Hướng Dẫn Lập Dàn ý Bài Văn Tả Cây Bàng Chi Tiết Cho Nhiều đề
Có thể bạn quan tâm
Trước khi bắt tay làm dàn ý tả cây bàng, các em cần nhớ lại kiến thức chung về dàn ý tả cây bóng mát từ đó triển khai cụ thể đối với bài văn tả cây bàng của mình.
Dàn ý chung tả cây bóng mát
Mở bài
Giới thiệu khái quát về loài cây có bóng mát mà em định tả.
Thân bài
* Tả khái quát
- Cây bóng mát được trồng ở đâu?
- Cây được trồng với mục đích gì? (tạo cảnh quan, bóng mát,...)
* Tả đặc điểm cây bóng mát
- Kích thước của cây
- Đặc điểm về các bộ phận của cây: vỏ cây, màu sắc thân, đặc điểm cành cây, tán lá
- Thời gian sinh trưởng, phát triển của cây: ra hoa, màu sắc lá, hoa, quả
* Ý nghĩa của cây bóng mát
- Che mưa, che nắng, là chỗ nghỉ ngơi, vui chơi của học sinh.
- Là người bạn của học sinh: luôn che chở, ở bên các sự kiện học tập của học sinh.
Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về cây bóng mát em vừa tả.
Dàn ý chung tả cây bàng
Mở bài
Giới thiệu khái quát về loài cây bàng mà em định tả
Thân bài
* Tả khái quát cây bàng
- Cây bàng được trồng ở đâu? (sân trường, trên đường, trước cổng nhà,...)
- Cây được trồng với mục đích gì? (tạo cảnh quan, bóng mát,...)
* Tả đặc điểm cây bàng
- Kích thước của cây bàng.
- Tả các bộ phận của cây bàng: vỏ cây, màu sắc thân, đặc điểm cành cây, tán lá...
- Thời gian sinh trưởng của cây bàng: ra hoa, màu sắc lá, hoa, quả.
* Ý nghĩa của cây bàng
- Che mưa, che nắng, là chỗ vui chơi, nghỉ ngơi.
- Là người bạn của học sinh khi chứng kiến những sự kiện trong thời học sinh.
Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về cây bàng em vừa tả.
Các dàn ý tả cây bàng chia theo đề bài
Dàn ý tả cây bàng ở sân trường
Mở bài
Giới thiệu khái quát về loài cây bàng ở sân trường mà em định tả
Thân bài
* Tả khái quát cây bàng ở sân trường
- Cây bàng được trồng ở đâu trong sân trường? (ngay cổng trường, giữa sân trường, trước cửa lớp,...)
- Cây được trồng với mục đích gì? (tạo cảnh quan, bóng mát,...)
* Tả đặc điểm cây bàng
- Kích thước của cây bàng: Tán lá rộng khoảng mấy mét, tán ra che hết cả khoảng sân...
- Tả các bộ phận của cây bàng: rễ cây, vỏ cây, màu sắc thân, đặc điểm cành cây, tán lá...
- Thời gian sinh trưởng của cây bàng: ra hoa, màu sắc lá, hoa, quả.
* Ý nghĩa của cây bàng trên sân trường
- Kể một vài hoạt động của em gắn với cây bàng trên sân trường.
- Che mưa, che nắng, là chỗ vui chơi, nghỉ ngơi.
- Là người bạn của học sinh khi chứng kiến những sự kiện trong thời học sinh.
Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về cây bàng trên sân trường em vừa tả.
Dàn ý tả cây bàng lớp 2
Bài văn tả cây bàng lớp 2 sẽ ngắn gọn, nên các em có thể dựa vào dàn ý tả cây bàng lớp 2 ở dưới đây để làm bài văn cho mình thật đủ ý.
Mở bài
Nêu tên loài cây và lí do mà em thích cây bàng.
