Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Cây Dây Nhện - Làm Thợ

Trồng cây cảnh

Với khả năng thanh lọc bầu không khí, mang lại một nơi sống trong lành cho mọi gia đình. Dây nhện là loại cây được trồng phổ biến trong nhiều gia đình. Do đó, trong bài viết này Làm thợ sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật trồng cây Dây nhện tại nhà.

Cây Dây nhện hay còn được gọi là Điếu lan. Với khả năng thanh lọc bầu không khí, mang lại một nơi sống trong lành cho mọi gia đình. Dây nhện là loại cây được trồng phổ biến trong nhiều gia đình. Do đó, trong bài viết này Làm thợ sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật trồng cây Dây nhện tại nhà.

Đặc điểm và tác dụng của cây nhện

– Cây dây nhện có rất nhiều tên gọi khác nhau như cây lục thảo trổ, cây mẫu tử, cỏ mệnh môn, cây dây nhện, điếu lan, lan móc, cỏ lan, chiết hạc lan. Cành bên của cây nhện mọc ra những cành leo, có thể dài hàng thước; lá cây dài và mảnh như hoa lan, mọc men theo chậu và rủ ra ngoài như hạc tiên đang sải cánh.

– Cây dây nhện là một loài thân cỏ, lá uốn chằng chịt, khi cây phát triển, từ cây mẹ mọc lên nhánh con, tỏa rộng như mạng nhện, là loại cây cảnh có khả năng hấp thu ô nhiễm rất lớn, có thể dùng làm cây cảnh trong nhà hay cây cảnh văn phòng.

– Cây dây nhện có thể hấp thu, làm sạch hết những khí có hại trọng nhà trọng một thời gian ngắn. Cây còn được gọi là “máy lọc không khí”, hấp thu 80% formaldehyde; 95% khí CO2; phenylethylene, benzen do máy photocopy, máy in thải ra; hấp thu nicotine trong khói thuốc lá.

– Ngoài ra còn có thể hấp thu tia bức xạ máy tính. Nhờ khả năng của mình, cây biến chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid. Thân cây nhện có thể dùng làm thuốc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm nhuận phổi, tiêu sưng tán viêm. Dùng thân cây giã nát, đắp ngoài vết thương có tác dụng làm lành vết thương.

Do đó, kỹ thuật trồng cây dây nhện và cách chăm sóc sao cho cây luôn xanh tốt để cây chính là vũ khí lọc không khí trong nhà, văn phòng làm việc hay bất cứ đâu thì cần phải phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khác nhau.

Chọn giống

Nên chọn cây có phiến lá có đường cong đẹp, dải màu trắng chạy dài theo lá rõ nét, đầu lá không bị vàng.

Kỹ thuật trồng cây dây nhện

– Cây Dây nhện rất dễ trồng, sinh trưởng tốt và không kén đất. Dây nhện ưa nhiệt độ ấm áp, ẩm ướt, môi trường đầy đủ ánh sáng, mùa hè kỵ nắng gắt chiếu trực tiếp. Cây sinh trưởng nhanh khi ở nhiệt độ 18 – 32°C, cây có thể chịu lạnh rất tốt xuống đến 2oC.

Cách trồng và chăm sóc, bón phân cho cây dây nhện trên mặt đất tương tự như trồng các loại cây cảnh thông thường, tuy nhiên khi trồng trong nước cần tuân thủ theo các hướng dẫn để cây phát triển tươi tốt.

– Cây dây nhện trồng trong nhà thường được treo trong chậu hoặc trồng trong nước để khoe bộ rễ trắng muốt của nó. Cách chăm sóc cây dây nhện trồng trong nhà tương tự như các loại cây trồng trong nhà khác, cũng như khi trồng chúng trong nước khá đơn giản, chỉ với một vài hướng dẫn.

Kỹ thuật trồng cây dây nhện trong nước

– Chọn bình: dây nhện trồng trong nước không có yêu cầu cao với các loại bình, những bình không có lỗ đáy đều có thể sử dụng, cũng có thể dựa vào sở thích của mỗi người để lựa chọn.

– Thúc rễ: Chọn những cây có cụm lá nhỏ có rễ khí sinh và ra mầm dài khoảng 1 cm, cắt từ dưới phần thân leo, dùng nilong hoặc miếng xốp kích thước 5cm X 5cm X 5cm đè kẹp gốc rồi đặt vào trong cốc cố định gốc. Cũng có thể trực tiếp đem các gốc nhỏ non cắm ngập vào trong bình đựng dưỡng chất để chúng sinh trưởng tự nhiên.

– Chăm sóc và bổ sung dưỡng chất: Có thể dùng dưỡng chất cho cây trồng vườn với nồng độ 1/3 nồng độ tiêu chuẩn, thời kỳ đầu khi mới cho dưỡng chất vào trong nước thì có thể pha loãng hơn. Thân của lan điếu ngắn, rễ khỏe, lá nhỏ hẹp, nhưng số lượng khá nhiều, đặc biệt là vào thời tiết mát mẻ, cây tiêu hao dưỡng chất nhiều cần kịp thời bổ sung. Để tránh hiện tượng lắng đọng dưỡng chất thì cứ 7 ngày thêm nước 1 lần, 30 – 60 ngày thêm dưỡng chất 1 lần, pH = 6 – 7.

– Khi mới bắt đầu trồng thì mực dưỡng chất có thể cao hơn, có thể để ngập rễ, cùng với sự sinh trưởng mọc dài ra của rễ thịt và rễ chùm thì có thể giảm thích hợp mực dưỡng chất, cho ngập khoảng 2/3 rễ là được.

Nhân giống

– Đối với phương pháp giâm cành lấy một đoạn cây thân dài 5 – 10cm có mầm non cắm vào trong đất, sau 7 ngày cành sẽ mọc rễ mới, sau 20 ngày có thể chuyển vào chậu, tưới đẫm nước sau đó đặt ở nơi râm mát.

– Còn phương pháp tách gốc cần nhấc cây từ trong chậu ra, cắt hết gốc già, trên gốc sau khi được tách ra phải giữ lại 3 cành, sau đó có thể lần lượt đem trồng.

– Nếu chọn phương pháp gieo hạt thì vào tháng 3 hàng năm, rắc hạt mầm, phủ lên 0.5cm đất, giữ ở nhiệt độ 15˚C, sau 2 tuần hạt có thể nảy mầm.

Cách bài trí cây nhện

– Là loài cây đem đến hy vọng, lá cây nhện nhỏ và mềm, dáng tao nhã, là loài thực vật treo rủ lá thường gặp trong trang trí nội thất. Bạn có thể đặt một chậu cây nhện ở trên nóc tủ, để nó rủ xuống tự nhiên , đến khi cành rủ có độ dài nhất định thì có thể cuốn nó lại thành vòng trong, tạo hình như một tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp. Cây nhện có thể treo ở cửa sổ hoặc trên tường.

Ngoài ra, cây dây nhện rất thích hợp bày trong nhà, đặc biệt là những phòng ở mới xây. Nơi đặt cây tốt nhất ở trong bếp là gần lò sưởi, bình gas, những nơi có khí cacbon monoxide tích tụ. Có thể đặt trên giá cao. Mùa hè có thể bài trí ở hành lang hoặc ban công.

Xem thêm

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa mười giờ
  • Hướng dẫn trồng sen bằng hạt trong chậu
  • Hướng dẫn cách trồng cây thường xuân
sellCách trồng cây dây nhện sellCây dây nhện sellnhân giống cây

Từ khóa » Trồng Cây Cỏ Nhện