Hướng Dẫn Lấy Mẫu Nước Tiểu Làm Xét Nghiệm Nhiễm Trùng Tiểu Tại Nhà

☰ MỤC LỤC

  • Xét nghiệm nhiễm trùng tiểu tại nhà nhằm kiểm tra tình trạng nhiễm trùng đường tiểu theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc lấy mẫu nước tiểu do người cần xét nghiệm tự thực hiện nên nếu lấy không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. Trong bài viết này, ASIA Health sẽ hướng dẫn Quý khách cách lấy mẫu nước tiểu làm xét nghiệm nhiễm trùng tiểu tại nhà.
    • 1. Tổng quan về nhiễm trùng tiểu
    • 2. Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm nhiễm trùng tiểu ?
    • 3. Hướng dẫn lấy mẫu nước tiểu làm xét nghiệm nhiễm trùng tiểu tại nhà
    • 4. Lời kết

Xét nghiệm nhiễm trùng tiểu tại nhà nhằm kiểm tra tình trạng nhiễm trùng đường tiểu theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc lấy mẫu nước tiểu do người cần xét nghiệm tự thực hiện nên nếu lấy không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. Trong bài viết này, ASIA Health sẽ hướng dẫn Quý khách cách lấy mẫu nước tiểu làm xét nghiệm nhiễm trùng tiểu tại nhà.

xet nghiem nhiem trung tieu huong dan lay mau nuoc tieu tai nha
Lấy mẫu nước tiểu không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.

1. Tổng quan về nhiễm trùng tiểu

Đường tiểu của bạn bao gồm thận, bàng quang, niệu quản và niệu đạo. Nước tiểu trong bàng quang thường là vô trùng, nghĩa là không chứa bất kỳ vi khuẩn hoặc vi sinh vật nào khác (chẳng hạn như nấm). Nhưng vi khuẩn có thể đi vào đường tiểu của bạn thông qua niệu đạo.

Nhiễm trùng tiểu thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Điều này một phần là do niệu đạo của nữ ngắn hơn và ở gần hậu môn hơn, cho phép vi khuẩn từ đường ruột dễ tiếp xúc với niệu đạo hơn. Nam giới còn có những chất diệt khuẩn từ tuyến tiệt liệt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh của họ.

Hầu hết nhiễm trùng tiểu có thể dễ dàng điều trị bằng các kháng sinh. Nhưng nhiễm trùng tiểu không điều trị có thể lan đến thận và gây nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn.

2. Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm nhiễm trùng tiểu ?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng các đối tượng sau nên xét nghiệm nhiễm trùng tiểu:

  • Phụ nữ mang thai
  • Người bệnh đái tháo đường
  • Người mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến dòng nước tiểu (ví dụ sỏi thận, đột quỵ hoặc tổn thương tủy sống).
  • Những người trưởng thành có các triệu chứng như tiểu đau, tiểu nóng rát, tiểu lắt nhắt hoặc tiểu gấp lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên người già và trẻ nhỏ bị nhiễm trùng tiểu có thể không có triệu chứng.
  • Những người đang điều trị nhiễm trùng tiểu. Việc xét nghiệm nhiễm trung tiểu giúp đánh giá xem kháng sinh có chữa được tình trạng nhiễm trùng của bạn hay không.

3. Hướng dẫn lấy mẫu nước tiểu làm xét nghiệm nhiễm trùng tiểu tại nhà

  • Đừng đi tiểu trong ít nhất 4 tiếng trước khi thử nước tiểu. Mẫu nước tiểu đầu tiên buổi sáng (lấy từ bàng quang để qua đêm) sẽ cung cấp kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
  • Tránh chạm viền của lọ đựng nước tiểu vào vùng sinh dục của bạn, và tránh để lẫn giấy vệ sinh, lông mu, phân, máu kinh hoặc các vật lạ khác vào mẫu nước tiểu. Điều này nhằm làm đảm bảo tính chính xác của xét nghiệm.

4. Lời kết

Trên đây là một số thông tin về xét nghiệm nhiễm trùng tiểu và cách lấy mẫu nước tiểu làm xét nghiệm nhiễm trùng tiểu tại nhà. ASIA Health không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Người bệnh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Nếu Quý bạn đọc có thắc mắc gì về xét nghiệm nhiễm trùng tiểu, vui lòng liên hệ ASIA Health để được tư vấn thêm.

Đánh giá

Từ khóa » Xét Nghiệm Nước Tiểu Nhiễm Trùng Tiểu