Thân bài
- Các đặc điểm nổi bật của cây đã gợi cảm xúc cho em khi quan sát.
- Mối quan hệ gần gũi giữa cây với đời sống của em
- Ý nghĩa, vai trò của loài cây trong cuộc sống của con người
Kết bài
Tình cảm , ấn tượng của em đối với loài cây đó.
Dàn ý tả cây bàng lớp 4
Để viết bài văn tả cây bàng lớp 4 đầy đủ các bộ phận chi tiết: tả lá bàng, tả hoa bàng, tả tán cây bàng... thì các em cũng tham khảo dàn ý chi tiết dưới đây nhé.
Mở bài
- Giới thiệu cây muốn tả (Cây bàng).
Cây bàng do ai trồng? (Ví dụ: Do lớp các anh chị khóa trước trồng kỉ niệm trước lúc xa mái trường thân yêu này).
Trồng ở đâu? Được bao lâu rồi? (Ví dụ: Cây bàng nằm ngay ở giữa sân trường. Tính đến nay, cầy đã qua mười tám mùa hoa nở).
Thân bài
* Tả bao quát cây bàng
- Vị trí trồng, đã được trồng bao lâu rồi?
- Chiều cao, đặc điểm tán lá của cây bàng
- Cảnh sắc cây bàng thay đổi như thế nào qua các mùa trong năm…
* Tả chi tiết các bộ phân của cây bàng
- Rễ cây: sần sùi, ngoằn nghèo như những con rắn khổng lồ.
- Gốc cây: to màu nâu đậm
- Thân cây: màu nâu nhạt chỗ gần gốc, màu xanh chỗ gần ngọn.
- Cành cây: Cây có nhiều tán lá, như những cái ô khổng lồ.
- Tả lá: Lá to như bàn tay.
- Tả quả: Quả bàng nhỏ, giữa phình to, hai đầu nhỏ.
Kết bài
- Suy nghĩ, tình cảm của em dành cho cây bàng
- Mong muốn, lời gửi gắm yêu thương đến cây
Dàn ý tả cây bàng lớp 5/ Dàn ý tả cây bàng cổ thụ lớp 5
Bài văn tả cây bàng lớp 5 có sự khác biệt so với bài văn tả cây bàng lớp 4 đó là sự phát triển của cây theo thời gian: các mùa trong năm. Vì vậy các em cần có sự quan sát tỉ mỉ, chi tiết hơn về cây bàng dựa vào những gợi ý dưới đây.
Mở bài: Giới thiệu cây bàng
- Cây bàng ai trồng?
- Cây bàng được trồng ở đâu? Bao lâu rồi?
Thân bài
* Tả bao quát cây bàng cổ thụ:
- Dáng cây to, cao 7-10 mét, nhìn từ xa cây bàng như một chiếc ô màu xanh khổng lồ che rợp bóng cả một khoảng sân rộng.
- Cây bàng thay đổi theo các mùa trong năm rất đẹp. Bàng là loài cây thân thiết với nhiều bạn học sinh.
- Cây bàng phủ bóng mát cả một vùng trong sân trường.
* Tả chi tiết các bộ phận của cây bàng:
- Thân cây to 2 vòng tay người lớn, cao có màu nâu, xanh rêu, thô ráp.
- Từ thân chính có rất nhiều cành, tán lá chĩa ra nhiều hướng.
- Lá bàng lớn hơn bàn tay, mặt trên xanh đậm và bóng, mặt dưới nhạt có đường gân.
- Trên mặt lá có những đường gân như những mạc máu vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ cây lên lá cây.
- Rễ cây như những con rắn khổng lồ đang trườn dài trên mặt đất. Cành cây tỏa ra tứ phía, cành lá xum xuê . Mỗi cành cây có những chùm lá tập trung về từng phía.
- Gốc bàng là nơi vui chơi, tránh nắng của học sinh.
