Hướng Dẫn Lái Xe Tải Cơ Bản Và Nâng Cao Cho Người Mới

Khác với các loại xe khác, phần hướng dẫn lái xe tải trở nên quan trọng với hầu hết người mới học. Vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được các thao tác từ cơ bản tới nâng cao cho loại xe tải này.

Mục Lục

Toggle
  • 1. Hướng dẫn cách lái xe tải cơ bản
  • 2. Kỹ thuật lái xe tải nâng cao

1. Hướng dẫn cách lái xe tải cơ bản

Ngay khi đăng ký học lái xe ô tô hạng C thì giáo viên sẽ hướng dẫn lái xe tải từ các thao tác cơ bản, làm quen xe.

Học cách điều chỉnh ghế ngồi lái xe và gương chiếu hậu

Ghế ngồi lái quyết định tư thế lái xe có thoải mái hay không. Do đó, trước khi lên xe các bác tài hãy điều chỉnh ghế lái sao cho phù hợp nhất với tầm với của mình. Bạn có thể kéo cần điều chỉnh ở dưới ghế để điều chỉnh ghế dịch lên trên hoặc lùi xuống dưới tùy theo nhu cầu.

Hoc-cach-dieu-chinh-ghe-ngoi-lai-xe-va-guong-chieu-hau
Học cách điều chỉnh ghế ngồi lái xe và gương chiếu hậu

Sau khi điều chỉnh ghế phải đảm bảo khi chân đạp hết hành trình các bàn đạp ly hợp, phanh và ga mà đầu gối vẫn còn chùng, già nửa lưng phải tựa nhẹ vào đệm lái, tư thế ngồi thoải mái nhất, 2 tay cầm nhẹ nhàng vào 2 bên vành vô lăng, mắt nhìn thẳng và khoảng trống đủ rộng để 2 chân mở thoải mái nhất.

Cầm vô lăng đúng cách khi học lái xe tải

Hướng dẫn lái xe ô tô tải cho người mới bắt đầu không quên kỹ thuật đánh lái xe tải. Ví dụ vô lăng lái như 1 chiếc đồng hồ, tay trái giữ vị trí từ 9-10 giờ, tay phải ở vị trí từ 2-4 giờ, 4 ngón tay ôm chặt vào vành vô lăng, ngón cái đặt dọc theo vành. Để thoải mái nhất khi lái xe bạn phải đáp ứng yêu cầu vai và tay thả lỏng tự nhiên, không được gồng mình lên quá sức, cũng không được với xa.

Cam-vo-lang-dung-cach-khi-hoc-lai-xe-tai
Cầm vô lăng đúng cách khi học lái xe tải

Sử dụng hộp số đúng cách khi lái xe tải

Về cơ bản nếu không theo đúng hướng dẫn lái xe ô tô tải sẽ dẫn tới việc gây tiêu hai nhiều nguyên liệu và về lâu dài sẽ làm cho hộp số bị ảnh hưởng hư hại sau này và gây nguy hiểm dẫn tới những vụ tai nạn không may có thể xảy ra.

Số N chính là chữ viết tắt “neutral” và nó có nghĩa là vị trí số 0, khi đang ở vị trí đó thì động cơ xe chạy không tải (Tức là xe hoạt động nhưng không di chuyển). Vì thế cần phải cài ở vị trí số N trong trường hợp kéo, đẩy xe khi đi bảo trì và bảo dưỡng.

Khi khởi động

Đối với xe số sàn lúc nào cũng phải được để ở vị trí số 0 khi khởi động và có kèm theo phanh tay. Đối với xe số tự động có thể cần khởi động ở số N và kèm theo phanh tay nhưng tốt nhất và tiện nhất là ở vị trí P (Parking)

Khi dừng xe trong khoảng thời gian là 30 giây trở lên (kể cả khi dừng đèn đỏ)

Đối với xe số sàn hoặc xe số tự động nới chung chắc chắn bạn sẽ về số N sau đó kéo thắng tay và tất nhiên là vẫn để cho máy chạy trong lúc chờ phải không. Một số người mới học lái xe ô tô tải thì thường dừng đèn đỏ với xe số vấn để số D và đạp phanh hay là đơi với xe số sàn thì đạp côn khi dừng đèn đỏ cách làm đó sẽ làm cho các chi tiết hộp số bị hư hại cũng như tiêu hao nhiên liệu và làm người lái xe bị mỏi chân hơn.

Khi xe đang chạy

Số N đây là số trung gian để chuyển tiếp khi sang số khác, với xe số tự động bạn chỉ cần cài số D để chạy thì xe số sàn bạn cần phải chuyển sang số phù hợp hơn với tốc độ cũng như đoạn đường mà bạn đang di chuyển về số N sau đó sang số khác là bài bài học cơ bản để điều khiển xe số sàn.

Lưu ý một số tình huống tuyệt đối không nên cài số N hay số 0 khi lái xe

Đấy là trường hợp khi lái xe tải xuống dốc, nhưng nhiều người họ cho rằng xe đang sẵn trớn khi lao xuống dốc vậy hãy chuyển về số mo và kết hợp cùng với việc nhấp phanh chân như thế sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu. Cách sử dụng hộp số đó hoàn toàn không đúng với kỹ thuật và rất là nguy hiểm cũng như không tiết kiệm được bao nhiêu nguyên liệu. việc sử dụng số N khi xuống dốc không khác gì cách tự sát bởi khi xe tải về số N tức là ngắt đường chuyển giữ  động cơ và bánh xe khi xuống dốc bánh xe nhờ vào quán tính như thế sẽ lao nhanh hơn và khi đó bạn phải đạp phanh sâu hơn để giúp kiểm soát tốc độ xe nhưng như thế sẽ làm cho phanh bị mòn mau hỏng hơn.

