Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Trà Mi
Có thể bạn quan tâm
Hoa trà mi là loại hoa tượng trưng cho sự thanh cao, thuần khiết. Vẻ đẹp trong trắng, bình dị, mang đậm nét hoài cổ của trà mi đã làm say đắm lòng người yêu hoa cây cảnh sưa nay. Người sưa có câu “Vua chơi lan, quan chơi trà” điều này nói lên đẳng cấp của trà mi. Trà mi dành cho những người yêu nghệ thuật cây cảnh thật sự.
Trà mi có rất nhiều loại như cây hồng tra, cây hoa bạch trà, cây hoa trà thâm hồng bát diện (trà đỏ), cây trà lựu… mỗi loại có một nét đẹp riêng. Ở bài viết này chúng tôi xin chia sẻ với các bạn kỹ thuật trồng hoa trà mi. Để hỗ trợ các bạn trong việc mua và trồng cũng như chăm sóc loài hoa này.
Cách chọn giống cho cây hoa trà mi
Hiện có rất nhiều giống trà mi nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ. Tuy nhiên trà mi thuần chủng Việt Nam là quý và hiếm hơn cả. Có thể nói Giống trà mi thuần Việt đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Mỗi cây có giá đắt gấp đôi thậm chí gấp 3 trà ngoại và rất ít nơi bán loại trà mi này.
Vậy tại sao hoa trà mi nội có sức sống tốt hơn (do hợp thủy thổ VN hơn), dễ trồng, ít sâu bênh và đặc biệt cho hoa đẹp, bền và đậm mầu hơn lại có nguy cơ tuyệt chủng. Lý do là do trà mi ngoại rễ nhân giống hơn. Điều đó khiến người nông dân chuyển sang trồng trà mi ngoại để bán với giá rẻ hơn. Tuy nhiên được một thời gian do trà mi nhập khẩu không hợp với thủy thổ nên cho hoa được một mùa rồi cây thì không ra hoa, cây thì 2, 3 năm sau là chết héo. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới uy tín của nghề trồng trà mi. Đã làm cho cây trà mi trong nước cũng bị rớt hạng oan uổng.
Hướng dẫn cách phân biệt hoa trà nội và trà ngoại:
Chúng ta phân biệt bằng cách so sánh bông hoa:
Đối với cây hoa hồng trà và cây hoa bạch trà của VN. Loại hoa này bông hoa của nó có cánh rất dày và cong ra ngoài. Các cánh hoa mặc dù rất dầy nhưng được bố chí khá tách bạch làm cho bông hoa rất sinh động. Không giống như trà ngoại, Bông hoa hồng tra hay bạch trà nhập khẩu có cánh hoa xếp rất chặt chẽ, cách xếp rất đều và có quy luật giống nhau nên khi nhìn vào có cảm giác rất tĩnh, thiếu sinh động, thiếu sáng tạo.
Đặc biệt cây trà thâm hồng bát diện của Việt Nam thì có một không hai. Bông hoa này gồm nhiều cánh hay là cánh kép, hoa có 8 nhụy quay ra 8 hướng, không đồng tâm. Đối với trà thâm hồng của nước ngoài cánh hoa xếp dày và đều và đồng tâm. Có thể nói trà thâm hồng nhập khẩu kém hấp dẫn hơn nhiều so với trà nội. Các bạn có thể xem hình dưới đây.
Hướng dẫn phân biệt 3 giống hoa trà Việt nam
Để phân biệt ba giống trà truyền thống của Việt Nam chúng ta so sánh lá của cây. Đối với giống hoa bạch trà có phiến lá dài, nhọn; viền lá hình rằng cưa, sắc nhọn. Đối với cây hoa hồng trà có lá thuôn tròn, viền lá hình răng cưa mịn. Đối với cây hoa trà thâm hồng bát diện có lá nhỏ soắn, béo tròn; viền lá có răng cưa nhọn, không sắc.
Kĩ thuật nhân giống cây hoa trà mi
Có thể nhân giống trà mi bằng nhiều cách như triết, ghép, dâm hom, cấy mô. Tuy nhiên phương pháp giâm hom là phương pháp tối ưu nhất và cho năng xuất cao nhất. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu phương pháp dâm hom cây trà mi.
