Hướng Dẫn Liều Dùng Omega 3 Chuẩn được áp Dụng Nhiều Nhất ...
Có thể bạn quan tâm
Nội dung I. Omega 3 là gì? II. Liều dùng Omega 3 chuẩn nhất hiện nay 2.1 Người trưởng thành khỏe mạnh bình thường 2.2 Người mắc bệnh tim mạch 2.3 Người bị trầm cảm và lo âu 2.4 Người bị ung thư 2.5 Trẻ em và phụ nữ mang thai III. Tác dụng phụ khi bổ sung Omega 3 quá liều IV. Một số lưu ý khi sử dụng Omega 3 |
I. Omega 3 là gì?
Omega 3 là một họ gồm các axit béo tốt có vai trò thiết yếu trong cơ thể và có lợi cho sức khỏe. Omega 3 cũng là thành phần quan trọng của màng tế bào và có ảnh hưởng đến hoạt động của tim, phổi, hệ thống miễn dịch và hormone. Cụ thể một số tác dụng tiêu biểu của Omega 3 là:
-
Cải thiện sức khỏe cho đôi mắt.
-
Thúc đẩy phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh.
-
Tăng cường hoạt động cho não bộ người trưởng thành
-
Hỗ trợ và điều trị bệnh tăng động, giảm chú ý ở trẻ.
-
Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
-
Giảm chất béo trong gan.
-
Hỗ trợ chống lại bệnh trầm cảm.
-
Chống viêm, tốt cho da.
-
Hỗ trợ đẩy lùi suy giảm nhận thức do tuổi tác.
-
Cải thiện sức khỏe xương khớp.
-
Cải thiện giấc ngủ.
-
Giảm mất cơ do tuổi tác.
-
Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer ở người già.
-
Hỗ trợ giảm một số biến chứng thai kỳ như: tiền sản giật, sinh non, đái tháo đường, trầm cảm sau sinh…
Omega 3 có nhiều trong cá, bông cải xanh, hạt óc chó…
Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất ra Omega 3 nên cần phải bổ sung từ chế độ ăn uống hằng ngày.
Ba loại axit quan trọng nhất trong nhóm omega-3 là ALA (axit alpha-linolenic), DHA (axit docosahexaenoic) và EPA (axit eicosapentaenoic). Trong đó, ALA chủ yếu được tìm thấy trong thực vật còn DHA và EPA lại có nhiều trong thực phẩm như các loại cá béo (cá hồi, cá thu…), hạt lanh, hạt chia, tảo biển…
Đối với những người không có thói quen ăn các loại thực phẩm giàu Omega 3 như trên thì nên bổ sung omega 3 từ các nguồn khác. Ví dụ như nên uống viên dầu cá omega 3 để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cơ thể.
II. Liều dùng Omega 3 chuẩn nhất hiện nay
Liều dùng Omega-3 hằng ngày của mỗi người sẽ khác nhau, tùy vào độ tuổi, giới tính cũng như các yếu tố sức khỏe khác. Hiện nay, chưa có khuyến nghị cụ thể nào về việc nên uống bao nhiêu viên Omega-3 mỗi ngày, uống Omega 3 trong bao lâu thì ngưng. Bởi vì hàm lượng dinh dưỡng, cụ thể là 2 axit béo Omega-3 EPA và DHA trong từng sản phẩm là khác nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia và bác sĩ đầu ngành đã đưa ra khuyến nghị về tổng hàm lượng Omega 3, bao gồm DHA và EPA cho từng đối tượng cụ thể dựa trên nghiên cứu về thể trạng và nhu cầu của họ. Cụ thể như sau:
2.1 Người trưởng thành khỏe mạnh bình thường
Theo tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), liều dùng Omega 3 cho người trưởng thành khỏe mạnh tối thiểu là 250mg và tối đa là 5000mg (hỗn hợp DHA và EPA) mỗi ngày.
2.2 Người mắc bệnh tim mạch
Một nghiên cứu theo dõi 11000 người dùng kết hợp EPA và DHA khoảng 850mg mỗi ngày trong 3.5 năm cho thấy họ đã giảm 25% các cơn đau tim và giảm 45% tử vong đột ngột.
Theo Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ (AHA), những người đang mắc các bệnh về tim mạch hoặc có tiền sử mắc bệnh tim mạch thì nên dùng Omega 3 với liều lượng tối thiểu là 1000mg và tối đa là 2200mg.
