Hướng Dẫn Lắp đặt ổn áp 3 Pha Lioa,Fushin, Robot
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay các loại máy ổn áp 3 pha Lioa, Fushin, Robot đều có cấu tạo và nguyên lý hoạt động giống nhau, Vì vậy hình thức lắp đặt và vận hành đều giống nhau. Bài viết dưới đây bạn có thể sử dụng để tham khảo lắp đặt cho tất cả các loại máy ổn áp 3 pha khác nhau.
Hướng dẫn lắp đặt các loại máy ổn áp 3 pha Fushin, Lioa, Robot
1.Vị trí lắp máy ổn áp 3 pha
- Đặt máy ổn áp 3 pha ở nơi khô ráo,thoáng mát gần nguồn điện đầu vao,độ cao vừa phải sao cho dễ vận hành, dễ nhìn và quan sát tình hình hoạt động của máy ổn áp. Không nên để sát mặt đất dễ ngập nước hoặc để trong môi trường ẩm ướt dễ rò rỉ điện gây nguy hiểm cho người sử dụng.
2. Chọn dây dẫn cho ổn áp 3 pha
- Chọn dây dẫn đầu vào ổn áp loại tốt đủ lớn, đảm bảo cho máy làm việc đúng công suất và dây không bị nóng khi mang tải, không bị tụt áp trên đường dây. Với ổn áp 3 pha thường sẽ sử dụng 4 dây bao gồm 3 dây pha 380V (Dây nóng) và 1 pha nguội 0V(N). Tiết diện dây nên chọn kích thước tương đương nhau hoặc dây nguội có thể nhỏ hơn 1 chút nhựng cơ bản phải tương đương nhau.
2.1 Chọn dây dẫn đầu vào
Tùy vào từng công suất máy của ổn áp 3 pha thì chọn các loại dây phù hợp theo từng máy, Tránh trường hợp mua dây nhỏ hơn công suất tải thì khi sử dụng sẽ bị nóng và tụt áp trên đường dây. Trường hợp mua dây lớn hơn là rất tốt nhưng có thể làm cho chi phí đội lên nhiều. Dưới đây là 1 số góp ý mà Fushin.com.vn tư vấn bạn có thể tham khảo và lựa chọn loại dây phù hợp
- Ổn áp có công suất 6KVA đến 10KVA chọn dây 4 sợi 2.5-4.0
- Ổn áp có công suất 15KVA đến 25KVA chọn dây 4 sợi 6.0-8.0
- Ổn áp có công suất 30KVA đến 40KVA chọn dây 4 sợi 8.0-10.0
- Ổn áp có công suất 50KVA đến 60KVA chọn dây 4 sợi 16.0
- Ổn áp có công suất 75KVA đến 100KVA chọn dây 4 sợi 22.0-30.0
- Ổn áp có công suất 120KVA đến 150KVA chọn dây 4 sợi 35.0
- Ổn áp có công suất 175KVA đến 200KVA chọn dây 4 sợi 35.0-50
- Ổn áp có công suất 250KVA đến 300KVA chọn dây 4 sợi 75.0-95
Trên đây là gợi ý chọn loại dây đồng tốt bạn có thể tham khảo, Nếu chọn mua dây nhôm để đấu lắp thì chọn tiết diện dây gấp đôi tiết diện dây đồng theo gợi ý trên.
Lưu ý: Nếu đường dây dẫn đầu vào dẫn quá xa cần tăng tiết diện lên để đảm bảo không bị tụt áp do tiêu hao trên đường dây.
2.2 Chọn dây dẫn đầu ra
Dây dẫn đầu ra của ổn áp 3 pha cũng chọn dây có tiết diện bằng với tiết diện của dây đầu vào, Trong trường hợp 1 máy ổn áp 3 pha có thể dùng cho nhiều thiết bị khác nhau với công suất khác nhau,thì dây dẫn đầu ra của ổn áp chọn theo dây của các thiết bị sẵn có.
3. Cách lắp máy ổn áp 3 pha
Trước khi lắp ổn áp để đảm bảo an toàn cần ngắt hết toàn bộ điện đầu vào trước khi gắn vào lưới điện, Không nên đấu sống trực tiếp vì điện 3 pha rất mạnh và nguy hiểm. Dựa theo sơ đồ dưới đây để lắp ổn áp 3 pha Lioa, Fushin, Robot...cho đúng cách.
