Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Vịt Con Từ 1-56 Ngày Tuổi

1.  Chuẩn bị chuồng nuôi

–    Trước khi nhận vịt về nuôi 7 ngày phải dọn sạch chuồng, nền chuồng, tường lưới, cần quét vôi nền chuồng và tường cao 0,8 – 1m.

–    Sau khi vôi khô, cho phoi bào, mùn cưa hoặc trấu khô (đảm bảo không mốc), rơm rạ băm nhỏ, khô sạch vào chuồng làm chất độn chuồng, khử trùng bằng xông Formalin, thuốc tím.

–    Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ, sau đó ngâm vào dung dịch formalin 0,3 – 0,4%, để khô trước khi sử dụng.

–    Chất độn chuồng dày tối thiểu là 10 cm.

–    Chuồng nuôi phải thoáng, sáng, không có gió lùa.

–    Trước khi đưa vịt con vào nuôi phải sưởi ấm chuồng nuôi.

2.  Nhiệt độ chuồng nuôi

–    Để đảm bảo cho vịt khoẻ nhiệt độ chuồng nuôi cần đạt là:

+ Từ 1 – 3 ngày tuổi: 28 – 320C.

+ Từ ngày thứ 4 mỗi ngày giảm 10C.

–    Nhiệt độ chuồng nuôi được đo ở độ cao phía trên đầu vịt. Trung bình cứ 200W cho 75 vịt con và 140 vịt con cho 1m2 chụp sưởi. Những nơi không có điện cần sưởi ấm bằng đèn, nước nóng, bếp trấu, bếp than nhưng phải hạn chế khí CO2.

vịt xiêm

3.  Ẩm độ không khí

Ẩm độ thích hợp nhất cho vịt con là 60 – 70%, vào mùa mưa độ ẩm cao trong không khí rất cao 80 – 90%, nhiều lúc lên tới 100%, ẩm độ cao, chuồng ướt, dễ gây cho vịt con cảm nhiễm bệnh rất nguy hiểm. Khi độ ẩm cao cần hạ thấp mật độ vịt con/m2 nền chuồng, đảo và cho thêm chất độn khô hàng ngày để giữ cho vịt được ấm chân và sạch lông.

5.  Chế độ chiếu sáng

–    Trong tuần thứ 1 đến tuần thứ 2 chiếu sáng 24/24 giờ, sau đó là 18/24 giờ.

–    Cường độ ánh sáng cho vịt trong giai đoạn này là:

+ 1 – 10 ngày tuổi 3w/m2 (1 bóng điện 75w cho 25 m2 chuồng).

+ 11- 56 ngày tuổi, 1 bóng điện 75w cho 25 m2 chuồng về ban đêm, ban ngày sử dụng ánh sáng tự nhiên.

Ở những nơi không có điện, cần phải dùng đèn dầu thắp sáng, đảm bảo đủ ánh sáng để vịt đi lại ăn, uống một cách bình thường, chống xô đàn và đè nhau gây tỷ lệ chết cao.

6.  Cung cấp nước uống

Vịt là loại thuỷ cầm cần rất nhiều nước uống. Nước uống cho vịt phải đảm bảo nước trong sạch và thường xuyên cho vịt uống cả ngày lẫn đêm. Ở tuần tuổi thứ nhất không cho uống nước quá lạnh. Nhu cầu về nước uống:

1 – 7 ngày tuổi: 120 ml/con/ngày

8 – 14 ngày tuổi: 250 ml/con/ngày

15 – 21 ngày tuổi: 350 ml/con/ngày

22 – 56 ngày tuổi: 500 ml/con/ngày

7.  Thức ăn và nuôi dưỡng

Nhu cầu dinh dưỡng/kg thức ăn của vịt từ 1 – 56 ngày tuổi chia làm 2 giai đoạn:

–    Giai đoạn 1 – 21 ngày tuổi:

Vịt 1 ngày tuổi nên cho ăn bằng tấm, lúa hầm hoặc bắp xay nhuyễn đến ngày thứ 3 khẩu phần ăn cho vịt phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để vịt sinh trưởng phát triển tốt. Nên sử dụng thức ăn công nghiệp cho vịt từ 3 – 21 ngày tuổi. Ở những vùng không có điều kiện dùng thức ăn công nghiệp, có thể sử dụng thức ăn đậm đặc phối trộn với thức ăn tự nhiên có sẵn ở địa phương, nhưng phải bảo đảm: Prôtêin thô: 20 – 22 %; năng lượng trao đổi: 2.800 – 2.900 kcal.