Cắt cành hom hoa trà mi:
Chọn cây mẹ phải là cây rất khỏe mạnh, cây càng lâu năm, không bị sâu bệnh và cho hoa nhiều và sai hoa càng tốt. Chon cành không mang mầm, cắt cành bánh tẻ để làm hom giống. Dùng kéo thật sắc để cắt hong, cắt hom dài từ 5 đến 7 cm và trên thân có 3 đến 4 mắt.
Chuẩn bị đất giâm hom:
Tốt nhất ta có thể dùng cát sông đãi đã loại bỏ tạp chất. Loại cát này cần rửa sạch rồi đem phơi khô để diệt khuẩn và nấm, bệnh. Cho cát vào khay hoặc chậu, có lỗ thoát nước dưới đáy.
Cắm hom và chăm sóc:
Hom sau khi cắt thì đem nhúng vào dung dịch kích thích ra rễ khoảng 1 – 2 giờ. Cắm hom ta phải dùng que nhỏ chọc 1 lỗ nhỏ, dùng tay kia cắm hom vào lỗ. Khoảng cách mỗi lỗ cắm là 2 đến 3 cm. Sau đó dùng ngón tay ấn chặt xung quanh gốc hom, cắm hom xong cần tưới nước để giữ ẩm. Thời điểm thích hợp để cắm hom: vụ đông xuân ta cắm vào tháng 1 – 2, vụ hè thu vào tháng 7 – 8.
Kỹ thuật trồng hoa trà mi vào chậu
Chọn đất chồng trà là khâu kỹ thuật quan trọng bậc nhất trong toàn bộ quy trình trồng cây. Cây trà mi thích nước và phát triển tốt trong điều kiện có lượng nước đầy đủ nhưng lại không chịu được ngập úng. Vì thế đất trồng phải là loại đất có độ chua, nhiều mùn, ít canxi, không bết và thoát nước nhanh, giữ ẩm tốt.
Đặc tính của bộ rễ trà my là lông hút, có nhiều sợi tơ mềm yếu, chỉ phát triển được qua những lớp khe hở của những loại đất mùn tơi xốp, độ ẩm cao. Đất bùn ở ao hồ nuôi nhiều cá hoặc đất trồng được chè là thích hợp nhất. Ta cũng có thể dùng đất đồi chộn cát sông và đem chộn thêm phân chuồng hoai. Cách thứ ba ta có thể dùng đất trộn sẵn đóng bao bán ngoài thị trường.
Hướng dẫn cách trồng hoa trà mi trong chậu bằng đất bùn ao.
Chuẩn bị đất:
Vào những ngày đầu xuân, người ta tát cạn các ao hồ quanh nhà. Phơi đáy ao hồ khoảng 1 tuần hoặc nửa tháng cho ráo nước, sau đó gạt bỏ lớp bùn hoa trên mặt ao hồ(lớp bùn chứa nhiều tạp khuẩn), rồi đào lấy lớp bùn thứ 2 được sắn thành từng lát nhỏ đem phơi nơi khô giáo sạch sẽ. Chú ý chỉ lấy lớp bùn thứ hai, sau 2 đến 3 lớp đào là dừng lại. Tiếp theo chúng ta đem phơi khô trên mái nhà khoảng 2 năm cho hết tạp trùng. Tiếp theo ta dùng dao đập nhỏ rồi phân loại. Để phân loại dùng rổ nhỏ sàng các hạt bé nhất (hạt mịn) thì bỏ đị. Sau đó sàng lấy các kích thước to, to vừa và nhỏ mang dùng chồng cây.
Kỹ thuật trồng cây trong chậu:
Đầu tiên ta lấy mảnh sành hay 1 miếng gạch nhỏ úp lên lỗ thoát nước. Việc này đảm bảo cho chậu thoát nước tốt. Sau đó ta chọn các cục đất to nhất (khoảng 3 đến 4 cm) cho xuống lớp đáy. Lớp đất đáy này có chiều cao khoảng một phần ba chậu. Tiếp theo ta cho lớp đất nhỡ (1 đến 3 cm) lượng đất này chiếm khoảng 1 phần 3 chậu. Ta phải chú ý đến việc ướm thử bầu cây sao cho bầu cây thấp hơn miệng chậu 2 cm. Ta dùng tiếp đất nhỏ để cho nhiều sang sung quanh.
