[Hướng Dẫn] Làm Gì Sau Khi Nặn Mụn để Không Bị Thâm?

Nội dung chính trong bài:
  1. Tại sao nặn mụn lại bị thâm?
  2. Sau khi nặn mụn nên làm gì để không bị thâm?

Tại sao nặn mụn lại bị thâm?

Một trong những hệ quả của mụn khiến nhiều người lo ngại đó là sẹo thâm. Về cơ bản, thâm mụn mặc dù không gây đau đớn, khó chịu cho khổ chủ nhưng lại khiến làn da trở nên thiếu đều màu, và mất thẩm mỹ.

Do đó, hầu hết khi bị mụn chúng ta đều mong muốn trị hết mụn và không để lại bất cứ tàn tích nào. Nhưng theo lẽ thường, thâm mụn lại rất dễ xuất hiện sau mụn, cụ thể hơn sau nặn mụn rất dễ để lại thâm.

Vậy tại sao nặn mụn lại bị thâm?

1. Nặn mụn sai cách

  • Thực tế thì nặn mụn không hề đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ. Đó cũng là lý do vì sao các bác sĩ da liễu luôn khuyến khích người bệnh nên đến các cơ sở spa uy tín, phòng khám da liễu để lấy mụn thay vì tự nặn mụn tại nhà.
  • Về cơ bản những nốt mụn đầu đen, mụn cám nhỏ bạn vẫn có thể tự lấy tại nhà. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đảm bảo nặn mụn đúng cách. Nặn mụn đúng cách được hiểu là đúng kỹ thuật, vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi nặn mụn. Nếu bạn không đảm bảo được yếu tố vệ sinh, các vi khuẩn sẽ xâm nhập và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
  • Bên cạnh đó, nếu thao tác nặn mụn dùng lực quá mạnh, không dồn đúng trọng tâm đẩy mụn ra ngoài thì khả năng da bị thương tổn, các mạch máu vùng da gần ổ mụn bị vỡ, gây nên hiện tượng tụ máu bầm, da bị thương tổn và các hắc sắc tố melanin sẽ hình thành để bảo vệ da. Thâm mụn từ đó xuất hiện.
  • Ngoài ra, với các nốt mụn bọc mủ, mụn sưng viêm khả năng bị viêm, thâm thường rất cao. Bởi lẽ, các nốt mụn này vùng da bên dưới bị thương tổn khá lớn. Và nếu bạn không nặn mụn đúng thời điểm, nốt mụn chưa chín, chưa đủ già, chưa gom cồi thì khi nặn các ổ dịch bên dưới sẽ dễ bị lây lan, khó nặn ra hết ổ dịch và thâm mụn sẽ bị hình thành.
  • Một trong những lý do hàng đầu nặn mụn bị thâm là do bạn dùng tay nặn mụn, cạy mụn, thường xuyên chạm lên vùng da mụn sau khi nặn. Bởi dưới tác động ngoại lực từ bạn tay, các hắc sắc tố melanin sẽ được tăng sinh.

Nguyên nhân nặn mụn lại bị thâm

Nguyên nhân nặn mụn lại bị thâm

2. Không trị mụn sớm

  • Khi các ổ mụn không được can thiện bằng sản phẩm, thuốc trị mụn sớm, khả năng mụn ăn sâu, lan rộng dưới da là điều khó tránh khỏi. Các ổ mụn này rất khó xử lý, khi nặn mụn các dịch mủ còn ứ đọng và khả năng mụn thâm hình thành là điều dễ hiểu.
  • Khi trị mụn sớm, các nốt mụn khô, gom cồi, diện tích vùng da bị thương tổn sẽ được thu nhỏ lại. Và khi nặn mụn cũng dễ dàng hơn, hạn chế thâm mụn.

3. Lạm dụng kem bôi trị mụn

  • Đa số các loại thuốc bôi, kem bôi trị mụn đều sẽ có thành phần BHA, benzoyl peroxide. Các hoạt chất này thường có khả năng loại bỏ lớp tế bào trên bề mặt da. Do vậy, mặc dù giúp các nốt mụn nhanh khô, gom cồi thì vùng da mụn cũng trở nên mỏng hơn, mẫn cảm hơn. Khi bị tác động bởi yếu tố bên ngoài, chạm tay, vùng da đó sẽ nhanh chóng sản sinh melanin hình thành nên vết thâm.

4. Không bảo vệ da sau nặn mụn

  • Da sau nặn mụn như đã chia sẻ thường rất nhạy cảm và yếu. Chính vì vậy, nếu không được che chắn bảo vệ thì da sẽ bị tác động từ tia UV ánh nắng mặt trời, ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử hoặc tác động nhiệt cũng có thể khiến kích thích melanin hình thành.
  • Có thể nói, sau khi nặn mụn bị thâm nguy cơ rất cao. Trong khi đó, trị mụn thâm còn tốn nhiều công sức hơn trị mụn rất nhiều. Các vết thâm mụn có thể chuyển tiến thành vết nám.

