Hướng Dẫn Lắp đặt, Cân Chỉnh Hướng Anten Parabol - Blog SNT
Có thể bạn quan tâm
Trong lĩnh vực viễn thông, truyền thông. Việc tạo môi trường để truyền tải tín hiệu, con người có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, (Truyền dẫn trên cáp, truyền dẫn vi ba…) trong đó truyền qua vệ tinh là công nghệ hiện đại mà được con người nghiên cứu và ứng dụng vào đời sống hơn 50 năm về trước, Việc đưa một vệ tinh lên quỹ đạo và phủ sóng xuống bề mặt trái đất đó là cả một vấn đề, nhưng đó là việc của các chuyên gia, việc còn lại thu tín hiệu từ vệ tinh đòi hỏi người thực hiện lắp đặt anten để thu tín hiệu từ vệ tinh cần có những kiến thức căn bản nhất định, dưới đây là tổng hợp những kiến thức, thuật ngữ mà kỹ thuật viên lắp đặt anten parabol cần quan tâm.
CÁC THUẬT NGỮ, THÔNG SỐ QUAN TRỌNG.
Toạ độ: của 1 vị trí nhất định được xác định bằng 2 thông số sau :kinh độ (longitude) và vĩ độ (latitude).
.Ví dụ: Longitude 106 0E, Latitude 210N.
Hướng của anten: là hướng vuông góc với mặt phẳng đi qua mép của chảo.
Góc phương vị (Azimuth): là góc nằm ngang tạo bởi hướng anten và hướng Bắc tính theo chiều kim đông hồ. Sau đây sẽ gọi tắt là Azi.
Góc ngẩng (Elevation): là góc thẳng đứng tạo bởi hướng anten và phương nằm ngang. Sau đây sẽ gọi tắt là Ele.
Góc xoay LNB (Polarisation tilt): là góc xoay NLB so với phương thẳng đứng hướng lên. Nếu đứng phía sau anten và bạn xoay LNB ngược chiều kim đồng hồ thì góc Polt mang dấu + và ngược lại. Lưu ý rằng khi LNB nằm ngang thì Polt = +450
Vị trí của vệ tinh: Các vệ tinh truyền hình đều là vệ tinh địa tĩnh. Do đó các vệ tinh này đều nằm trên mặt phẳng xích đạo và có toạ độ là điểm chiếu thẳng từ vệ tinh xuống mặt đất theo phương thẳng đứng.
Chuẩn bị: -02 thước đo độ của học sinh, loại càng lớn hoặc có thang chia độ càng chi tiết càng tốt. -Vỏ đựng đĩa CD loại bằng nhựa mềm, lon coca. -Dây đồng êmay nhỏ hoặc chỉ khâu, một cục sắt nhỏ làm quả rọi. -Băng dính 2mặt, kéo, compa, dùi nhọn, bút dạ, cờlê số 10.
THAO TÁC: A-Đối với các anten đang xem Agila2: Đối với các anten này nếu chỉnh chưa thật tối ưu thì bạn chỉnh lại cho tín hiệu đạt cực đại tại vị trí đó để làm cơ sở bắt các vệ tinh khác. Lưu ý: Trước khi tiến hành xoay anten bạn đánh dấu vị trí Agila 2 thật cẩn thận đề phòng trong quá trình thao tác bạn sơ ý làm lệch thước đo khi đó bạn vẫn có thể chỉnh lại vị trí cũ.
1.Làm thước Azi: Bạn đục 1 lỗ nhỏ trên vỏ đĩa CD, đặt thước đo góc lên sao cho tâm thước trùng với điểm đã đục, đánh dấu hình của thước lên miếng nhựa. Bạn lưu ý để miếng nhựa chừa ra khoảng 3cm về phía đáy so với thước (Hình). Bỏ thước ra, dùng compa vẽ đường tròn bán kính khoảng 17mm trên tâm đã đục. Dùng kéo cắt đi hình tròn đó, áp thước trở lại vị trí đánh dấu để cưa đi ( thước là nhựa cứng do vậy ban dùng cưa sắt tránh gây vỡ thước) phần thước tương ứng với lỗ tròn đó, bạn có thể cưa rộng hơn một chút. Bạn dùng băng dính 2 mặt dán thước và miếng nhựa lại với nhau đúng với vị trí đánh dấu. Gá tất cả lên trên anten sao cho nút nhựa bịt cọc đỡ anten nằm cân xứng ở giữa vòng tròn, bạn cắt đi các phần thừa trên miếng nhựa. Rồi dán chặt vào phần 2 tai sắt trên anten. Như vậy khi quay anten thước Azi sẽ quay theo. Bạn cắt 1 miếng lon coca thành 1 cái kim hình giọt nước phần đuôi kim bạn dán vào nút bịt cọc đỡ anten. Tại vị trí hiện thời của anten bạn chỉnh kim sao cho chỉ đúng với góc Azi đã tra ứng vỡi quả Agila2 rồi dán chặt kim vào đó. Lưu ý: Góc Azi min là 90o (khi bạn ở tại xích đạo) nhưng trên thước đo độ min là 0o do vậy góc Azi tra trên web bạn phải trừ đi 90o (bạn lấy góc Azi so với chính Bắc). Trên thước thường đánh số theo 2 chiều, bạn lấy giá trị 0-90-180 ngược chiều kim đồng hồ. Có một cách khác không phải trừ đi 900 là bạn xoá hết số trên thước đi, chỉ để lại vạch chia độ rồi dùng bút dạ ghi lại theo thứ tự 90-180-270 ngược chiều kim đòng hồ.
