Hướng Dẫn Kỹ Thuật Thi Công Lót Bạt Ao Nuôi Tôm - Màng HDPE SINTEX

Mục Lục

Toggle
  • Kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm
    • Công đoạn chuẩn bị
    • Thi công lót bạt
    • Tiến hành hàn bạt.
  • Kỹ thuật thi công lót bạt ao nổi
  • Lưu ý quan trọng để đảm bảo ao tôm lót bạt vận hành tốt nhất

Kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm – Hướng dẫn thi công trải và hàn bạt HDPE dùng lót ao tôm. Đảm bảo hoàn thiện mô hình nuôi tôm ao bạt kết hợp xiphong đáy ao, mang đến hiệu quả tối ưu nhất cho ngành nuôi trồng tôm nói riêng và thủy sản nói chung.

Ứng dụng công nghệ vật liệu chống thấm HDPE vào trong ngành công nghiệp nuôi tôm, giúp kiểm soát tốt hơn chất lượng nước ao, chất thải và ngăn ngừa dịch bệnh. Đây đều là những ưu điểm đã được kiểm chứng qua nhiều dự án nuôi tôm ở các tỉnh thành. Vấn đề kỹ thuật thi công là một phần quan trọng, quyết định sự thành công của các dự án nuôi tôm. Và nó cũng chính là chủ đề mà Sintex muốn chia sẻ đến bạn hôm nay.

kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm
Mô hình nuôi tôm lót bạt HDPE.

Nếu bạn đang lên kế hoạch nuôi tôm ao bạt truyền thống hoặc ao tròn nổi, hãy dành chút thời gian để cùng chúng tôi tìm hiểu các vấn đề liên quan đến kỹ thuật lót bạt, được chia sẻ bởi đội ngũ thi công chuyên nghiệp của Sintex.

Kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm

Trước khi tìm hiểu về kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm, bạn có thể xem qua về sản phẩm bạt lót hồ tôm để nắm rõ hơn về các thông số kỹ thuật, đặc tính, ưu điểm của nó khi ứng dụng vào việc nuôi tôm. Còn giờ chúng ta sẽ cùng đến với phần thi công lắp đặt bạt HDPE cho hồ tôm.

Công đoạn chuẩn bị

Chuẩn bị mặt bằng

Mặt bằng ao tôm cần được làm phẳng, đầm chặt, nén kỹ bờ, dọn sạch các vật cản, sỏi đá, vật nhọn có thể làm rách bạt. Đảm bảo mặt bằng có độ nghiên nhất định hướng về rãnh thoát nước. Đào rãnh neo để cố định bạt theo yêu cầu trong thiết kế. Tiến hành đào xiphong đáy ao có độ sâu khoảng 1m và bán kính từ 60 đến 80cm, tùy vào kích thước của ao.

kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm
Trước khi trải bạt cần có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt bằng.

Chuẩn bị vật liệu

Bạt được sử dụng nuôi tôm có nhiều mức độ dày khác nhau, giao động từ 0.3mm đến 1mm. Cần lựa chọn loại bạt phù hợp với điều kiện thi công, quy mô công trình, ngân sách cũng như kỳ vọng về tuổi thọ của ao.

Chuẩn bị nhân công và máy móc hỗ trợ

Với các ao tôm lớn, lượng bạt sử dụng nhiều, cộng thêm trọng lượng bạt khá nặng, với sức người khó có thể đảm bảo nên cần sự hỗ trợ của máy móc. Ngoài ra, còn cần chuẩn bị máy hàn để phục vụ cho công tác hàn bạt.

kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm
Công trình quy mô lớn thì cần có sự hỗ trợ của máy móc khi trải bạt.

Thi công lót bạt

  • Tiến hành trải bạt lên bề mặt ao. Trong quá trình trải bạt phải đảm bảo bạt nằm sát nền đáy. Cần lắp thêm ống thoát khí lên bờ ao để khi bơm nước vào ao sẽ không gặp phải vấn đề bạt bị phồng từ dưới lên.
  • Lót bạt hố xiphong.
  • Trải bạt quanh mép ao, ở đáy ao các mép bạt được cuốn vào các thanh tre, chôn sâu khoảng 10 đến 20cm.
  • Sau khi lót bạt thì tiến hành lấp rãnh neo để cố định bạt.

