Hướng Dẫn Làm Thủ Tục đăng Ký Kinh Doanh Hộ Gia đình

Đăng ký kinh doanh hộ gia đình là cơ sở pháp lý xác định hộ gia đình đang tiến hành kinh doanh. Việc đăng ký kinh doanh của hộ gia đình theo hình thức “hộ kinh doanh” vẫn được điều chỉnh bằng pháp luật doanh nghiệp. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình.

huong dan dang ky thanh lap ho kinh doanh
Hướng dẫn đăng ký thành lập hộ kinh doanh

Mục Lục

  • 1 Hộ kinh doanh là gì?
  • 2 Điều kiện đăng ký kinh doanh hộ gia đình
  • 3 Hướng dẫn thủ tục Đăng ký kinh doanh hộ gia đình
    • 3.1 Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ gia đình
    • 3.2 Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  • 4 Cách tiến hành đăng ký kinh doanh hộ gia đình
  • 5 Công việc Luật Long Phan sẽ thực hiện khi đăng ký
    • 5.1 Tư vấn pháp luật về thủ tục, hồ sơ đăng ký
    • 5.2 Soạn thảo đơn từ, mẫu biểu cho khách hàng
    • 5.3 Nhận ủy quyền làm việc với cơ quan chức năng

Hộ kinh doanh là gì?

Khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký Doanh nghiệp định nghĩa hộ kinh doanh như sau:

“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”

Vậy để đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký kinh doanh phải:

  • Là Công dân Việt Nam
  • Đủ 18 tuổi
  • Có hành vi dân sự đầy đủ
  • Hộ gia đình làm chủ
  • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh

>> Tham khảo thêm: NHỜ NGƯỜI KHÁC ĐỨNG TÊN HỘ GIẤY PHÉP KINH DOANH CÓ BỊ PHẠT KHÔNG?

Điều kiện đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sẽ được cấp cho hộ nếu đáp ứng được những điều kiện dưới đây:

  1. Ngành nghề muốn kinh doanh không thuộc các danh mực ngành nghề cấm kinh doanh của nhà nước.
  2. Tên hộ kinh doanh phải bao gồm tên riêng và hộ kinh doanh. Trong đó tên riêng không được dùng bất cứ kí hiệu, từ ngữ vi phạm đến văn hóa, lịch sử, thuần phong mỹ tục.
  3. Cần nộp lệ phí theo đúng quy định, lệ phí đăng ký kinh doanh hiện là 100.000đ/lần.

Hướng dẫn thủ tục Đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Để tiến hành đăng ký kinh doanh hộ cá thể, đại diện hộ gia đình phải nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh, bao gồm:

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

Giấy này phải có các nội dung như: Tên hộ kinh doanh; địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại; email; Ngành, nghề kinh doanh; Số vốn kinh doanh; Số lao động; Họ tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp CMND hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của các cá nhân thành lập hộ…

Các giấy tờ chứng minh nhân thân của các thành viên hộ gia đình:

Bản sao của Thẻ căn cước công dân hoặc CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực

LƯU Ý:

  • Nếu hộ kinh doanh do các cá nhân thành lập, thì trên các giấy tờ cần thiết phải có địa chỉ cư trú, chữ ký, đầy đủ bản sao CMND của các cá nhân; biên bản họp nhóm cũng cần có sự tham dự của các cá nhân này. Tương tự với trường hợp người thành lập hộ kinh doanh là hộ gia đình.
  • Đối với ngành, nghề cần có chứng chỉ hành nghề hay có vốn pháp định thì cần kèm theo bản sao hợp lệ các chứng chỉ, văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
đăng ký hộ kinh doanh
Đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Cách tiến hành đăng ký kinh doanh hộ gia đình

  • Nơi đăng ký kinh doanh:

Cá nhân/nhóm cá nhân/đại diện hộ gia đình gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

  • Thời gian nhận kết quả:
  • Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp GIẤY CHỨNG NHẬN đăng ký hộ kinh doanh.
  • Sau 03 ngày làm việc mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người đăng ký kinh doanh có quyền khiếu nại.
  • Sau khi đăng ký hộ kinh doanh:

Sau khi đăng ký hộ kinh doanh thì phải đăng ký mã số thuế và nộp thuế theo quy định của pháp luật.

>> Tham khảo thêm: HỘ KINH DOANH CÓ ĐƯỢC CẤP MÃ SỐ THUẾ KHÔNG?

Công việc Luật Long Phan sẽ thực hiện khi đăng ký

Tư vấn pháp luật về thủ tục, hồ sơ đăng ký

Chúng tôi sẽ tư vấn về những lưu ý cần thiết về điều kiện đăng ký kinh doanh hộ gia đình bao gồm:

  • Đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh
  • Cách đặt tên hộ kinh doanh
  • Ngành nghề đăng ký kinh doanh
  • Địa điểm đăng ký kinh doanh
  • Vốn điều lệ
  • Số lao động tối đa của hộ kinh doanh (các lao động cố định hay lao động thời vụ tại hộ kinh doanh)

Soạn thảo đơn từ, mẫu biểu cho khách hàng

Chúng tôi sẽ soạn thảo các đơn từ cần thiết, các giấy tờ cần có cho quý khách hàng để đăng ký hộ kinh doanh

Nhận ủy quyền làm việc với cơ quan chức năng

Chúng tôi sẽ trực tiếp làm việc với cơ quan chức năng khi có yêu cầu về giấy đăng ký kinh doanh hay các vấn đề khác liên quan đến pháp luật

>> Tham khảo thêm: DỊCH VỤ LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP

dich-vu-tu-van-phap-luat-tai-longphan
Dịch vụ tư vấn pháp luật của Luật Long Phan

Trên đây là những thông tin đầy đủ, cập nhật nhất về các thủ tục, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, cùng những lưu ý quan trọng. Nếu bạn không có thời gian hay gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục kể trên, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư trực tiếp tư vấn.

Từ khóa » Nhà Dân Kinh Doanh