- Trái bàng có hình thoi, màu xanh, khi trái bàng chín ngả sang màu vàng, sau cùng là màu đỏ. Bên trong quả có nhân, đập ra có thể ăn, vị bùi bùi ngòn ngọt và hơi chát trong miệng.
- Trong những giờ ra chơi, chúng em thường vui đùa dưới gốc cây. Các bạn nam chơi đá bóng, tâng cầu. Còn các bạn nữ chơi nhảy dây, ô ăn quan. Cây bàng đã gắn bó với em rất nhiều kỉ niệm. Nó trở thành một kỉ niệm không bao giờ quên với em dù sau này có xa mái trường tiểu học thân yêu. Những chú ve trên vòm cây cùng nhau tấu lên những bản nhạc chào mừng nàng hạ ghé qua mang lại không gian nhộn nhịp cho cuộc đời.
* Tả cây bàng theo các mùa:
– Mùa xuân:
+ Cây bàng xuất hiện nhiều chồi non mơn mởn.
+ Cuối xuân lá bàng xanh ngọc phủ kín cây bàng.
– Mùa hạ:
+ Cây bàng rất nhiều lá, lá bàng ngả sang màu xanh lá thẫm.
+ Những lá bàng che chở, làm bóng mát.
+ Cuối hạ, bàng bắt đầu ra hoa và kết quả.
– Mùa thu:
+ Lá cây bàng ngả màu sang màu vàng…
+ Quả bàng bắt đầu chín vàng, thỉnh thoảng còn rơi xuống đất.
– Mùa đông:
+ Thân cây sần sùi, khô ráp, co lại như chống chọi với gió và rét.
+ Cành cây lẻ loi trơ trọi với thời tiết.
+ Lá cây chuyện sang màu đỏ, dần rụng hết, cành cây khẳng khiu.
Kết bài
- Cảm nghĩ của em về cây bàng cổ cụ
- Em rất yêu thích cây bàng vì cây không chỉ cho chúng em bóng mát mà còn là niềm kí ức đẹp trong tâm trí em.
Dàn ý tả cây bàng lớp 6
Không còn chỉ đơn thuần là những câu văn miêu tả, các em học sinh khi lập dàn ý tả cây bàng lớp 6 cần đưa được thêm những hoạt động của bản thân, của mọi người gắn liền với cây bàng.
Mở bài: Giới thiệu về cây bàng.
Cây bàng ai trồng? (thầy cô hoặc cựu học sinh, nhóm phụ huynh trồng tặng làm kỉ niệm…).
Cây bàng được trồng ở đâu? Bao lâu rồi? (Cây bàng vị trí nằm giữa sân trường. Cây đã được 10 năm).
Thân bài:
a. Tả bao quát cây bàng:
– Bàng cây thân gỗ trồng nhiều ở vùng nhiệt đới.
– Dáng cây to, cao 5-7 mét.
– Tán cây rộng, có nhiều nhánh nằm ngang và lá lớn.
– Cây bàng thay đổi theo các mùa trong năm rất đẹp. Bàng là loài cây thân thiết với nhiều bạn học sinh.
– Cây bàng phủ bóng mát cả một vùng trong sân trường.
b. Tả từng bộ phận của cây bàng:
– Tả thân cây bàng:
+ Thân cây to, cao có màu nâu, thô ráp.
+ Từ thân chính có rất nhiều cành, tán lá chĩa ra nhiều hướng.
- Tả lá cây bàng:
– Lá bàng lớn khoảng bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt và bóng hơn.
– Lá bàng non có màu xanh nhạt, mọc theo từng chùm.
- Tả hoa cây bàng:
+ Hoa bàng nở vào mùa hè, nhỏ và có màu trắng.
- Tả quả bàng
– Trái bàng có hình thoi, màu xanh, khi trái bàng chín ngả sang màu vàng, sau cùng là màu đỏ.