2.3 Người bị trầm cảm và lo âu
Bổ sung Omega 3 liều cao có thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu. Theo nghiên cứu, liều dùng Omega 3 cho những đối tượng này dao động từ 200 – 2200mg. Đặc biệt, người bị trầm cảm, rối loạn lo âu nên cân nhắc bổ sung lượng EPA cao hơn lượng DHA để cải thiện tâm trạng tốt hơn.
2.4 Người bị ung thư
Việc bổ sung Omega 3 thường xuyên đã được chứng minh có liên quan đến việc ngăn ngừa và làm giảm thiểu các nguy cơ ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt,…Tuy nhiên, liều dùng Omega 3 cho từng bệnh nhân mắc các bệnh ung thư khác nhau cũng khác nhau. Do vậy, để đảm bảo an toàn, người bị ung thư nên sử dụng liều lượng Omega 3 tương tự như người trưởng thành thông thường.
2.5 Trẻ em và phụ nữ mang thai
Việc bổ sung đầy đủ Omega 3 ngay từ những năm tháng đầu đời sẽ giúp phát triển toàn diện nhất cả về tinh thần, trí não và thể lực. Theo đó, trẻ sơ sinh và trẻ em nên được bổ sung từ 50 – 100mg Omega 3 mỗi ngày thông qua các loại cá, tảo biển hoặc thực phẩm chức năng có chứa Omega 3.
Trong khi đó, liều dùng Omega 3 cho phụ nữ mang thai và cho con bú được khuyến cáo tăng thêm khoảng 200mg DHA so với liều lượng thường xuyên mà bạn phải bổ sung mỗi ngày khi chưa mang thai. Điều này giúp bạn giảm được các triệu chứng khó chịu của thai kỳ, cung cấp đủ Omega 3 cho cả mẹ và bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh nhất.
III. Tác dụng phụ khi bổ sung Omega-3 quá liều
Omega 3 mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng sử dụng Omega 3 liều cao và dùng liên tục trong một thời gian dài. Nếu bạn sử dụng Omega 3 quá mức cho phép sẽ gây ra một số tác dụng như:
3.1 Làm tăng đường huyết, tăng nguy cơ bị tiểu đường
Theo các chuyên gia, nếu dùng quá 3000mg Omega 3 mỗi ngày trong một thời gian dài có thể kích thích cơ thể tạo ra đường glucose. Điều này làm tăng đường huyết và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì thế, với những bệnh nhân đã và đang mắc bệnh tiểu đường mà tiêu thụ Omega 3 quá mức thì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Một vài nghiên cứu trên bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cho thấy, sử dụng 8g Omega-3 mỗi ngày trong vòng 8 tuần có thể làm tăng đường huyết lên đến 22%.
3.2 Chảy máu
Chảy máu vùng nướu (lợi) và chảy máu cam là hai trong số các tác dụng phụ đặc trưng của việc tiêu thụ Omega 3 quá nhiều. Nguyên nhân là do Omega 3 có khả năng làm giảm đông máu. Vì thế, với những bạn chuẩn bị phẫu thuật hoặc đang sử dụng loại thuốc chống loãng máu như Warfarin thì nên nói chuyện với bác sĩ của mình để ngưng hoặc sử dụng Omega 3 với liều lượng thích hợp nhất.
3.3 Mất ngủ
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu dùng Omega 3 với liều lượng hợp lý có khả năng tăng cường và cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, với những trường hợp lạm dụng và tự ý tăng liều dùng Omega 3 vượt mức cho phép thì có thể gây ra phản ứng ngược lại, làm cản trở giấc ngủ, gây mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
3.4 Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
Một trong những tác dụng phụ dễ gặp nhất khi dùng Omega 3 quá liều đó là tiêu chảy. Khi đó, cơ thể không dung nạp hiệu quả Omega 3 dẫn đến việc tự đào thải ra ngoài. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài, mãi không thuyên giảm thì bạn nên ngưng sử dụng sản phẩm và đến gặp bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ điều trị.
3.5 Đầy hơi, khó tiêu, trào ngược dạ dày
Mặc dù Omega 3 được biết đến với khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch cùng nhiều tác dụng khác như ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, bổ sung quá liều có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như: đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, bụng cồn cào, buồn nôn,…sau khi uống Omega-3 quá liều. Nguyên nhân là do Omega-3 cung cấp lượng lớn chất béo. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể giảm liều lượng tiêu thụ hằng ngày xuống.
