Hướng Dẫn Lập Báo Cáo Tài Chính đầy đủ Và Chính Xác Nhất

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của Doanh nghiệp.

Nói cách khác, báo cáo kế toán tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của Doanh nghiệp cho những người quan tâm (chủ Doanh nghiệp nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…) 

Bài viết dưới đây Kế Toán Lê Ánh sẽ Hướng dẫn chi tiết cách lập báo cáo tài chính đầy đủ và chính xác nhất

Nội dung bài viết:

  • I. Quy định về lập báo cáo tài chính
    • 1. Kỳ lập báo cáo tài chính
    • 2. Quy định về kiểm toán báo cáo tài chính
    • 3. Chế độ kế toán doanh nghiệp lựa chọn áp dụng
    • 4. Nơi nhận báo cáo tài chính
    • 5. Bộ báo cáo tài chính phải nộp
    • 6. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
    • 7. Các doanh nghiệp không phải nộp báo cáo tài chính năm
  • II. Bảng Cân Đối Kế Toán: Mẫu số B01-DN trong Báo cáo tài chính
    • 1. Các tài liệu căn cứ để lập Bảng cân đối kế toán
    • 2. Bố cục Bảng cân đối kế toán
    • 3. Một số điều cần lưu ý trong Bảng cân đối kế toán của Doanh nghiệp
  • III. Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Trong Báo Cáo Tài Chính
    • 1. Các tài liệu căn cứ để lập Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
    • 2. Bố cục báo cáo kết quả kinh doanh
  • IV. Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ Trong Báo Cáo Tài Chính
    • 1. Các tài liệu căn cứ để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
    • 2. Thời điểm lập và cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
    • 3. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • V. Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính

Theo Thông tư 200, bộ Báo cáo tài chính bao gồm:

Bảng cân đối kế toán  B01-DN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh B02-DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ B03-DN
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính B09-DN

Xem thêm video chia sẻ của CEO Lê Ánh (Giảng viên Khóa học phân tích báo cáo tài chính - Kế toán Lê Ánh chia sẻ về báo cáo tài chính doanh nghiệp là gì? Báo cáo tài chính gồm những gì?

I. Quy định về lập báo cáo tài chính

1. Kỳ lập báo cáo tài chính

  • Báo cáo tài chính được lập theo quý hoặc theo năm.
  • Tất cả các loại hình doanh nghiệp đều phải lập báo cáo tài chính theo năm.
  • Chỉ có một số loại hình doanh nghiệp được quy định phải lập báo cáo tài chính quý. Những loại hình doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính quý theo quy định bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, những doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán.

2. Quy định về kiểm toán báo cáo tài chính

Có một số doanh nghiệp bắt buộc trước khi nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan liên quan phải tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính đã lập. Bao gồm các doanh nghiệp sau:

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán

3. Chế độ kế toán doanh nghiệp lựa chọn áp dụng

Tùy thuộc vào đặc điểm, nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những chế độ kế toán sau để thực hiện:

Xem thêm: Chế độ kế toán là gì?

  • Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ (Thông tư 132/2018/TT-BTC)
  • Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (Thông tư 133/2016/TT-BTC)
  • Chế độ kế toán doanh nghiệp (Thông tư 200/2014/TT-BTC)

4. Nơi nhận báo cáo tài chính

 

Sở Tài chính

Cơ quan thuế

Cơ quan Thống kê

Doanh nghiệp mẹ (Doanh nghiệp cấp trên)

Cơ quan đăng ký kinh doanh

Ủy ban chứng khoán NN và sở giao dịch chứng khoán

Ban quản lý khu chế xuất

Doanh nghiệp nhà nước

         X

        X

          X

         X

          X

 

 

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

         X

         X

          X

          X

 

          X

 

Doanh nghiệp ở khu chế xuất, khu CN, khu CN cao

 

         X

           X

           X

          X

 

          X

Doanh nghiệp còn lại

 

         X

           X

           X

           X

 

 

Xem thêm: Hướng dẫn cách nộp báo cáo tài chính qua mạng

5. Bộ báo cáo tài chính phải nộp

Bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh doanh nghiệp phải nộp cho các cơ quan quản lý bao gồm những mẫu biểu sau:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh báo cáo tài chính
  • Bảng cân đối số phát sinh
  • Quyết toán thuế TNDN và các phụ lục đi kèm

6. Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Mỗi loại hình doanh nghiệp có thời hạn nộp báo cáo tài chính khác nhau.

a. Đối với doanh nghiệp nhà nước:

Các công ty con phải nộp báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ chậm nhất là sau 30 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Công ty mẹ nộp báo cáo tài chính chậm nhất là sau 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

b. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác:

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Chi nhánh, đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.

