HƯỚNG DẪN LÀM BỐ CỤC MỸ - MỸ THUẬT 2 - NoithatHot

Tổng hợp các bài Mỹ Thuật 2 ( PHẦN 1)

 *PHẦN 1 TIẾP CẬN VÀ LÀM QUEN VỚI ĐỀ THI MỸ THUẬT 2

  *PHẦN 2 GIẢI QUYẾT VÀ HƯỚNG DẪN LÀM CÁC ĐỀ THI PHẦN 1

Mọi thác mắc commen tại đây :https://www.facebook.com/HoiNhungNguoiThiKhoiVH hoặc liên hệ trược tiếp cho mình :0989.873.334 -0904 602 675 

Phần 1: Phương pháp chung để làm một đề thi bố cục mỹ thuật

Bước 1 : Phân tích đề tài

Bước này nên dành một khoảng thời gian từ 10 đến 20 phút để tập trung phân tích đề bài, tránh lạc đề cũng như tránh bị lừa nếu đề tài lắt léo

1- Phân loại đề tài :

– Bố cục tạo hình: +bố cục có chủ đề +bố cục tự thân – Trang trí – Tượng trưng +logo +bố cục tượng trưng +cổ động (thường cái này ko có mấy vì nó thuộc bên mỹ thuật) – Khối

2- Các yếu tố tạo hình

Chú ý khái niệm “hoặc” khác với “và” -Điểm -Tuyến -Diện -Khối

Bước 2: Phác thảo Bước 3: Dựng hình

1-Phóng hình 2-Chỉnh hình : về mặt tỉ lệ , thêm bớt một số hình

Ví dụ: Cho 1 hình chữ nhật 10*15 bằng các đường nét thẳng, cong, kết hợp với 1 trong các hình thể cơ bản sau : tam giác , tròn, vuông tạo dựng bố cục trong chủ đề được mùa nhằm diễn tả những vụ mùa tươi tốt Phân tích : – Bố cục có chủ đề – Yếu tố tạo hình : + Đường thẳng và đường cong ( ko giới hạn số đường ) + Một loại hình học cơ bản ( có thể dùng hình tam giác thì ko dùng hình tròn hay vuông nữa, và ngược lại )

Bước 4: Lên sắc độ cho tòan bài

Phần 2: Các yếu tố cấu thành tác phẩm Bố Cục

1-Cấu thành tác phẩm :

-Nội dung -Ý tưởng -Hình thức thể hiện

2-Đánh giá tác phẩm :

Đánh giá tác phẩm dự trên các yếu tố sau : -Thông điệp thị giác --> nhận thức -Công cụ biểu hiện tư tưởng --> nội dung truyền đạt -Diễn đạt tình cảm, tâm trạng, văn hóa của chủ thể sáng tác

3-Nội dung biểu đạt : Xét trên các quan hệ tạo hình : -Hình ( chủ thể trong tranh ) -Nền -Các quan hệ qua lại ( hình – nền , chính – phụ , nền – nền , …) -Hình thức thể hiện ( sắc độ )

4-Cách tạo dựng ý tưởng cho tác phẩm _ Cách khai thác đề tài : Từ đề tài đã được xác định Bước 1: Thu hẹp đề tài Bước 2: Định hướng khai thác ý Bước 3: Khai thác hình ảnh Các cách khai thác đề tài + Đặt giả thiết ***g ghép với thiên nhiên ( hiện tượng , cấu trúc, tín hiệu , hình ảnh, đặc điểm, hình dạng ) + ***g ghép với văn hóa truyền thống ( truyền thuyết, giai thoại, lễ hội, bản sắc, phong tục, tập quán ) + Đẩy về những hoạt động liên quan đến cuộc sống con người ( nếp ăn, sinh hoạt, thói quen, … ) Ví dụ : Để khai thác đề tài “ mùa xuân ” có rất nhiều hướng tiếp cận việc khai thác như từ các lễ hội , từ thiên nhiên ( dấu hiệu của sự sống, của sự nảy mầm, của hoa đào) , từ con người với nhưng hoạt động đặc trưng cho một cái tết chẳng hạn. Chú ý: Tên đề tài không nên chung , ko nên xa xôi, khó hiểu mà nên gần gũi, cô động : ví dụ như đề tài “mùa xuân” có thể đặt một cái tên cho bài như : “ khúc giao mùa “ , “ giai điệu đầu xuân “ …

