Hướng Dẫn Làm Bóng Bề Mặt Nhựa Epoxy
Có thể bạn quan tâm
Trang sức và các vật dụng trang trí bằng nhựa epoxy đông cứng ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, sau khi thực hiện quá trình đông cứng epoxy bề mặt thường không đạt độ bóng cần thiết, vậy làm cách nào làm cho bề mặt trở nên sáng bóng? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Xác định định độ cứng của khối nhựa
Không phải tất cả các loại nhựa đều có khả năng chịu nhiệt và ma sát tốt, một số loại epoxy kém chất lượng thường mềm và dễ dàng tan chảy khi gặp nhiệt độ cao (điều không tránh khỏi khi ma sát được tạo ra trong quá trình đánh bóng), do đó việc xác định đặc tính của khuôn nhựa là điều vô cùng cần thiết cho quá trình đánh bóng
Để làm được điều này hãy xác định loại nhựa mà bạn đã sử dụng. Nhựa polyester và polyurethane là hai loại có độ cứng cao, có rất ít loại epoxy có độ cứng cao (tương tự với độ cứng của thủy tinh) trừ những loại cao cấp sẽ cho ra các khuôn trong suốt và sáng bóng mà không cần phải thực hiện khâu đánh bóng như các loại epoxy trong việc phân tích mẫu phòng thí nghiệm (tuy nhiên giá thành rất đắt so với loại thông thường)
Nếu nhựa epoxy của bạn sau khi đã đông đặc thành công nhưng lại có thể làm lõm bằng móng tay hoặc làm mềm nó bằng nhiệt độ cơ thể thì đây không phải là loại epoxy chất lượng
Đánh bóng nhựa “cứng” bằng bánh vải và hợp chất đánh bóng
Vật tư chuẩn bị: bánh vải đánh bóng, hợp chất đánh bóng, máy mài
Gắn bánh vải lên máy mài, tiến hành cho máy mài quay và phân phối đều phần hợp chất đánh bóng đều lên bánh vải. Sau đó, tiến hành đẩy nhẹ bề mặt nhựa cần đánh bóng (lưu ý không cho bề mặt tiếp xúc với bánh vải quá lâu tránh gây ra quá nhiều ma sát làm nóng bề mặt)
Ngoài ra, có thể sử dụng các loại máy cầm tay có công dụng tương tự tuy nhiên chỉ phù hợp cho các loại trang sức nhỏ, với những loại có kích thước lớn cần sử dụng thiết bị lớn hơn để nâng cao thời gian hoàn thành công việc.
Phương thức đánh bóng
– Giữ cho bề mặt tiếp xúc di chuyển liên tục, hãy đảm bảo không khu vực nào trên bề mặt tiếp xúc quá vài giây – Không nhấn quá nhiều lực vào miếng nhựa – Đảm bảo vải đi qua hết các điểm cần đánh bóng trên mẫu – Rửa lại bằng bằng xà phòng để loại bỏ chất đánh bóng bám trên bề mặt
Đánh bóng nhựa mềm: bằng tay và hợp chất đánh bóng
Vật tư chuẩn bị: khăn micro hoặc vải mềm, chất đánh bóng
Vì nhựa mềm dễ bị tan chảy dưới tác động của nhiệt độ do ma sát gây ra do đó không thể sử dụng máy để đánh bóng. Đối với loại nhựa có đặc tính này thì phương án đánh tay thủ công nên được áp dụng (có thể sử dụng dung dịch đánh bóng silica colloidal hoặc một số dạng chất đánh bóng dạng sệt để đạt được hiệu quả cao hơn)
Hãy lưu ý với việc đánh bóng loại nhựa mềm này không sử dụng đến máy nên hiệu suất bóng có thể không cao bằng tuy nhiên vẫn giúp bề mặt của bạn sáng hơn
Phương thức đánh bóng
– Cho một lượng chất đánh bóng vừa đủ lên vải hoặc khăn – Đánh đều lên phần bề mặt cần đánh bóng cho đến khi thấy bề mặt sáng hơn
Một số phương pháp khác để làm bóng nhựa
Dĩ nhiên không phải trong trường hợp nào bạn củng có thể làm sáng bóng bề mặt của mình, việc đánh bóng này có thể đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật của người tiến hành vậy còn các nào để khôi phục bề mặt không? Câu trả lời là có, bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp dưới đây
- Phủ lên một lớp nhựa khác (Recoat): Có thể xem là một phương án thay thế trong một số trường hợp bạn không có chất đánh bóng hoặc quá trình của bạn gây ra một vết lõm trên bề mặt. Tuy bề mặt sẽ có chút lộn xộn nhưng đây được xem là một phương án chữa cháy hữu hiệu trong một số trường hợp
- Sử dụng keo xịt bóng nhựa: Keo xịt là một hợp chất cần thiết cho quá trình làm nhẵn bề mặt bị nhám. Tuy nhiên, để có được hiệu quả cao nhất trước tiên hãy đảm bảo rằng bề mặt vật liệu không có vết trầy xước, vết lõm. Sử dụng bình xịt này tương tự như bình phun sơn, phun nhẹ một vài lớp ở bề mặt cần làm bóng (nếu bề mặt ban đầu có vết xước có thể thực hiện recoat trước khi xịt làm bóng)
- Sử dụng các chất đánh bóng ô tô: mặc dù không cung cấp độ bóng cần thiết nhưng vẫn ở mức chấp nhận được
Để được tư vấn về các ứng dụng đánh bóng củng như mua các loại vật tư cho quá trình mài đánh bóng tốt nhất bạn có thể liên hệ
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG 028 3977 8269 / 028 3601 6797 Email: sales@lidinco.com Website: https://lidinco.com 14 Thiên Phước, Phường 9, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Việt Nam
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » độ Bóng Bề Mặt Nhựa
-
Nano đánh Bóng Bề Mặt Nhựa - Kim Loại - Tạo Độ Bóng Cứng
-
Độ Bóng Bề Mặt Là Gì? Tiêu Chuẩn Và Các Cấp độ Bóng Bề Mặt
-
Tiêu Chuẩn độ Nhám Bề Mặt - Gia Công CNC
-
Máy đo độ Bóng Là Gì? Nguyên Lý Hoạt động Máy đo độ Bóng Bề Mặt
-
Phương Pháp đánh Bóng Khuôn Nhựa
-
Tiêu Chuẩn độ Bóng (gloss Meter) Trong Các Ngành Công Nghiệp
-
ABS Có độ Bóng Cao - Hạy Nhựa ABS Kỹ Thuật - Sunwell Vina
-
Hướng Dẫn A - Z Về Mài - đánh Bóng Khuôn Nhựa - Lidinco
-
Độ Nhám Bề Mặt Là Gì? Tiêu Chuẩn độ Nhám được Quy định Như Thế ...
-
Tìm Hiểu Về đánh Bóng Bề Mặt Lòng Khuôn ép Nhựa - Việt Chuẩn
-
Cách Kiểm Tra độ Bóng Của Tấm Nhựa Phủ Mực (dầu) UV - Mega Export
-
Xi Đánh Bóng Bề Mặt Nhựa Cana Chống Trầy, Đánh Bay Vết Xước ...
-
Dung Dịch Làm Sạch đánh Bóng Bề Mặt Nhựa, Cao Su Bz 600ml, Phục ...