Tiếp theo ta tiến hành xé, bóc vỏ bầu và đặt cây vào giữa chậu. Khâu bóc vỏ bầu khá quan trọng, cần tiến hành nhẹ nhàng và thật cẩn thận vì cây được trồng trong đất tơi nên rất dễ vỡ bầu (để hạn chế vỡ bầu người ta thường tưới nước trước khi bóc vỏ bầu). Sau đó lại dùng đất nhỏ để trồng. Tiếp đó ta phủ một lớp mỏng đất mịn phía trên giúp nắng nóng không làm ảnh hưởng đến rễ cây. Cuối cùng xếp 1 ít cục đất loại to lên trên mặt.
Hướng dẫn cách trồng hoa trà mi trong chậu bằng đất đồi hoặc đât chộn sẵn.
Chuẩn bị đất:
Đất đồi: Ta dùng đất đồi chộn với cát sông để cho thông thoáng. Sau đó chộn thêm phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh. Tỉ lệ chộn gồm 8 phần đất 2 phần phân.
Đất trộn sẵn đóng bao: Loại đất này ta phải chọn mua trên thị trường loại đất dùng cho hoa cây cảnh. Chọn loại đất có độ a xít phù hợp. Để tăng thêm sự thông thoáng cho đất ta chộn thêm 20 % chấu hun hoặc sỉ than.
Kỹ thuật trồng:
Trước tiên ta lấy mảnh sành úp lên lỗ thoát nước. Sau đó ta cho một lớp sỉ cục mỏng dưới đáy nhằm cho đất không bị chôi hết ra ngoài. Ta cũng có thể thay sỉ cục bằng than hoa mua ngoài chợ. Sau đó ta cho 1 lớp đất mỏng khoảng 2 đến 3 cm rồi lấy tay nén chặt xuống. Việc này cũng giúp cho đất không bị chôi mất xuống qua lỗ đáy. Sau đó tiếp tục cho đất vào và sé bầu cho cây vào chồng.
Kỹ thuật chăm sóc cây hoa trà mi
Tưới nước cho hoa trà mi
Chọn thời điểm tưới cây hoa trà:
Với mùa hè, ta tưới 2 đến 3 lần 1 ngày vào sáng và chiều mát, tùy vào nhiệt độ. Nếu là mùa thu thì tưới trung bình mỗi ngày 1 lần vào sáng hoặc chiều mát. Mùa đông hay mùa xuân thì trung bình 2 đến 3 ngày tưới 1 lần, tùy thuộc vào thời tiết mưa hay khô. Đối với những ngày mưa thì không nên tưới cho cây.
Cách phun tưới:
Tưới nước rất quan trọng cho trà mi. Không bao giờ được để đất trong chậu trà mi khô trắng, phải luôn tưới đủ ẩm cho cây.
Nên phun đều từ lá đến thân, không nên tập trung tưới mạnh vào gốc để tránh xói mòn gốc, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây. Đặc biệt, cây trà ưa nước sạch cho nên hạn chế nước có hóa chất và clo. Nếu dùng nước máy thì cần để qua đêm trong một thùng nhựa cho thoát hết Clo.
Cách chăm sóc lá và hạn chế sâu bệnh
Có thể dùng vòi phun nước dạng phun sương để rửa mặt trên và mặt dưới của lá trà mi khi lá bị bẩn, hoặc rửa từng lá một nếu không thể rửa sạch bằng cách phun nước. Cắt tỉa các lá bị sâu bệnh và phun thuốc trừ sâu dạng bơm loãng vào hàng tháng, hoặc có thể dùng rượu ngâm tỏi, ớt gừng để trừ sâu cho lá. Tuy nhiên khi trà mi đã ra hoa thì không nên sử dụng bất kỳ biện pháp trừ sâu nào để không ảnh hưởng đến hoa trà mi.
Cách bón phân cho cây hoa trà mi
Phân bón cho trà mi có thể dùng đa dạng, nhiều chủng loại, tuy nhiên không dùng phân hóa học. Phân bón gốc là phân chuồng đã được ngâm ủ kỹ, nước ngâm các loại động thực vật đã hoai mục (thường dùng cá hay ốc), phân vi sinh, nước giải, nước hố xí tự hoại ở bể cuối cùng chứa nước trong … đều được. Nhưng tất cả đều phải bón lượng rất ít phải pha thật loãng. Mỗi tháng chỉ nên bón 2 lần, tham bón tưới nhiều cây trà sẽ chết. Đối với các loại phân bón lá ta đều có thể dùng được.