5-Các phương pháp tiếp cận đề tài: 1-Bán trừu tượng : mô tả hiện thực nhưng được cách điệu 2-Đồng dao: cách điệu hình ảnh con người và nhưng sinh hoạt bình dị của thôn quê ( đã bao giờ bạn để ý 1 vùng quê , đã nghe vài điệu hát đồng dao : “Cái Bống” , “Nhảy lò cò” , “Tập đếm” …) 3-Trừu tượng : Không bắt chiếc, ko mô phỏng, chỉ dùng các quy luật của thị giác, quan hệ giữa các hình học cơ bản , các đường nét cơ bản, vận dụng tối đa ngữ nghĩa của chúng để gây liên tưởng mạnh. 4-Xắp đặt : Dùng các hình học cơ bản diễn tả bằng bằng cách xắp xếp dựa trên mối quan hệ giữa các hình, khoảng cách … 5-Lập thể : Đan xen nhiều góc độ, nhiều hướng nhìn khác nhau, tạo sự mới lạ và phong phú.

Chú ý : -Riêng nhóm 1 và 2 ngòai việc lưu ý các quy luật tạo hình, thì còn có đề tài khai thác , nên việc chọn hình ảnh để cách điệu cũng như cách điệu rất quan trọng, ko thể vẽ 1 con người như 1 con ma, cũng ko thể vẽ con người như con người của mỹ thuật, chỉ bắt lấy hình thái, động thái, tính chất, đặc điểm, tỉ lệ mà giản lược về đường nét. -Còn về nhóm 3 thì quan trọng là quy luật, sự tương tác giữa các hình, giữa đường nét và vẻ đẹp tự thân của riêng 1 hình hay của cả nhóm hình ( tổ hợp hình thể ) , cũng như cả sắc độ thể hiện. Trừu tượng ko có nghĩa là vẽ một hình tròn rồi nói nó là sự tòan vẹn , sự xum vầy , sự hòan thiện mà chỉ là bản thân hình tròn gây cảm giác tòan vẹn mà thôi, chứ nói ko phải là sự tòan vẹn, cũng như sự xum vầy phải được thể hiện bằng sự phản ánh của các hình thể được tổ hợp lại.

HƯỚNG DẪN LÀM BỐ CỤC MỸ – MỸ THUẬT 2
Bóng mẹ
HƯỚNG DẪN LÀM BỐ CỤC MỸ - MỸ THUẬT 2
HƯỚNG DẪN LÀM BỐ CỤC MỸ – MỸ THUẬT 2
bài tập luyện nét
tạo hiệu quả mảng và chính phụ
kí ức trường sơn

Một số đề cho các bạn ôn thi thử làm

1.Cắt,khoét, dịch chuyển tạo thành bố cục đẹp từ khối trụ,nón

2.Từ 5 đến 7 khối lập phương tạo thành 1 bố cục khối đẹp mang hình tượng 1 công trình kiến trúc.

3.Từ các đường nét giản đơn, em hãy vẽ 1 bố cục trang trí chủ để 1 công trình kiến trúc đặc trưng cho HN.

4.Bố cục chủ để :”Mùa hè sôi động”, 4 sắc độ cơ bản, yếu tố tạo hình không hạn chế.

5.Bố cục chủ để :”Chìa khóa tương lai”, 4 sắc độ cơ bản, yếu tố tạo hình không hạn chế

6.Là 1 SV KT (nếu được),anh chị hãy vẽ 1 bố cục chủ đề: “Khát vọng tuổi trẻ”, nhằm thể hiện khát vọng thành đạt trong nghề nghiệp.

