Hướng Dẫn Lựa Chọn đường ống Lắp đặt Hệ Thống Khí Nén

HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN ĐƯỜNG ỐNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG MÁY NÉN KHÍ.

Đường ống dẫn khí là một vật tư quan trọng trong hệ thống máy nén khí. Tuy nhiên, cần lựa chọn đường ống nén khí nào cho thích hợp thì không phải ai cũng biết. Chính vì vậy, Công ty Bảo Tín xin chia sẻ bài viết hướng dẫn lựa chọn đường ống dẫn khí.

1. Đường ống khí nén là gì?

- Đường ống khí nén là một bộ phận được lắp đặt trên máy nén khí, nhằm vận chuyển khí nén đi xung quanh toàn bộ hệ thống khí nén.

2. Các loại đường ống khí nén.

- Có 4 loại đường ống khí nén.

a. Ống dẫn khí bằng nhựa.

- Sử dụng ống dẫn khí bằng nhựa có thể giúp bạn dễ dàng lắp đặt và tiết kiệm chi phí, bạn không cần bất kỳ dụng cụ đặc biệt nào, bạn cũng không cần hàn song lưu lượng khí thường bị tiêu hao khi đi qua các ống dẫn khí này. Thêm vào đó, ống dẫn khí bằng nhựa thường không được bên như các loại ống khác, không chịu nhiệt, áp cao và giá trị khai thác về mặt lâu dài thường kèm hiệu quả hơn.

- Ngoài ra, ống dẫn khí bằng nhựa không dễ bị ăn mòn.

- Bề mặt trong đường ống luôn mịn, không bị xuống cấp.

- Ống nhựa có thể được dính bằng keo.

b. Ống dẫn khí bằng sắt.

- Loại ống này chịu được áp suất cao và chi phí khá rẻ nhưng chất lượng khí đầu ra thì không tốt do ống bị ăn mòn và rỉ trong quá trình sử dụng. Thêm vào đó, việc lắp đặt cũng khá khó và vất vả.

- Ngoài ra, ống bằng sắt không bị cong vênh, mà không bị ăn mòn bởi dầu khí.

c. Ống dẫn khí bằng thép không rỉ.

- Ống dẫn khí bằng thép có khả năng chịu áp suất và nhiệt độ tốt. Khả năng chịu ăn mòn của ống rất tốt và chất lượng khí đầu ra cũng rất sạch do ống không bị rỉ. Tuy nhiên, loại ống này có giá khá cao, việc lắp đặt khó đặc biệt khi chúng ta có nhu cầu mở rộng hệ thống.

d. Ống dẫn khí bằng nhôm

- Đây là loại ống có chất lượng tuyệt vời và ưu thế trên rất nhiều điểm: dễ dàng tháo lắp, không bị han rỉ trong quá trình sử dụng, độ bền lâu dài, chịu được áp cao, khả năng mở rộng rất dễ dàng,… Nó chỉ có một vấn đề là chi phí đầu tư ban đầu thường khá cao. Do vậy, chỉ những nhà máy thực sự yêu cầu về chất lượng khí đầu ra cao mới đầu tư loại ống này.

3. Các lưu ý sử dụng ống dẫn khí.

- Đầu tiên, bạn cần xác định loại máy nén khí bạn đang sử dụng. Đó là máy nén khí ngâm dầu hay máy nén khí không dầu. Nếu bạn sử dụng máy nén khí không dầu, tốt nhất bạn nên chọn những loại đường ống dẫn khí không bị ăn mòn như thép không gỉ hoặc ống dẫn khí bằng nhôm. Nếu bạn sử dụng máy nén khí ngâm dầu, sẽ có một lượng dầu nhất định, dù là rất nhỏ ở trong khí nén của bạn. Dầu này sẽ bảo bệ đường ống của bạn khỏi sự ăn mòn.

– Thứ hai, cần chú ý các bộ phận trong hệ thống máy nén khí của bạn. Một hệ thống máy nén khí được tạo lên từ nhiều bộ phận khác như bộ làm mát, máy sấy, các bộ lọc và tất cả chúng đều ở trong cùng một phòng máy nén, chúng ta sẽ lựa chọn những đường dẫn khí chính và những đường dẫn khí nhánh.

+ Với tất cả các phòng máy nén khí, tốt nhất là nên lựa chọn các ống thép không rỉ hoặc ống thép bằng nhôm bởi vì như các bạn biết đó, khí nóng khi ra khỏi máy nén rất nóng, nếu không có bộ làm mát thì nó khoảng 80°C còn nếu có bộ làm mát thì nhiệt là 35°C, ống dẫn khí bằng nhựa không nên được lựa chọn ở đây.

