu nhập làm giàu. Nếu nuôi lươn đúng kỹ thuật, lươn sẽ sinh trưởng mạnh mẽ, chi phí trong chăn nuôi không quá tốn kém nên được nhiều người hưởng ứng. Vậy làm thế nào để nuôi lươn đúng cách? Hãy cùng mình tìm hiểu kỹ thuật nuôi lươn tự nhiên cho năng suất cao nhất trong bài viết sau nhé!
Nội dung bài viết
- Xây bồn nuôi lươn tự nhiên có bùn
- Xây bồn nuôi lươn tự nhiên không bùn
- Chọn lươn giống sức sống cao sinh trưởng tốt
- Nên cho lươn ăn gì?
- Vệ sinh bồn chứa, bể nuôi lươn
- Phương pháp điều trị bệnh cho lươn
Xây bồn nuôi lươn tự nhiên có bùn
Nuôi lươn tự nhiên đầu tiên phải xây dựng nơi ở phù hợp với đặc tính của chúng. Muốn lươn sinh trưởng tốt, hãy xây bồn nuôi theo hai kiểu: bồn nuôi không bùn hoặc bồn nuôi có bùn.
Lươn là động vật máu lạnh thích ở nơi kín đáo, cao ráo, tránh gió và có nguồn nước phù hợp với sự sinh trưởng của chúng. Xây bồn nuôi lươn không tốn kém nhiều chi phí. Đầu tiên, bạn cần một bồn chứa vừa phải có diện tích khoảng 10-30m2 với chiều cao từ 1-1,3m. Sử dụng một tấm bạt không thấm nước để phủ lên trên.
Tiếp theo, hãy đổ đất vào trong bồn nuôi với tỷ lệ khoảng ½ -⅔ diện tích, đổ thêm nước cao khoảng 20-30cm. Cuối cùng thả thêm lục bình, rau dừa cho râm mát, vậy là xong quá trình làm tổ lý tưởng cho lươn sinh sống, chui rúc thoải mái tăng trưởng.
Xây bồn nuôi lươn tự nhiên không bùn
Một kỹ thuật nuôi lươn tự nhiên khác đó là xây bồn nuôi lươn không bùn. Xây bồn chứa bằng xi măng rồi ốp gạch men hoặc lót bạt bên trong để lươn không bị trầy xước.
Thông thường, các bể nuôi được thiết kế hình chữ nhật với diện tích 6 – 20m2, chiều cao gần 1m. Lót viền bể bằng gạch tàu trên viền để tránh lươn thoát ra ngoài. Tương tự như cách trên, sử dụng bạt phủ hoặc làm mái che tạo bóng mát, có thể trồng dây leo đón nắng gió.
Đáy bể được thiết kế dốc thoải về phía cống thoát để dễ đưa thức ăn thừa, chất thải của lươn khi tháo cạn thay nước. Bể nuôi lươn mới cần ngâm giá thể tối thiểu 1 tuần và thay nước hàng ngày.
Làm giá thể cho lươn trú ẩn Bằng cách sử dụng khung tre/ gỗ xếp chồng lên nhau chiếm ⅓ diện tích bể nuôi. Khung giá thể sẽ gồm các thanh gỗ cách nhau khoảng 10-12cm. Đan dây nilon vào thanh trên cùng để giữ lại thức ăn cho lươn. Chú ý che mát, tránh làm nước tăng nhiệt độ.
Xem chi tiết bài viết “kỹ thuật nuôi lươn không bùn bằng thức ăn nhân tạo“
Chọn lươn giống sức sống cao sinh trưởng tốt
Chọn lươn giống hay bất kỳ vật nuôi nào đều cần phải có kỹ thuật. Cách chọn lươn giống phụ thuộc vào màu sắc của lươn. Loại lươn có màu vàng sẫm sẽ có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ tốt hơn lươn có màu vàng xanh và xám tro.
Đối với hai loại sau, con giống có tốc độ phát triển kém hơn, chậm lớn, năng suất không cao. Lưu ý kích thước lươn giống con phải đồng đều, khoảng 40 – 60 con/kg. Sức sống con giống tốt và nên nuôi với mật độ 60 – 80 con/m2.
Nên cho lươn ăn gì?
Đây là bước cần áp dụng kỹ thuật nuôi lươn tự nhiên tuyệt đối để tránh làm chết con giống. Cần tập thói quen ăn cho lươn, cho lươn ăn vào buổi tối và chỉ ăn giun đất. Sau một thời gian, hãy nghiền cá, ốc, cua,… thành thức ăn dạng nhỏ rồi cho lươn ăn.