7. Các doanh nghiệp không phải nộp báo cáo tài chính năm

a. Doanh nghiệp được phép gộp Báo cáo tài chính:

  • Doanh nghiệp mới thành lập
  • Doanh nghiệp giải thể, dừng kinh doanh

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp muốn gộp báo cáo tài chính, doanh nghiệp nên làm công văn đề nghị gộp báo cáo tài chính gửi cơ quan thuế quản lý

b. Doanh nghiệp không phải lập Báo cáo tài chính:

Doanh nghiệp xin tạm dừng kinh doanh

II. Bảng Cân Đối Kế Toán: Mẫu số B01-DN trong Báo cáo tài chính

1. Các tài liệu căn cứ để lập Bảng cân đối kế toán

  •  Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp
  •  Căn cứ vào số, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết
  •  Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước

2. Bố cục Bảng cân đối kế toán

  • Cột 1: Chỉ tiêu
  • Cột 2: Mã số - mã các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính
  • Cột 3: Thuyết minh Báo cáo tài chính
  • Cột 5: Số đầu năm - số liệu cột này căn cứ trên "số cuối năm" của Báo cáo này năm trước
  • Cột 4: Số cuối năm - số liệu cột này ghi tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm

3. Một số điều cần lưu ý trong Bảng cân đối kế toán của Doanh nghiệp

  • Tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày Báo cáo tài chính
  • Các khoản Tài sản và Nợ phải trả trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn tùy chu kỳ kinh doanh của Doanh nghiệp
  • Với các Doanh nghiệp không dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt ngắn hạn và dài hạn thì Tài sản, Nợ phải trả phải được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.

III. Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Trong Báo Cáo Tài Chính

1. Các tài liệu căn cứ để lập Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh

  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước.
  • Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9

2. Bố cục báo cáo kết quả kinh doanh

  • Cột 1: Các chỉ tiêu báo cáo
  • Cột 2: Mã số các chỉ tiêu tương ứng
  • Cột 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
  • Côt 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo cuối năm
  • Cột 5: Số liệu của năm trước

IV. Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ Trong Báo Cáo Tài Chính

1. Các tài liệu căn cứ để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

  • Bảng Cân đối kế toán;
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
  • Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước;

Các tài liệu kế toán khác, như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển"; Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan khác

2. Thời điểm lập và cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Thời điểm lập: Thể hiện dòng ra và dòng vào của khối lượng tiền trong doanh nghiệp

Yêu cầu: Để báo cáo lưu chuyển tiền tệ chính xác thì chỉ tiêu 70 trên BCLCTT phải bằng chỉ tiêu 110 trên bảng CĐKT.

- Cách làm báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

  • Cột số năm trước: Lấy số liệu từ Cột năm nay của "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ" năm trước.
  • Cột số năm nay: Căn cứ vào sổ Quỹ tiền mặt và Tiền gửi ngân hàng, hoặc căn cứ vào số phát sinh TK tiền mặt, TK tiền gửi ngân hàng trên NKC.

3. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo 2 phương pháp:

  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp

V. Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính

1. Các tài liệu căn cứ để lập thuyết minh báo cáo tài chính doanh nghiệp

  • Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo;
  • Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp; Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan;
  • Căn cứ vào Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước;
  • Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan.

bao-cao-tai-chinh

2. Những nội dung chính trong Bản Thuyết minh báo cáo tài chính của BCTC

  • Các thông tin về cơ sở lập và trình bày Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;
  • Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác
  • Cung cấp thông tin bổ sung cần thiết khác

Xem thêm: Hướng dẫn lập Thuyết minh Báo cáo tài chính

Link down: Mẫu báo cáo tài chính theo Thông tư 133 và 200

Trên đây là hướng dẫn lập báo cáo tài chính đầy đủ và chính xác nhất từ các giảng viên kế toán trưởng của trung tâm kế toán Lê Ánh. Rất mong các bạn kế toán có thể nắm vững thực hiện theo đúng khi lập báo cáo tài chính.

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán, khóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM

Từ khóa » Cách In Báo Cáo Tài Chính