7.Bằng các nét cong tự do,thẳng vẽ bố cục chủ đề : “Mái trường”.

8.Bằng đường nét cong đơn giản và 1 trog các hình cơ bản :Vuông.nửa tròn, tròn, tam giác đều, chữ nhật.Vẽ bố cục chủ đề Olympic Bắc Kinh 2008.

9.Hãy kể câu chuyện với hình tượng “Ngọn lửa” làm trung tâm bằng 1 bố cục tạo hình.

10.Bố cục chủ đề : “Xe đạp”.

11. Bố cục tạo hình chủ đề : “Cây đàn ghi ta”.

12. Trên khuôn khổ 25X25 hãy vẽ 1 bố cục tạo hình nhằm giới thiệu cho bạn bè thế giới về Việt Nam quê hương tôi….và viết 1 vài câu giới thiệu cho bố cục vừa vẽ….tô 4 sắc độ cho bố cục “…..

13.”Kiến trúc là âm nhạc tinh kết”. Bằng khả năng của mình, anh chị hãy vẽ 1 bố cục giải thích rõ ý nghĩa của câu nói trên. số lượng yếu tố tạo hình không hạn chế,sắc độ cơ bản.

14.Hình tượng Trăng trong dân gian là một hình tượng đẹp, sử dụng 5 quy luật tổ hợp hình cơ bản anh (chị) hãy vẽ 1 bố cục có chủ đề về Trăng.

15.”Kiến trúc sư Lecourt Busiier là KTS có trái tim của 1 nhà thơ, bàn tay cảu 1 họa sĩ, khối óc của 1 nhà khoa học. Anh chị hãy vẽ 1 bố cục tạo hình minh họa cho câu nói trên.”

16. Hình tượng Cuội trong văn học dân gian là một hình tượng đẹp và giàu tính biểu hiện, bằng trí tưởng tượng của mình anh( chị) hãy vẽ 1 bố cục tạo hình minh học cho ý tưởng của mình, yếu tố tạo hình tùy ý, 4 sắc độ cơ bản, 25*25.

17….Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày…….ngoài thềm.

Sử dụng dụng những hình ảnh trong cấu từ của bài hát “Quê hương” bằng cảm xúc và trí tưởng tượng của mình, anh chị hãy vẽ một bố cục trang trí trong một hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước tùy ý sao cho cân đối trên tờ giấy thi. Ko quá 4 sắc độ, trong đó sáng nền giấy là 1 sắc độ.( đề năm nay)

18.cho 5 đường cong và 3 đường thắng. Thí sinh hãy bố cục thành một công trình nổi tiếng nào đó của thế giới.

19.cho 5 đường cong và 3 đường thắng. Thí sinh hãy tạo nên một Hoa sắt trang trí đường kính 1m cho công trình nhà ở. Đảm bảo tính mỹ thuật &an ninh. ****chỉ còn 3 tháng nừa là thi đại học,,,mình làm bài hướng dẫn làm bố cục mỹ thuật 2 này nhằm tạo điều kiện cho các bạn ở quê chưa được tiếp xúc với đề thi mỹ thuật và có thời gian nghiên cứu trước kì thi sắp tới,,,,và mình mong mọi người để lại những nhận xét những gì chưa hiểu và thấy khó khăn nhất trong môn thi này để mình hướng dẫn  các bạn có hiệu quả hơn.***                                                  *chúc các bạn thành công*

 LUYỆN THI KHỐI V KHỐI H HOTLINE : 0989.873.334 Facebook: www.facebook.com/tranvandung09mtNội Thất Hot – Thiết kế nội thất chuyên nghiệphttp://noithathhot.com Chuyên thiết kế nội thất, ngoại thất với giá rẻ, chuyên nghiệp. 5/5 (1 Review)

Từ khóa » Bố Cục Mỹ Thuật