Hướng Dẫn Mẹ Cách Dùng Bỉm Cho Trẻ Sơ Sinh Kèm 8 Lưu ý Quan Trọng

Lần đầu làm cha, làm mẹ hẳn còn nhiều băn khoăn khi sử dụng bỉm cho bé. Làm thế nào để hạn chế tình trạng hăm tã, mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh? Cách dùng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách là như nào? Tham khảo bài viết này ngay các mẹ nhé!

Mục lục

  • 1. Cách dùng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách
    • 1.1. Chuẩn bị đầy đủ
    • 1.7. Các bước thay tã
  • 2. 8 lưu ý quan trọng khi thay tã cho bé để ngừa hăm tã

1. Cách dùng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách

1.1. Chuẩn bị đầy đủ

Cách dùng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách
Cách dùng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Để thay tã cho trẻ sơ sinh diễn ra nhanh gọn lẹ, trước khi bắt đầu, các mẹ hãy chuẩn bị đầy những thứ này nhé:

1.2. Một nơi an toàn, sạch sẽ 

Ở nhà, các mẹ có thể dùng bàn thay đồ chuyên dụng hoặc trên giường/ ghế dài để thay tã cho bé. Đặt một tấm khăn/ tấm vải lên bàn thay đồ hoặc lên giường để bảo vệ da bé. 

Nếu sử dụng bàn thay đồ chuyên dụng, các mẹ nên sử dụng dây đai an toàn cho bé nhé. Còn nếu ở giường/ ghế dài thì phải hết sức để ý đến bé. Đến 4 tháng tuổi, em bé biết cách lật và lăn. Mẹ cần để mắt đến bé nhé!

1.3. Tã bỉm

Các mẹ có thể dùng tã vải hoặc tã dùng một lần, đúng kích thước cho bé. Mẹ có thể lựa chọn tã dán hoặc tã quần. Bên cạnh đó, mẹ nên chọn các thương hiệu tã bỉm uy tín trên thị trường. Hiện nay tã bỉm Hàn Quốc đang được nhiều mẹ lựa chọn. Không chỉ cải tiến, tã bỉm còn có thể giúp mẹ ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa cho bé đấy! 

Mẹ nên chọn các thương hiệu tã bỉm uy tín trên thị trường
           Mẹ nên chọn các thương hiệu tã bỉm uy tín trên thị trường

1.4. Khăn lau cho em bé

Nhiều cha mẹ sử dụng khăn lau thường để làm sạch cho bé. Nhưng da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Vì vậy các mẹ nên lựa chọn loại khăn sữa mềm hoặc dùng khăn ướt của các hãng uy tín. Đặc biệt lựa chọn khăn ướt có thành phần kháng khuẩn, ngừa hăm và rôm sảy, an toàn cho da, các mẹ nhé.

1.5. Kem dưỡng cho da (nếu cần)

1.6. Quần áo, đồ dùng “khẩn cấp”

Nếu bé không hợp tác thay tã khiến quần áo bé đang mặc bị ướt. Mẹ nhớ chuẩn bị thêm một bộ quần áo mới cho bé nhé.

1.7. Các bước thay tã

  • Bước 1: Đặt em bé nằm ngửa. Cởi quần, áo nếu khiến cho quá trình thay tã vướng víu. 
  • Bước 2: Cởi bỏ tã bẩn. Đối với tã dùng một lần, mẹ gỡ từng miếng dinh ở tã và gập lại. 
  • Bước 3: Nâng hai chân bé lên một cách nhẹ nhàng và kéo tã bẩn ra ngoài, đặt sang một bên.
  • Bước 4: Lau sau cho bé bằng khăn ướt/ khăn sữa. Các mẹ làm sạch cả những nếp gấp ở đùi và mông của bé nhé. Nếu là bé gái, các mẹ hãy nhớ lau từ trước ra sau nhé, tránh nhiễm trùng cho bé. 
  • Bước 5: Nếu da bé bị viêm/ hăm và cần dùng kem dưỡng, các mẹ có thể thoa cho bé. Còn không thì bỏ qua bước này.
  • Bước 6: Đợi cho da bé khô và thoáng khí trong vài giây trước khi mặc tã mới.
  • Bước 7: Lấy tã mới, đặt dưới em bé. Kéo nửa trước tã lên bụng của bé. Đối với bé trai, các mẹ nhớ để dương vật của bé hướng xuống để tránh tình trạng đi tiểu vào phía trên tã nhé.
  • Đối với bé mới sinh, các mẹ tránh che cuống rốn cho đến khi nó khô và rụng. Hãy chắc chắn kích thước của tã phù hợp với bé để bé được quẫy đạp thoải mái, không bị gò bó. Sau đó, các mẹ dính các miếng dính ở tã sao cho vừa với cơ thể bé. Chú ý để miếng dính không dính vào da bé nhé mẹ.
  • Bước 8: Mặc quần áo cho bé và để bé nằm ở giường/ cũi hoặc nơi an toàn trong khi mẹ có thể dọn dẹp tã.
  • Bước 9: Gấp tã bẩn, cho vào thùng rác. Rửa tay kỹ các mẹ nhé.

2. 8 lưu ý quan trọng khi thay tã cho bé để ngừa hăm tã

  1. Kiểm tra tã của trẻ thường xuyên (2 tiếng một lần) và thay tã kịp thời. Các mẹ nên thay tã cho trẻ khoảng 4 tiếng một lần.
  2. Làm sạch cho bé, bộ phận sinh dục, nếp gấp ở đùi hoặc mông – những nơi dễ bị hăm tã
  3. Không sử dụng khăn lau/ xà phòng/ bất kỳ sản phẩm làm sạch cho bé nào chứa những chất dễ gây kích ứng cho bé: hương liệu nhân tạo, chất tạo bọt bề mặt, paraben,…
  4. Không chà sát da bé quá mạnh dễ làm xước da bé
  5. Không mặc tã quá chật cho bé. Bởi tã bó chặt vào người bé khiến bé khó chịu, không khí khó lưu thông, tạo cảm giác bí bách. Nhất là khi bé đã tè, đi vệ sinh vào tã. Nước tiểu, phân tạo môi trường ẩm ướt, dễ gây hăm cho bé.
  6. Luôn mang theo tã lót nếu mẹ và bé đi chơi hay ra ngoài. Trẻ sơ sinh có thể làm ướt từ 8 đến 10 cái tã mỗi ngày.
  7. Nếu tã bị thấm ngược trở lại thì các mẹ nên lưu ý 2 điều sau. Một là có thể bởi độ thấm hút của tã không đủ tốt, nên tã dễ bị thấm ngược lại. Hai là do kích thước tã nhỏ so với cân nặng bé. Cả 2 trường hợp này các mẹ đều nên xem xét để đổi kích thước tã hoặc loại tã khác.
  8. Nên lựa chọn tã có nhiều hạt SAP để tối ưu khả năng thấm hút tã các mẹ nhé.

Đọc thêm:

 Cộng đồng mẹ bỉm phát mê vì độ thấm hút và ngừa hăm của bỉm Mamamy 

 Cộng đồng mẹ bỉm săn lùng khuyến mại bom tấn của bỉm Mamamy

Từ khóa » Cách Dùng Bỉm Cho Trẻ Sơ Sinh Không Bị Hăm