Thứ tự lắp: Đồng hồ điện => Cầu dao tổng (CB) => Ổn áp 3 pha => Cầu dao tải (CB) => Tải sử dụng
Sơ đố đấu điện ổn áp 3 pha
- Điện vào: Khi đấu điện nguồn vào phải lắp vào đúng cọc đầu vào (Input) 3 dây pha (Lửa) 380V theo thứ tự X, Y, Z hoặc theo thứ tự 1,2,3 ghi trên máy và 1 dây trung tính 0V lắp vào cọc 0V (N). Luư ý phải lắp đủ 4 dây bao gồm 3 dây pha (Lửa) và 1 dây trung tính 0V (N) thì máy ổn áp mới hoạt động được.
- Điện ra: Đấu 3 dây lửa 3 pha 380V hoặc 3 pha 220V vào 3 cọc Output ghi trên máy theo thứ tự X1,Y1, Z1 hoặc theo thứ tự 1,2,3. Còn dây trung tính là dây chung nên có thể lắp luôn vào cọc 0V (N) của Input. Từ nguồn Output nếu sử dụng nhiều thiết bị khác nhau có thể lắp thêm 1 cái CB tổng đầu ra, từ đó chia tải cho các thiết bị sử dụng khác.
Các loại máy ổn áp thường đưa cọc dẫn điện ra ngoài nên đầu đấu dây nên gắn đầu cốt để đảm bảo tiếp điểm được tốt hơn. Phải siết chặt đầu cọc để tránh trường hợp đánh lửa, Move do tiếp điểm kém.
4. Hướng dẫn vận hành và sử dụng ổn áp 3 pha
Để đảm bảo an toàn cho thiết bị điện và người vận hành máy ổn áp 3 pha cần tuân theo các quy tắc vận hành lần lượt như sau:
1. Kiểm tra tắt toàn bộ aptomat ổn áp và aptomat đầu ra phụ tải
2: Quan sát máy ổn áp tại vị trí đấu nối không có gì bất thường, đảm bảo đúng đủ 3 dây pha và 1 dây trung tính.
3: Bật aptomat cấp nguồn vào máy ổn áp
4: Bật aptomat khởi động máy ổn áp chờ 5-10S để cho ổn áp ổn định điện áp đầu ra, quan sát đèn báo,đồng Vol, đo điện đầu ra aptomat nếu điện áp đầu ra đủ điện 380v (+_ 2-3%) hoặc 3 pha 220V là máy ổn áp đã đảm bảo hoạt động ổn định.
5: Bật lần lượt aptomat phụ tải và sử dụng đảm bảo tải không sử dụng quá công suất của ổn áp 3 pha
Kiểm tra ổn áp 3 pha trước khi sử dụng bằng cách quan sát đồng hồ báo đủ 380V hoặc 220V, Hoặc dùng đồng hồ đo điện kiểm tra đầu ra ổn áp trước khi mở tải
Một số lưu ý khi lắp đặt và sử dụng ổn áp 3 pha
- Khi lắp đặt cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc người có chuyên môn về điện lắp đặt pha
- Khi đấu điện cần siết chặt đầu dây tránh tiếp xúc kém gây đánh lửa dễ cháy nổ
- Sử dụng dây dẫn đúng công suất tải
- Khi chia tải 3 pha để sử dụng lưới điện 1 pha cần chia đều tải 3 pha để máy hoạt động không bị lệch pha, không bị quá tải trên 1 pha
- Chon công suất ổn áp lớn hơn công suất sử dụng để ổn áp hoạt động ổn định và lâu dài hơn
Từ khóa » Cách đấu Dây ổn áp Robot
-
Hướng Dẫn Cách Lắp Đặt Ổn Áp Robot 3KVA 5KVA 10KVA 15KVA
-
ỔN ÁP ROBOT 1 PHA 5KVA - YouTube
-
Cách đấu Và Sử Dụng ổn áp LiOA đúng Kỹ Thuật, Dễ Hiểu, đơn Giản ...
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Lắp Đặt Ổn Áp Robot 5KVA 5KW 5KG 5000VA
-
Cách Lắp Đặt Ổn Áp Robot, Lioa, Standa, 5KVA, 10KVA Dùng Cho ...
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Và Lắp đặt ổn áp Lioa, Fushin, Robot....
-
Cách Lắp On áp Robot 10KVA
-
Cách Đấu Lioa 1Pha 3Pha Cách Đấu Ổn Áp Robot, Ruler, Cách ...
-
Hướng Dẫn Sử Dụng On áp Robot 10KVA
-
Cách Lắp Đặt Sử Dụng Lioa 5kVA
-
Hướng Dẫn Lắp đặt ổn áp Lioa 10kva
-
Cách Lắp Đặt Ổn Áp Robot 5KVA Lioa Litanda 5KVA Cho Hộ Gia ...
-
Hướng Dẫn Cách đấu Và Sử Dụng Lioa đúng Kỹ Thuật - Mobitool