- Kể một vài hoạt động của em liên quan tới cây bàng:
+ Gốc bàng là nơi vui chơi, trú ẩn tránh khỏi nắng mưa.
+ Cây bàng phủ bóng mát che chở cây cối và muôn loài.
c. Tả cây bàng qua các mùa:
– Mùa xuân: Cây bàng xuất hiện nhiều chồi non mơn mởn. Cuối xuân lá bàng xanh phủ kín cây bàng.
– Mùa hạ: Cây bàng rất nhiều lá, lá bàng ngả sang màu xanh đậm. Những lá bàng che chở, làm bóng mát. Những chùm hoa
– Mùa thu: Lá cây bàng ngả màu sang nâu, vàng… Quả bàng bắt đầu chín vàng, thỉnh thoảng còn rơi xuống đất.
– Mùa đông: Thân cây sần sùi, khô ráp, co lại như chống chọi với gió và rét. Cành cây lẻ loi trơ trọi với thời tiết. Lá rụng gần hết, cành cây khẳng khiu. Lác đác còn vài lá bàng khô.
Kết bài
Cảm nghĩ của em về cây bàng.
(Ví dụ như gắn bó thân thiết, người bạn trong những nghỉ trưa, che chở bóng mát cho học sinh)
Dàn ý tả cây bàng lớp 7
Bài văn tả cây bàng lớp 7 ngoài việc đưa được yếu tố miêu tả và tự sự vào bài văn, các em cần đưa được cả yếu tố biểu cảm, bộc lộ cảm xúc của mình về đối tượng được tả. Vì vậy các em tham khảo dàn ý dưới đây, để lựa chọn vị trí phù hợp để kết hợp các yếu tố với nhau.
Mở bài: Giới thiệu vài nét về cây bàng
Thân bài
* Miêu tả bao quát về cây bàng
– Thân cây to và thẳng, vỏ cây xù xì, màu đen.
– Gốc cây lớn bằng vòng tay của học sinh lớp 7, dưới gốc cây rễ mọc tạo ra những hình thù quái dị.
– Lá bàng hơi dày, tròn. Mỗi nhánh có nhiều lá, trong những tán lá có những chùm quả đung đưa trong gió.
– Mỗi mùa lá bàng có nhiều màu sắc khác nhau rất đẹp.
* Miêu tả cây bàng qua các mùa
- Cây bàng vào mùa xuân: chồi non lấm tấm xuất hiện. Cây bàng như khoác chiếc áo xanh của mùa xuân, chồi non vươn mình đón ánh nắng mùa xuân. Trên cây những chú chim chuyền cành, hót líu lo. Mùa xuân đến cây trái đua nhau nở rộ, hòa mình vào sắc xuân.
- Cây bàng vào mùa hạ: Cây bàng xoè tán lá rộng, sum suê cây bàng che chở tạo bóng mát cho cả sân trường. Lá bàng xanh thẫm, thấp thoáng hoa bàng trắng li ti. Chỉ vài ngày hoa rụng, quả bàng bắt đầu nhú trên cành. Mùa hè đến học sinh nghỉ hè, trường học vắng vẻ.
- Cây bàng vào mùa thu: Cây bàng như có sự chuyển mình, lá có nhiều màu: lá xanh thẫm, lá ngả vàng xen kẽ nhau. Quả bàng có màu vàng, len lỏi giữa vòm lá, thỉnh thoảng gió thổi quả rụng lả tả xuống mặt đất. Nhìn từ xa cây bàng như nhuộm màu vàng của sắc thu.
- Cây bàng vào mùa đông: Thân cây sần sùi, khô ráp, thiếu sức sống. Trên cao chỉ còn vài lá bàng đang cố bám víu vào nhánh cây. Học sinh không ra sân chơi, tới trường cũng vội vã vào lớp, cây bàng lẻ loi u buồn.