Vì vậy rất nguy hiểm nên khi xuống dốc để hãm lại quán tính lao dốc của xe tải vậy hãy cài số 2 và 3 hoặc 1 tùy thuộc vào con dốc bạn di chuyển.

Người mới tập lái xe tải cần phải nhuần nhuyễn các thao tác này thì mới có  thể chuyển tiếp đến các kỹ thuật lái xe nâng cao. Nếu cố tình học các kỹ năng phức tạp trong khi chưa thực hiện chuẩn thao tác cơ bản có thể gây ra nhiều rắc rối cho tài xế.

Cùng tìm hiểu một số kỹ năng nâng cao mà người học bằng lái xe C cần nắm được ở phần tiếp theo.

2. Kỹ thuật lái xe tải nâng cao

Khi đã thành thục các kỹ năng cơ bản về cách lái xe tải thì bạn sẽ thực hành tiếp các thao tác phức tạp hơn. Đây cũng là phần thi tương đối khó khi tham gia kỳ thi sát hạch lái xe.

Ky-thuat-lai-xe-tai-nang-cao
Kỹ thuật lái xe tải nâng cao

Dừng và khởi hành xe ngang dốc

Ở kỹ năng này, mình cũng không cần dùng ga, mở côn, thủ chân ga – chân thắng thì xe sẽ tự động lên. Lên dốc mà cắt sớm thì xe sẽ tuột lại, tới vạch là cắt và thắng ngay, nhả côn nhẹ nhẹ thấy xe rung rung, sau đó nhả thắng đạp ga lên là được.

Qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc

Cái này trước hết phải đi vào đúng làm cho hạng của mình. Khi đi thi lái xe ô tô hạng C mà đi vào làn B sẽ bị loại. Trước khi đi vào vệt nhớ đi đè lên vệt kiểm tra vào bài thi, không sẽ bị báo bỏ bài thi. Khi vào bài này phải giữ cho xe thật thẳng, đi chéo mà không đè bánh trước lên vạch thì cũng đè bánh sau. Giữ ổn định lái cho xe qua vạch thì mới đánh lái, không bị đè bánh sau lên vạch.

Nếu là kỹ năng qua đường hẹp vuông góc: khi vai mình lọt góc thì móc lái ngay, móc bên nào thì nhìn kính bên đó.

Qua đường vòng quanh co

Khi đi qua đoạn đường quanh co thì bạn nên thực hiện theo quy tắc “Tiến bám lưng – lùi bám bụng”. Quan trọng nhất là đánh tay lái phải nhanh và đúng thời điểm (khi nhìn mép cắp ca-bin chạm đến vỉa ba-toa).

Ghép xe dọc vào nơi đỗ

Bạn căn bằng gương trái bên lái, khi gương qua tầm giữa chuồng thì đánh vô lăng phải đến khi nào nhìn gương bên trái thấy cửa chuồng (cụ phải lưu ý độ rộng của làn đường trước chuồng, bạn nên tập ở bãi rộng, dễ hơn) thì trả vô lăng về trái. Lùi vào chuồng, thì bạn căn qua gương làm sao để đuôi xe không bám quá sát vào góc cửa chuồng (cách tầm 20-30cm là đẹp), khi xe vào đến cửa chuồng thì đánh vô lăng trái nhiều khi nào thấy xe song song với thân chuồng thì trả lái phải.

Khi đi thi mà nghe tiếng báo “Ping” thì mình thắng lại, nếu không thắng thì sẽ báo rớt nhé. Nếu nhỡ bị lệch trái hoặc phải quá thì cho xe tiến lên rồi chỉnh lại. Chú ý thời gian nữa.

Thay đổi số trên đường thẳng

Khi đi thi, nghe tín hiệu “Tứng tưng” thì thắng đứng, khi lái xe đến vị trí có biển tăng số mới được tăng lên số 2. Khi vị trí có biển tăng dốc mới được tăng tốc. Tại thời điểm qua biển báo tối thiểu 20km/s tốc độ trên xe phải trên 20 km/s và đang ở số 2. Tại thời điểm qua biển báo tốc độ tối đa 20km/s tốc độ trên xe phải dưới 20 km/s và xe phải ở số 1. Lưu ý nếu lúc qua biển sau mà xe đang ở số 1, đạp côn thì hệ thống sẽ nghĩ bạn đang đề số 0 nên bạn sẽ bị trừ điểm thật đáng tiếc, đi tiếp qua biển sau cho chắc ăn.

Trên đây là nội dung hướng dẫn lái xe tải cho người mới học lái xe. Học viên cầm nắm rõ nội dung này trước khi thi bằng để có kết quả thi tốt nhất. Khi có nhu cầu tham gia các khoá học, bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc để lại bình luận dưới bài viết để được tư vấn trực tiếp.

Tin tức khác:

  • Phù hiệu xe tải là gì? Quy định về cấp phù hiệu xe tải mới nhất

Từ khóa » Những Kỹ Năng Lái Xe Tải