Chú ý: thức ăn cho lươn phải tươi mới không sử dụng thức ăn ôi thiu. Nếu dư thừa, cần vớt ra để tránh làm bẩn nước. Hãy cân nhắc lượng thức ăn cho vào mỗi ngày để tránh lãng phí. Bạn có thể cho lươn ăn ngày 2 lần khi lươn đã quen cách ăn.
Vệ sinh bồn chứa, bể nuôi lươn
Nhiều người nghĩ rằng cứ để nước trong bồn chứa bể nuôi như ngoài tự nhiên lươn sẽ sống được. Tuy nhiên nếu không vệ sinh bồn chứa lươn rất dễ mắc bệnh, chết ngoài ý muốn.
Cần thay nước 7 ngày một lần sau khi thả lươn. Nếu nuôi được trong khoảng thời gian dài từ 2 tháng trở lên thì thay 1 ngày/ 2 lần nước hoặc 1 ngày/ lần. Nhiệt độ nước không được quá 30 độ C, nên bổ sung vitamin C tắm muối chống sốc sau khi thay nước.
Phương pháp điều trị bệnh cho lươn
Cuối cùng trong kỹ thuật nuôi lươn tự nhiên không thể thiếu phương pháp điều trị bệnh. Lươn cũng như bất cứ loại vật nuôi nào đều có thể mắc bệnh. Một số bệnh hay mắc phải của lươn như bệnh lở loét, bệnh tuyến trùng, bệnh sốt nóng.
Chữa bệnh lở loét cho lươn bằng cách pha 10ml nano bạc FIN+ vào 1 lít nước sạch, phun trực tiếp lên Lươn, kết hợp sử dụng 1ml/m3 nước/ngày để diệt mầm bệnh.
Còn phòng ngừa bệnh cho lươn thì dùng 3ml nano bạc FIN+ trộn với mỗi 1kg thức ăn. Cách 3 ngày cho ăn nano bạc/ lần giúp phòng bệnh ở lươn hiệu quả.
Ngoài ra sử dụng nano bạc FIN+ 0.5ml/m3 ao nuôi mỗi ngày sau khi thay nước giúp phòng các bệnh liên quan tới vi khuẩn như: lở loét, đỏ mình, nhiễm trùng, xuất huyết,….
Đối với bệnh tuyến trùng dùng thuốc như Vemedim, Bayer, Annova… trộn vào thức ăn cho lươn trong thời gian từ 4-5 ngày. Đối với bệnh sốt nóng, giảm mật độ nuôi lươn vào khoảng 80-100 con/m2, thay nước sạch thường xuyên.
Trên đây là kỹ thuật nuôi lươn tự nhiên được rất nhiều hộ dân sử dụng và cho hiệu quả năng suất cao. Hãy áp dụng vào mô hình nuôi lươn gia đình bạn để việc chăn nuôi lươn trở nên dễ dàng dễ tăng thu nhập cho gia đình hơn nhé.
NANO NNA VIỆT NAM
kỹ thuật nuôi lươn tự nhiênTừ khóa » Cách Nuôi Lươn Trong Bể Có Bùn
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Nuôi Lươn Có Bùn đạt Lợi Nhuận Cao
-
Kỹ Thuật Nuôi Lươn Thương Phẩm Có Bùn Năng Suất Cao
-
Kỹ Thuật Nuôi Lươn đồng Trong Bể đất
-
Nuôi Lươn Thương Phẩm Mang Lại Giá Trị Cao | THDT - YouTube
-
Kỹ Thuật Nuôi Lươn Trong Bể Xi Măng, Composite
-
Tìm Hiểu Kỹ Thuật Nuôi Lươn Thương Phẩm Trong Bể Bạt
-
Tiền Giang: Nuôi Lươn Không Bùn, Nuôi Cả Lươn Có Bùn, ông Nông ...
-
Kỹ Thuật Nuôi Lươn Tại Nhà - Tép Bạc
-
Nuôi Lươn Trong Bể Xi Măng - Mô Hình Làm Giàu Mới Của Bà Con Chăn ...
-
Tìm Hiểu Về Kỹ Thuật Nuôi Lươn Tại Nhà Cho Người Mới Bắt đầu - MPU
-
Cách Làm Bể Bạt Nuôi Lươn - CTY TNHH AQUA MINA
-
Kỹ Thuật Nuôi Lươn Không Bùn Tại Nhà - Niên Giám Nông Nghiệp
-
Nuôi Lươn Không Bùn Thu Lãi Hàng Trăm Triệu Mỗi Năm
-
Nuôi Lươn Không Bùn Trong Bể Lót Bạt - Báo Thanh Niên