Tuy mỗi loại hoa trà mi đều có một ý nghĩa khác nhau nhưng chúng đều là những loại hoa quý hiếm của Việt Nam. Tùy vào sở thích của từng người về màu sắc và tùy những người chú tâm vào ý nghĩa của từng màu hoa tra my để chọn cho mình một cây hoa trà mình mong muốn, trồng và làm đẹp cho ngôi nhà của mình cũng như thể hiện phong cách và gu thẩm mỹ sanh điệu, am hiểu sâu sắc về hoa của mình.
Để cây ra hoa đúng dịp tết
Đối với cây nhân giống bằng chiết cành hay dâm cành thì sau 2 năm sẽ cho lứa hoa đầu tiên. Đối với cây trồng hạt thì sau khoảng 4 năm mới cho lứa hoa đầu.
Đảo trà là một kỹ thuật quan trọng, đánh cây từ đất chuyển sang chậu cũng là đảo, chuyển cây từ chậu sang chậu cũng là đảo trà. Để cây cho hoa đúng dịp tết thì ta tiến hành đảo trà vào khoảng giữa tháng 2 đến tháng 3 âm lịch để cây chuyển nụ. Thời điểm đảo trà phụ thuộc vào thời điểm cây ra mầm non. Sau khi cây bật mầm ta chăm sóc cho đến khi mầm ra lá non thì ta tiến hành đảo trà. Chồi cây đáng lẽ là chồi dinh dưỡng nhưng nhờ việc đảo trà nó chuyển thành trồi sinh sản rồi hình thành nụ hình thành hoa.
Ngoài việc đảo trà đúng thời điểm ta cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây. Thời điểm cây sinh trưởng mạnh cần bón phân có hàm lượng đạm và lân cao. Thời điểm hình thành hoa và nuôi nụ ta nên bón phân lân và kali. Lân giúp cây phát triển rễ còn phân kali giúp cây ra nhiều hoa, hoa đậm mầu và bền lâu.
Thứ ba ta cần chú ý cung cấp đủ nước cho cây. Sau tháng 10 âm lịch đến mùa xuân năm sau ta không cần bón phân thêm nhưng cần phải tưới nước định kỳ cho cây.
Thứ tư ta cần chú ý đến vấn đề cung cấp ánh sáng cho cây. Đối với mùa đông và mùa xuân thì trời dâm mát. Để đảm bảo cây không dụng nụ, lá và hoa ta cần tháo mái lưới che nắng nhưng chỉ tháo mái mà vẫn giữ vách để che chắn gió lùa vào mùa đông.
Thanh 10 October,2017
Bài viết khác-
Hướng dẫn pha thuốc trừ sâu thảo mộc từ gừng, ớt, tỏi và cách sử dụng
-
Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trà hoa vàng
-
Ý nghĩa phong thủy của cây hoa đỗ quyên và cách trưng bày hoa đỗ quyên
-
Ý nghĩa phong thủy của cây hoa hải đường và cách trưng bày hoa hải đường
-
Hướng dẫn kĩ thuật trồng hoa hải đường
-
Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Đỗ quyên
Từ khóa » Cây Trà My Có Dễ Trồng Không
-
Hoa Trà My Có ý Nghĩa Gì, Cách Trồng Và Chăm Sóc Ra Hoa đẹp - Eva
-
Ý Nghĩa Và Hướng Dẫn Cách Trồng Hoa Trà My Bung Nở Cực đẹp
-
Chia Sẻ Cách Chăm Sóc Hoa Trà My Tại Nhà Để Ra Hoa Đúng Dịp ...
-
Ý Nghĩa Hoa Trà My - Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Tốt Nhất
-
Những Điều Thú Vị Về Hoa Trà My Mà Bạn Có Thể Chưa Biết
-
Ý Nghĩa Phong Thủy Cây Trà My & Công Dụng Trong đời Sống
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Trà Mi
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Trà Mi
-
Cây Hoa Trà My - Đặc điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Cây Hoa Trà My? Những điều Bạn Cần Biết Về Loài Hoa Này
-
Cách Trồng Hoa Trà My đẹp Mê Mẩn Tại Nhà - YouTube
-
Trồng Hoa Trà My Không Dùng đất!!! - YouTube
-
Thiên Hạ Độc Nhất Trà My - Trăm Hoa Nở Rộ Không Bằng Một Nụ ...
-
Hoa Trà My Có Trồng được ở Miền Nam Không?