+ Cũng tương tự vậy, khí nén sẽ bị ướt và có chứa lẫn dầu nếu nó không đi qua máy sấy khí và các bộ lọc. Khí ẩm ướt này nếu đi vào đường ống dẫn khí bằng sắt, nó sẽ rất nhanh bị rỉ và các rỉ sắt này sẽ theo khí vào dây chuyền sản xuất.

+ Ống thép không rỉ đặc biệt là ống nhôm thì đáp ứng được tất cả các tiêu chí các bạn cần. Chúng ta không nên chỉ để ý vào yếu tố giá đầu tư ban đầu mà quên đi những rắc rối có thể gặp phải trong quá trình sử dụng nếu như không lựa chọn đúng loại ống dẫn khí ngay từ ban đầu.

4. Cách tính đường ống khí nén.

Để tính đường ống nén khí cần quan tâm tới vấn đề sụt áp và lưu lượng khí nén:

- Trước hết, mọi sự tắc nghẽn trên đường ống đều gây giảm áp suất khí nén. Các ống thẳng, những vị trí co cút trong đường ống, khớp nối, khớp nối nhanh,... tất cả đều tạo ra độ sụt áp. Và, đường ống càng dài thì độ sụt áp suất càng lớn hay nói cách khác tổng trở lực càng tăng.

+ Sụt áp lí tưởng là 0,3 Bar.

+ Một đường ống với các vị trí co cút trong nó sẽ có độ sụt áp lớn hơn so với một đường ống không có co cút. Một đường ống có co cút và các khớp nối, van,... sẽ có độ sụt áp còn lớn hơn nữa.

- Lưu lượng không khí đi qua ống cũng là một yếu tố. Lưu lượng không khí càng lớn cần phải đi qua một đường ống cùng một lúc, độ sụt áp càng lớn. Đó là lý do tại sao bạn luôn cần đo độ sụt áp khi sử dụng khí nén ở tất cả các vị trí.

- Để tính sụt áp trên máy nén khí cần quan tâm:

+ Đường kính ống.

+ Chiều dài của ống.

+ Số chi tiết co cút, khớp nối, van, lọc,...

+ Lưu lượng không khí thông qua đường ống.

a. Tính đường kính ống.

- Đường kính ống khí nén được tính bằng công thức:

b. Tính lưu lượng khí nén.

- Cách dễ nhất là xem xét các thông số kỹ thuật của máy nén khí.

- Sẽ luôn có lưu lượng cho bạn biết công suất tối đa của máy nén khí tính bằng lít/giây, m3 trên phút hoặc giờ, hoặc feet khối trên phút (cfpm). Đây là lưu lượng khí nén tối đa mà máy nén có thể tạo ra, ở áp suất định mức.

- Lưu lượng không khí được nêu trong thông số máy nén, hầu hết là thời gian Nl/s (hoặc S cfpm), có nghĩa là "lít ở điều kiện thường trên giây".

- Thông thường, dòng khí tiêu thụ được gọi là FAD, có nghĩa là "cấp không khí tự nhiên", có nghĩa là ở cùng một điều kiện giống nhau được tính ngược lại các điều kiện tham chiếu (nhiều hay ít không khí trong môi trường). Vì vậy, trên thực tế, FAD (nl/s, hoặc Scfpm), thực tế là lượng không khí được hút bởi máy nén khí mỗi phút.

c. Đường kính trong danh ngĩa của ống.

a. DN: đường kính trong danh nghĩa của ống.

- DN là đường kính trong danh nghĩa của ống, còn đường kính trong thực tế thì mỗi nhà sản xuất lại khác nhau, tùy thuộc vào tiêu chuẩn mà họ sử dụng.

Ví dụ: thông thường người ta thường hiểu ống DN15 hoặc 15A là ống 1/2 inch, đường kính ngoài là 21mm. Nhưng thực tế thì đường kính ngoài ống nếu dùng tiêu chuẩn ASTM sẽ là 21.3mm, còn tiêu chuẩn BS là 21.2mm.

b. Inch.

- Inch cũng là đường kính trong danh nghĩa của ống. Cũng giống như DN, Inch là một đơn vị đo đường ống được mọi người thường sử dụng.

Trên đây, là một số thông tin chi tiết về hướng dẫn đường ống khí nén. Mọi thông tin chi tiết khác xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ của Công ty Bảo Tín. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

SULLAIR VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP BẢO TÍN Địa chỉ: P.305- Tòa nhà C2 - đường Đỗ Nhuận - P. Xuân Đỉnh - Q. Bắc Từ Liêm - Hà Nội Điện thoại: 0983 755 949 Fax: 043.7509008 Skype: phuong-pr Hotline: 0946 678 168 Email: maynenkhibaotin@gmail.com Website: maynenkhibaotin.com UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – GIÁ CẢ CẠNH TRANH – PHỤC VỤ 24/7

Từ khóa » Hệ Thống Khí Nén Có Bao Nhiêu Loại đường ống