Hướng Dẫn Luyện Tập: Các Phương Châm Hội Thoại.

Bài Kiểm Tra © 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved. logo 1
  • Trang nhất
  • Văn học
Thứ tư, 11/12/2024, 14:38 Hướng dẫn luyện tập: Các phương châm hội thoại. 2017-09-28T10:06:58+07:00 Hướng dẫn luyện tập: Các phương châm hội thoại. /themes/cafe/images/no_image.gif Bài Kiểm Tra Thứ tư - 27/09/2017 15:33
  • In ra
Hướng dẫn luyện tập: Các phương châm hội thoại.

1. Bài tập này yêu cầu các em vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong những câu dẫn ở SGK, trang 10. a) Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà. Thừa cụm từ, nuôi ở nhà vì bản thân từ gia súc đã bao hàm ý nghĩa là thú nuôi trong nhà. b) Én là một loài chim có hai cánh. Thừa cụm từ có hai cánh vì bản thân loài chim nào cũng có hai cánh. 2. Bài tập này nêu hai yêu cầu: - Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống. - Cho biết các từ ngữ đó thuộc phương châm hội thoại nào. Để làm được bài tập này, các em cần đọc kĩ phần giải thích đặt trước từ là sau đó chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống. a) Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng. b) Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối. c) Nói một cách hú họa, không có căn cứ là nói mò. d) Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng nói cuội. e) Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là nói trạng. Các từ ngữ, thành ngữ: nói có sách, mách có chứng; nói dối; nói mò nói nhăng, nói cuội; nói trạng đều là những cách nói liên quan đến phương châm hội thoại về chất. 3. Bài tập này yêu cầu các em đọc truyện cười Có nuôi được không và xác định phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ.. Để xem phương châm hội thoại nào không được tuân thủ, các em xem xét: Câu hỏi Rồi có nuôi được không? trong tình huống giao tiếp này có nội dung gì không? Vì sao? Các em có thể nhận thấy câu hỏi Có nuôi được không của nhâm vật “anh kia” đã không tuân thủ phương châm hội thoại về lượng, vì đó là một câu hỏi thừa, không đúng theo lo-gic phát triển của cuộc hội thoại 4. Bài tập này yêu cầu các em vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích những cách diễn đạt thường dùng. a) Trong giao tiếp, khi sử dụng các cụm từ như tôi đã biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là,... người nói thể hiện thái độ thận trọng, không khẳng định điều mình nói là hoàn toàn xác thực. Trong nhiều hoàn cảnh, vì một lí do nào đó, người nói muốn hoặc phải đưa ra nhận định, những thông tin mà mình chưa có bằng chứng chắc chắn, khi đó người nói phải dùng những cách diễn đạt trên. b) Khi giao tiếp, người nói đôi khi phải sử dụng các cụm từ như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết. Theo phương châm về lượng, khi nói, người nói cần trình bày nội dung không thừa, không thiếu. Tuy nhiên, trong giao tiếp, để nhấn mạnh hay để chuyển ý, dẫn ý, người nói cần phải nhắc lại nội dung nào đó đã được trình bày. Và để đảm bảo phương châm về lượng, người nói phải dùng cách diễn đạt như trên để báo cho người nghe biết là việc nhắc lại nội dung đã cũ là có chủ ý. 5. Bài tập này có hai yêu cầu: - Giải thích nghĩa của các thành ngữ: ăn đơm nói đặt, ăn ốc nói mò, ăn không nói có, ăn chày cãi cối, khua môi múa mép, nói dơi nói chuột, hứa hươu hứa vượn. - Cho biết các thành ngữ trên liên quan đến phương châm hội thoại nào? Để giải thích nghĩa của các thành ngữ trên, các em có thể dựa vào Từ điển thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt. Trên cơ sở hiếu nghĩa các thành ngữ và dựa vào thực tế giao tiếp hàng ngày, các em xem chúng liên quan đến phương châm hội thoại nào. Cụ thể: - Ăn đơm nói đặt: Nói nàng đơm đặt, bịa chuyện, vu khống người khác. - Ăn ốc nói mò: Nói năng không có căn cứ, không chính xác, nói hú họa. - Ăn không nói có: Nói cái không có thành có. - Cãi chày cãi cối: Cãi bừa, ngoan cố, không có lí lẽ, cãi lấy được. - Khua môi múa mép: Nói năng khoác lác. - Nói dơi nói chuột: Nói năng lăng nhăng, không có căn cứ, cơ sở hoặc không có nội dung cụ thể. - Hứa hươu hứa vượn: Hứa hẹn hão huyền, hứa suông. Từ đó, các em thấy các thành ngữ này đều liên quan đến phương châm hội thoại về chất.

© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích

Theo dòng sự kiện

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Giải Tiếng Anh 9 Kết nối tri thức, Unit 6: Getting Started

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Giải Tiếng Anh 9 Kết nối tri thức, Unit 5: Project

Xem tiếp...

Những tin cũ hơn

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Các phương châm hội thoại

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.

GIẢI BÀI TẬP
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Bài học Bài soạn Bài giảng
Bài giới thiệu Bài hướng dẫn
Bài làm văn Bài trắc nghiệm
Kiểm tra 15P Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra HK1 Kiểm tra HK2
Thi vào lớp 10 Tốt nghiệp THPT
BÀI LUYỆN THI
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Kiểm tra 15 phút Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra học kì 1 Kiểm tra học kì 2
Luyện thi theo Bài học
Luyện thi THPT Quốc Gia
THÀNH VIÊN Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã do ứng dụng xác thực cung cấp Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Đăng ký © 2020 Bàikiểmtra.com. All Rights Reserved. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Nói Hú Họa Là Gì