Nhu cầu lượng thức ăn hàng ngày cho vịt như sau :

Ngày tuổi Thức ăn (gr/con/ngày) Ngày tuổi Thức ăn (gr/con/ngày)
1 3,5 11 38,5
2 7,0 12 42,0
3 10,5 13 45,5
4 14,0 14 49,0
5 17,5 15 52,5
6 21,0 16 56,0
7 24,5 17 59,5
8 28,0 18 62,0
9 34,5 19 66,5
10 35,0 20 70,0
21 73,5

–    Giai đoạn 22 – 56 ngày tuổi:

Prôtêin thô : 19 – 20 %

Năng lượng trao đổi : 2.800 – 2.900 kcal

Từ 22 – 56 ngày giữ nguyên lượng thức ăn 74g/con/ngày, yêu cầu về chất lượng thức ăn ngoài việc đảm bảo nguồn năng lượng và đạm trong khẩu phần cần chú ý không được sử dụng thức ăn mốc và ôi thối để tránh cho vịt nhiễm các độc tố, đặc biệt là độc tố Aflatoxin.

Các nguyên liệu làm thức ăn cho vịt là: Thóc, bột cá nhạt, đầu tôm, đỗ tương, khô dầu đỗ tương, Premix vitamin, Premix khoáng, cám gạo,cua, ốc…

Không nên sử dụng khô dầu lạc trong khẩu phần cho vịt, riêng ngô nên sử dụng ngô hạt không quá 20% trong khẩu phần.

– Kỹ thuật cho vịt ăn:

Trước khi cho vịt ăn phải dọn máng, quét bỏ những thức ăn thừa, hôi, thối và mốc, cho vịt ăn làm nhiều lần trong ngày để tránh rơi vãi và ôi chua, tách những con nhỏ cho ăn riêng để vịt được đều.

8. Kiểm tra đàn vịt

Trạng thái đàn vịt cho phép ta đánh giá về sức khoẻ của nó :

–    Vịt con phân tán đều khắp chuồng chứng tỏ đàn vịt khoẻ mạnh, thoải mái, nhiệt độ trong chuồng đạt yêu cầu.

–    Vịt con dồn đống là do lạnh, nhiệt độ chuồng nuôi thấp.

–    Vịt con nằm há mỏ và cánh dơ lên là do nhiệt độ chuồng nuôi quá cao.

–    Vịt không chơi hoặc nằm ở khu vực nhất định là chắc chắn có gió lùa.

–    Vịt bị bết dính là do chuồng ẩm, chế độ nuôi dưỡng kém.

Kiểm tra sức khoẻ đàn vịt hàng ngày:

–    Những con vịt ốm yếu cần loại ngay ra khỏi đàn.

–    Khi đàn vịt biếng ăn, biếng uống, phân thay đổi phải báo ngay cho thú y xử lý.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI TẤT CẢ CÁC LOẠI GIA CẦM  để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

  • Chia sẽ Facebook
  • Tweet
  • Email
  • LinkedIn
  • Pin

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây

Bài viết liên quan:

gia cầmHướng dẫn kỹ thuật nuôi vịt hậu bị nuôi vịtHướng dẫn kỹ thuật nuôi vịt sinh sản Trại cá sấu ở Đồng NaiHướng dẫn nuôi cá sấu thương phẩm (từ 2-4 năm tuổi) Làm giàu với nghề nuôi cá sấuKỹ thuật nuôi cá sấu con từ mới nở đến 1 năm tuổi nuôi vịtHướng dẫn vệ sinh phòng bệnh nuôi vịt chuồng nuôi thỏHướng dẫn kỹ thuật làm nhà và chuồng nuôi thỏ

Từ khóa » Vịt Bơ Nuôi Bao Lâu