Kết bài
– Cây bàng là người bạn gắn bó, che chở cho học sinh. Em rất yêu quý cây bàng, em cũng các bạn chăm sóc cây để cây luôn vững vàng trước mọi giông bão.
Dàn ý tả cây bàng vào mùa xuân
Tả cây bàng vào mùa xuân là một đề bài riêng biệt, các em cần tập trung hơn vào cây bàng trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy các em có thể tham khảo những cách miêu tả dưới đây về cây bàng khi mùa xuân đến.
Mở bài
Giới thiệu hình ảnh cây bàng. Nhấn mạnh về hình ảnh cây bàng vào mùa xuân.
Thân bài
* Tả bao quát cây bàng mùa xuân:
– Dáng cây to, cao
– Tán cây rộng
– Cây bàng như một cụ già lom khom
* Tả chi tiết cây bàng mùa xuân
– Cây bàng già nua, cao sừng sững, rễ ăn nổi trên mặt đất.
– Thân cây lớn màu nâu, xù xì, thô ráp, nhiều mấu.
– Cành cây chĩa ngang và rất nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng phân từng tầng rất đẹp.
– Lá bàng khi mùa xuân thì nhỏ bằng ngón tay. Lá bàng có màu xanh non, bóng mỡ. Lá non mỏng, giòn.
– Lá bàng mọc thành từng chùm ở đầu cành và xoè ra xung quanh. Cuối xuân, lá bàng lớn lên to bằng bàn tay của học sinh chúng em.
– Chim chóc thường làm tổ trên tán lá.
– Gốc bàng mùa xuân là nơi nghỉ ngơi, chơi đùa của học sinh.
Kết bài
– Nêu cảm nghĩ của em về cây bàng mùa xuân
– Nó đã gắn bó như thế nào với em trong tuổi thơ?
Dàn ý tả cây bàng mùa hạ
Tả cây bàng vào mùa hạ là mùa cây bàng sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ nhất. Vì vậy trong thời gian này cây cũng có nhiều thay đổi, nhiều điểm nổi bật, các em cùng tham khảo những ý chính dưới đây để viết bài văn tả cây bàng mùa hạ thật đầy đủ nhé.
Mở bài
Giới thiệu hình ảnh cây bàng. Nhấn mạnh về hình ảnh cây bàng vào mùa hạ.
Thân bài
* Tả bao quát cây bàng mùa hạ:
– Dáng cây to, cao
– Tán cây rộng
– Cây bàng như một cụ già lom khom
* Tả chi tiết cây bàng mùa hạ
– Cây bàng già nua, cao sừng sững, rễ ăn nổi trên mặt đất.
– Thân cây lớn màu nâu, xù xì, thô ráp, nhiều mấu.
– Cành cây chĩa ngang và rất nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng phân từng tầng rất đẹp.
– Lá bàng khi mùa hè thì đã mở hết, không còn là lá búp như mùa xuân nữa. Lá bàng có màu xanh non, bóng bẩy. Lá non mỏng, dai.
– Lá bàng mọc thành từng chùm ở đầu cành và xoè ra xung quanh. Mùa hè, lá bàng lớn lên to hơn bàn tay của học sinh chúng em.
- Trên tán lá bắt đầu xuất hiện những nhánh hoa bàng bé xinh. Hoa bàng màu trắng ngà, hình ngôi sao năm cánh và toả ra mùi thơm dịu.
– Chim chóc thường làm tổ trên tán lá.
– Gốc bàng mùa hạ là nơi nghỉ ngơi, tránh nắng, chơi đùa vô cùng mát mẻ của học sinh.
Kết bài
– Nêu cảm nghĩ của em về cây bàng mùa hạ
– Nó đã gắn bó như thế nào với em trong tuổi học trò?