2.Làm thước Ele: Bạn đục lỗ nhỏ trên tâm của thước đo độ còn lại, xỏ dây xuyên qua rồi dán lại bằng băng dính. Đầu dây còn lại bạn buộc vào đó 1 quả rọi sao cho dây luôn thẳng và không để chạm đất trong quá trình nâng hạ anten. Dùng băng keo 2 mặt dán thước vào thanh đỡ LNB bên trái hoặc bên phải trước khi dán chặt bạn nên chỉnh cho dây rọi chỉ đúng góc Ele đã tra ứng với quả Agila2. Lưu ý: Góc Ele tra trên satsig.net bạn phải trừ đi 220 Lý do: Hướng sóng từ vệ tinh phải chếch lên phía trên 220 thì mới hội tụ tại LNB. Đây là đặc điểm cấu tạo của loại anten này (offset) .
3.Góc Polt: Bạn ước lượng góc polt và xoay LNB đúng vị trí để tín hiệu khoẻ hơn.
Bạn nên lập một bảng thông số của những quả vệ tinh mà bạn muốn xem để tiện trong quá trình thao tác. Khi chỉnh anten bạn nới ốc vừa đủ để xoay tránh hiện tuợng lỏng lẻo gây sai số lớn nhất là trục xoay ngang (góc Azi). Trong khi xiết ốc bạn chú ý không làm lệch kim. Sau khi siết ốc phải kiểm tra lại kim. Sau khi chỉnh đúng hướng bạn tiến hành quét theo các thông số liên quan. Tôi đảm bảo nếu các bước trên bạn làm cẩn thận bạn sẽ thu được kết quả ngay từ lần quét đầu tiên.
Đối với các anten chưa tìm được hướng vệ tinh nào bạn vẫn có thể dùng cách này để tìm với lưu ý sau: -Bạn dán thước Ele sao cho đưòng thẳng đi qua 00 thật song song với mặt phẳng đi qua mép chảo. Đối với 1 số chảo chuẩn thì cọc đỡ LNB cũng gần như song song với mặt phẳng này. -Dùng la bàn để xác định hướng chính Bắc sau đó dán kim Azi theo hướng này. -Bạn dán thước Azi song song với mặt phẳng đi qua mép chảo. Sau đó bạn quay anten cho các kim chỉ đúng với góc đã tra. Tất nhiên là ở đây chưa có mốc chuẩn và sử dụng mắt để ước lượng nhiều hơn do vậy có thể chưa chính xác ngay. Bạn dùng Tivi để kiểm tra tín hiệu. Dù sao thì cách này cũng nhanh hơn nhiều so với cách mò mẫm như một số thợ lăp đặt vẫn làm. Hơn nữa bạn lại có thêm công cụ để chỉnh các quả vệ tinh khác mà không phải mang lên sân thưọng kỉnh kỉnh những Tivi và đầu thu…
Trên đây chỉ đề cập đến vấn đề tìm hướng còn các vấn đề khác như LNB phù hợp, hệ thống mã khoá, Symbol rate… bạn cần tìm hiểu thêm để phù hợp với vệ tinh mà bạn chọn. Bạn vào trang web lyngsat.com để tra các thông số quét, band, gói kênh, hệ thống mã khoá .. Sau khi đã tìm được một vệ tinh nào đó bàn có thể dán giấy ra mép ngoài của thước, đánh dấu và ghi trực tiếp tên vệ tinh lên đó để khi quay không phải tra bảng thông số.
NHÀ CUNG CẤP THIẾT BỊ,
http://truyenhinhso.biz.vn/index.php?option=com_virtuemart&page=shop.browse&category_id=30&Itemid=87
Từ khóa » Góc Ngẩng Của Anten Là Gì
-
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT LẮP ĐẶT THU BẮT TÍN HIỆU VỆ TINH K+
-
Góc Phương Vị, Góc Ngẩng, Góc Xoay LNB Của Chảo Vệ Tinh Là Gì
-
Cách Xoay LNB để Tối ưu Hóa Tín Hiệu Vệ Tinh. Nơi Mua LNB Uy Tín ...
-
Góc Ngẩng ( E) - Trạm Mặt đất (Earth Station ):
-
Cách Xác định Góc Ngẩng Và Phương Vị Của Anten Trong Hệ Thống ...
-
Anten Và Hướng Dẫn Lắp đặt - Chào Mừng Bạn đến Với Thế Giới WiFi
-
[PDF] ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Trần Văn Hội NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ ...
-
Cách Lắp đặt ăng-ten Dò Kênh DVB-S2 Trên Tivi Skyworth
-
Hướng Dẫn Chuyển đổi đầu Thu Hình Kỹ Thuật Số Từ Vệ Tinh MEASAT ...
-
[PDF] TÀI LIỆU TỔNG QUAN VIỄN THÔNG VIETTEL - TaiLieu.VN
-
[PDF] Phương Pháp Tính Năng Lượng đường Truyền để Thiết Lập Trạm Thu ...
-
Có An Toàn Khi Sống Hoặc Làm Việc ở Tầng Trên Cùng Của Tòa Nhà Có ...