3.6 Ngộ độc vitamin A, tổn thương gan
Một số sản phẩm Omega 3 được bổ sung vitamin A với hàm lượng khá cao. Như trong 14g dầu gan cá có thể cung cấp lượng vitamin A gâp 2.7 lần nhu cầu thực tế của cơ thể/ngày. Nếu sử dụng quá liều Omega 3 trong trường hợp này, đồng nghĩa với việc cũng quá liều Vitamin A và gây ngộ độc loại vitamin này. Dấu hiệu nhận biết ngộ độc vitamin A là: chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đau khớp, dị ứng trên da. Nếu tình trạng này lặp lại trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan.
3.7 Gây hạ huyết áp
Đối với bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp, uống Omega 3 đủ lượng, đúng cách sẽ là phương pháp để hạ huyết áp tự nhiên. Nhưng với bệnh nhân huyết áp thấp, nếu dùng Omega 3 với liều lượng cao có thể khiến huyết áp bị hạ thấp hơn. Huyết áp thấp làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy giảm chức năng thận, rung nhĩ,…
IV. Một số lưu ý khi sử dụng Omega-3
Cách uống Omega 3 chuẩn nhất là tuân thủ theo đúng hướng dẫn từ nhà sản xuất và có thể tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia sức khỏe trong những trường hợp cần thiết. Để có thể phát huy tối đa lợi ích từ sản phẩm, các bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
-
Không tự ý tăng liều lượng so với quy định. Trên bao bì và tờ hướng dẫn bên trong bao bì luôn có hướng dẫn chi tiết về cách dùng, liều lượng hợp lý. Để tránh tác dụng phụ, người dùng nên uống Omega 3 đúng hướng dẫn từ hãng.
-
Thời điểm uống Omega 3 tốt nhất là vào buổi sáng vì đây là lúc cơ thể hấp thu hiệu quả tối ưu nhất.
-
Bạn nên sử dụng viên uống Omega 3 sau khi ăn và rèn luyện thói quen uống đúng giờ.
-
Người dùng có thể chia nhỏ 2 liều bổ sung Omega 3 vào sáng và tối để hạn chế khó tiêu và trào ngược dạ dày.
-
Sau khi bổ sung Omega 3 liên tục trong 2 – 3 tháng thì bạn nên ngừng khoảng 1 – 2 tháng để cơ thể có thời gian hấp thụ và chuyển hóa hết lượng Omega 3 bổ sung trước khi bắt đầu liệu trình mới.
Trên đây là hướng dẫn liều dùng Omega 3. Mặc dù Omega 3 rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên việc bổ sung Omega 3 không đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ như: ngộ độc, chảy máu chân răng, tiêu chảy, mất ngủ,…Để hạn chế tình trạng này, bạn nên uống đúng liều và mua hàng tại các địa chỉ uy tín nhé.
Xem thêm:
- TOP 10 dầu cá Omega 3 bán chạy nhất thị trường
- 10 loại Omega 3 cho bé được tin dùng nhất
- Uống Omega 3 có tăng cân không?
Từ khóa » Cách Dùng Fish Oil
-
Hướng Dẫn Cách Dùng Fish Oil 1200mg để Mang Lại Hiệu Quả Tốt Nhất
-
Uống Omega 3 Có Tác Dụng Gì? Có Dùng được Hằng Ngày Không
-
Uống Omega 3 Vào Lúc Nào Tốt Nhất? | Vinmec
-
Liều Dùng Omega 3? Cách Sử Dụng Omega 3 An Toàn Hiệu Quả
-
Hướng Dẫn Cách Uống Omega-3 1000mg Cho Người Mới Sử Dụng
-
Công Dụng Tuyệt Vời Của Omega 3 Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả Nhất
-
Hướng Dẫn Cách Uống Omega 3 1000mg Cho Người Mới Sử Dụng
-
Uống Dầu Cá Đúng Cách Là Như Thế Nào ? Tìm Hiểu Về Dầu Cá
-
Hướng Dẫn Cách Dùng Omega 3 (DHA) Cho Bé Đúng Chuẩn
-
Cách Sử Dụng Omega 3, Liều Lượng Sử Dụng Sao Cho Hiệu Quả, An ...
-
Dầu Cá Nature Made Fish Oil 1200mg Omega 3 Hộp 200 Viên Của Mỹ
-
Cách Uống Omega 3 để đạt Hiệu Quả Tốt Nhất - Avisure Mama
-
Bạn Biết Gì Về Dầu Cá (Fish Oil) Ngoài Tác Dụng Sáng Mắt? - YouMed
-
Bật Mí Cách Sử Dụng Dầu Cá Và Uống Omega 3 Lúc Nào Tốt Nhất