Dàn ý tả cây bàng mùa thu/đông
Khi tả cây bàng vào mùa thu các em chần chú ý những thay đổi của cây trong khi chuẩn bị kết thúc một quy trình sinh trưởng trong năm. Chắc hẳn khi cây bàng chuẩn bị chìm vào giấc ngủ đông sẽ khiến cho người nhìn cảm thấy tiếc nuối, các em chú ý nhé.
Mở bài:
Giới thiệu hình ảnh cây bàng. Nhấn mạnh về hình ảnh cây bàng vào mùa thu/đông.
Thân bài:
* Tả bao quát cây bàng mùa thu/đông:
– Dáng cây to, cao.
– Tán cây toả rộng.
– Cây bàng như một cụ già lom khom
* Tả chi tiết cây bàng mùa thu/đông
– Cây bàng già nua, cao sừng sững, rễ ăn nổi loằng ngoằng trên mặt đất.
– Thân cây lớn màu nâu, xù xì, thô ráp, nhiều mấu lồi.
– Cành cây chĩa ngang và rất nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng phân từng tầng rất đẹp mắt.
– Lá bàng khi mùa thu mở rộng hết cỡ. Lá bàng có màu xanh đậm, không còn bóng bẩy như lá non. Lá bàng lúc này dày và dai.
– Lá bàng mọc thành từng chùm ở đầu cành và xoè ra xung quanh. Mùa thu/đông, lá bàng chuyển sang màu xanh đậm rồi màu vàng và màu đỏ. Cuối đông lá bàng rụng hết chỉ còn cành cây trơ trọi dương lên giữa bầu trời xám xịt.
- Đầu thu là lúc cây bàng đậu quả. Quả bàng non màu xanh nhạt, có hình thoi bo tròn và dẹt. Khi quả to lên có màu xanh đậm hơn, phần thân quả cũng dày hơn. Khi cuối thu, quả bàng chín có màu vàng ruộm, thơm nức mũi. Quả bàng ăn có vị ngọt, chát.
– Chim chóc thường làm tổ trên tán lá.
– Gốc bàng mùa thu là nơi nghỉ ngơi, tránh nắng, chơi đùa vô cùng mát mẻ của học sinh. Mùa đông tới, cây bàng rụng lá và chìm vào giấc ngủ đông, vì vậy mà chúng em cũng không chơi đùa, ồn ào dưới gốc cây như mùa hè.
Kết bài
– Nêu cảm nghĩ của em về cây bàng mùa thu/đông.
– Nó đã gắn bó như thế nào với em trong kí ức tuổi học trò?
-/-
Trên đây là những dàn ý tả cây bàng dành cho nhiều đề bài khác nhau, các bạn hãy chọn cho mình dàn ý phù hợp với đề bài để viết bài văn tả cây bàng của riêng mình đầy đủ và hấp dẫn nhất.
Từ khóa » Dàn ý Tả Cây Bàng Lớp 4 Ngắn
-
Lập Dàn ý Tả Cây Bàng Lớp 4
-
Lập Dàn ý Tả Cây Bàng Lớp 4 (5 Mẫu)
-
Dàn ý Bài Văn Tả Cây Bàng (tả Cây Cối) Hay Nhất - Daful Bright Teachers
-
Dàn ý Tả Cây Bàng Ngắn, Dễ Hiểu - Thủ Thuật
-
Lập Dàn ý Tả Cây Bàng Mà Em Biết - Văn Mẫu Lớp 4 - Ôn Thi HSG
-
Dàn Ý Tả Cây Bàng Lớp 4 ❤️️ 12 Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
-
Tả Cây Bàng (dàn ý - 10 Mẫu)
-
Dàn ý Tả Cây Bàng Lớp 4 Hay Nhất (6 Mẫu)
-
Tả Cây Bóng Mát Lớp 4 Ngắn Gọn – 3 Bài Văn Miêu Tả Cây Bàng Cây ...
-
Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 4 ❤️️15 Bài Tập Làm Văn Mẫu Hay
-
Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 4 Ngắn Gọn Nhất - Quang An News