Tiến hành hàn bạt.

Sử dụng các phương pháp hàn phù hợp cho các vị trí mối ghép khác nhau. Đặc biệt lưu ý với những phần mối ghép trong góc, phần gấp khúc để tránh rò rỉ nước khi sử dụng. Sau cùng là kiểm tra các mối hàn trước khi bàn giao.

kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm
Tiến hành hàn bạt

Kỹ thuật thi công lót bạt ao nổi

Kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm tròn nổi tương tự với kỹ thuật của ao tôm chìm truyền thống. Sự khác biệt lớn nhất trong thi công ao tôm theo hai mô hình nuôi này nằm ở phần khung ao. Thay vì đào ao sâu xuống đất, ao nổi được thiết kế có thêm phần khung ao. Được thi công bằng sắt, thép hoặc tre + lưới thép,… tùy thuộc vào điều kiện ngân sách của người nuôi.

kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm
Thi công ao nổi với phần khung thép.

Cấu tạo của ao khung ao nổi sẽ bao gồm 3 phần cơ bản

Khung chính: Phần kết cấu đảm bảo chịu lực khi chứa nước và chạy quạt lúc nuôi. Không như phương pháp ao chìm sử dụng phần rãnh neo để cố định bạt. Phần khung ao trong phương pháp này sẽ đảm nhiệm luôn nhiệm vụ này. Vì vậy công các thi công khung cần được đảm bảo về kỹ thuật và kết cấu.

Phần lưới bao khung: Hỗ trợ cho khung chính, lưới với chức năng hạn chế các va chạm, tác động bên ngoài, đảm bảo cho phần bụng của ao không bị phình ra khi đổ nước vào.

Bạt lót: Sử dụng bạt lót HDPE với độ dày phù hợp để tối ưu chi phí đầu tư.

Nếu bạn quan tâm đến giá bán bạt nhựa lót ao tôm HDPE hãy xem tại link bên dưới nhé.

Báo Giá

Lưu ý quan trọng để đảm bảo ao tôm lót bạt vận hành tốt nhất

Khi lắp đặt bạt cần lưu ý không để các tác nhân bên ngoài làm thủng, rách bạt. Đặc biệt là khi công nhân hút thuốc, tàn thuốc sẽ là một tác nhân nguy hiểm. Hoặc với những dự án dùng bạt mỏng khoảng 0.3mm, việc đi giày đế cứng để thi công sẽ dễ làm rách bạt.

kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm
Nên lắp thêm quạt nước khi nuôi tôm ao bạt.

Xiphong đáy thường xuyên để loại bỏ phần chất thải trong ao nuôi, duy trì chất lượng nước.

Trong kỹ thuật nuôi tôm ao bạt, nước được sử dụng cho ao nuôi cần được xử lý trước khi đưa vào sử dụng. Chủ đầu tư cần thi công thêm các công trình phụ để hỗ trợ cho ao tôm vận hành tốt, như:

  • Xây dựng ao lắng để xử lý nước. Nước được bơm vào ao lắng có độ sâu lớn hơn 1,4m, và được xử lý Chlorine 5% với liều lượng 30ppm, qua 10 ngày mới bắt đầu bơm vào ao nuôi thông qua túi lọc.
  • Lắp thiết bị hỗ trợ nuôi tôm, dàn quạt nước để đảm bảo lượng oxi cần thiết, cân bằng nhiệt độ và thu gom chất thải vào khu vực xiphong.

Với nhiều ưu điểm vượt trội, nuôi tôm ao bạt đang là lựa chọn được quan tâm hàng đầu hiện nay. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhiều hơn, nếu bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải quyết nhé.

>>> Xem thêm: Mô hình nuôi tôm ao bạt nổi siêu thâm canh

Từ khóa » Cách Làm Ao Lót Bạt