Sau khi nặn mụn nên làm gì để không bị thâm?

Để làn da đều màu, nói không với thâm sau nặn mụn bạn cần chú ý những điều sau.

1. Vệ sinh da mặt sạch sẽ

  • Trước - trong và sau khi nặn mụn bạn đều cần vệ sinh da mặt sạch sẽ, cần dùng đến các dung dịch sát khuẩn để triệt tiêu khả năng lây lan ổ mụn cũng như viêm nhiễm.
  • Sau khi nặn mụn ngày đầu tiên bạn nên dùng nước muối sinh lý làm sạch da thay vì sữa rửa mặt. Bởi lẽ, một số loại sữa rửa mặt sẽ có thành phần gây kích ứng cho da.

2. Chườm đá lạnh

  • Sau khi nặn mụn, vùng da bên dưới bị thương tổn và rất dễ bị tụ máu bầm gây thâm mụn. Vì vậy, chườm đã cũng là một biện pháp nhằm xua tan máu tụ đó, thâm mụn cũng nhờ vậy tiêu tan.
  • Tuy nhiên, bạn cần chú ý dùng loại đá chườm sạch, không để chung với thức ăn, thực phẩm sống vì khả năng bị nhiễm khuẩn cao. Đồng thời bạn nên dùng thêm một khăn bông sạch để bọc đã, tránh chườm trực tiếp có thể phỏng da. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các loại đá viên làm từ rau diếp cá xay, rau má xay để vừa kháng khuẩn, kháng viêm, vừa bổ sung vitamin giảm thâm mụn.

3. Đắp mặt nạ trị thâm

  • Khi nặn mụn tại spa các kỹ thuật viên thường sẽ đắp mặt nạ giảm thâm, làm dịu da. Tuy nhiên nếu bạn nặn mụn tại nhà cũng có thể sử dụng mặt nạ trị thâm từ thiên nhiên, hoặc một số loại mặt nạ có sẵn chuyên dành cho da mụn.
  • Mặt nạ không chỉ bổ sung dưỡng chất, vitamin giúp giảm thâm mụn mà còn giúp bổ sung độ ẩm, giúp làn da tổn thương do vừa nặn mụn sẽ nhanh lành hơn.
  • Bạn có thể áp dụng một số loại mặt nạ từ nha đam tươi, mật ong, trà xanh, hoặc một số loại mặt nạ chuyên dụng như Mặt nạ kháng viêm kháng khuẩn Jean D’arcel, mặt nạ Naruko tinh chất tràm trà.

Làm gì sau khi nặn mụn để không bị thâm?

Làm gì sau khi nặn mụn để không bị thâm?

4. Dùng kem bôi trị thâm mụn

  • Hiện nay trên thị trường không chỉ có sản phẩm thuốc bôi trị mụn mà còn có các sản phẩm bôi trị thâm mụn. Các sản phẩm này chủ yếu bổ sung một số hoạt chất vừa giúp phân tán melanin, giúp da khỏe hơn mà còn giúp da sáng hơn.

Gợi ý một số sản phẩm thuốc bôi trị thâm mụn:

  • Kem trị thâm mụn La Roche Posay Effaclar Duo+: thành phần chính gồm Mannose, Acid Salicylic, Zin Pca có tác dụng kháng khuẩn kháng viêm hạn chế mụn quay lại và giúp dưỡng ẩm, kiểm soát dầu thừa. Đặc biệt ngăn ngừa hình thành melanin thâm mụn.
  • Kem trị mụn thâm trắng da Decumar: thành phần chính là tinh chất nghệ, hành tây đỏ, lô hội, vitamin e. Các hoạt chất chủ yếu kháng khuẩn, kháng viêm, tăng cường dưỡng ẩm cho da. Lô hội giúp làm dịu da, giảm tình trạng đỏ sau nặn mụn. Tinh chất nghệ giúp hạn chế melanin hình thành.

5. Che chắn bảo vệ da

  • Bạn cần sử dụng kem chống nắng cũng như luôn che chắn cho da trước khi ra ngoài, hoặc ngồi trước tivi, máy tính. Thậm chí khi nấu cơm, tiếp xúc gần với nhiệt độ bạn cũng cần che chắn và hạn chế.

6. Hạn chế vận động thể dục thể thao

  • Tránh tập thể dục thể thao mạnh sau nặn mụn vì tuyến mồ hôi sẽ được kích thích hoạt động mạnh tiết ra mồ hôi và nguy cơ làm viêm nhiễm vùng da mụn vừa được lấy rất cao. Bạn chỉ nên tập lại sau 2-3 ngày sau nặn mụn.

Từ khóa » Trị Máu Bầm Mụn