Hướng Dẫn Mở Siêu Thị Mini Từ A-Z - ATP Software
Có thể bạn quan tâm
Mở cửa hàng tạp hóa là một trong những lựa chọn phù hợp cho các bạn trẻ muốn khởi sự kinh doanh. Phần vì các mặt hàng ấy dể tìm, dễ bán, phần vì yêu cầu vốn không quá cao, đặc biệt các mẹ vừa có thể ở nhà trông con vừa kinh doanh.
Mở siêu thị mini là vấn đề đau đầu của những người mới bước vào kinh doanh, nhất là khi chưa có kinh nghiệm, chính vì vậy nội dung bài viết cố gắng xây dựng một cách chi tiết, tỉ mỉ nhất để có thể hỗ trợ cho những người mới có thể dễ dàng áp dụng.
Có 3 phương án để xây dựng mô hình siêu thị mini
1. Mô hình siêu thị mini bán hàng tiêu dùng phổ thông
- Ưu điểm: Hàng hóa phổ thông, dễ bán phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng.
- Nhược điểm: Cạnh tranh cao, không có tệp khách hàng tập trung, không phù hợp xu hướng, muốn kinh doanh mô hình này cần phải biết cách lọc những list sản phẩm kinh doanh phù hợp.
- Đối tượng phù hợp: Vùng nông thông, các khu vực thu nhập bình quân thấp, vừa phải.
2. Mô hình siêu thị mini bán 60% hàng hóa phổ thông, 40% hàng nhập khẩu
- Ưu điểm: Vẫn duy trì những nhóm sản phẩm hàng hóa phổ thông tỷ trong chiếm 60% cửa hàng cơ bản đủ để cung cấp cho nhu cầu NTD những nhu cầu cơ bản, gia tăng hàng nhập khẩu để tăng tỷ lệ % lợi nhuận chung cho cửa hàng, khai thác tệp khách hàng tầm trung – cao, hạn chế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả mô hình kinh doanh cửa hàng.
- Nhược điểm: Vẫn bị cạnh tranh từ đối thủ, phù hợp xu hướng ngắn, chưa định vị được cho khách hàng kinh doanh hàng nhập khẩu, mô hình này rất nhạy cảm nên cần phải có kiến thức kinh doanh để xây dựng.
- Đối tượng phù hợp: Khu vực nông thôn phát triển, thị trấn, thị xã, thành phố.
3. Mô hình kinh doanh siêu thị mini 40% hàng hóa phổ thông, 60% hàng nhập khẩu (mô hình SHOP)
- Ưu điểm: Đủ cung cấp nhóm sản phẩm hàng hóa phổ thông, cạnh tranh thấp, khai thác đúng tệp khách hàng trung cao, định vị khách hàng kinh doanh hàng nhập khẩu, định vị mô hình là dạng SHOP, tỷ suất lợi nhuận cao, cạnh tranh thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh. Đây là mô hình kinh doanh thông minh.
- Nhược điểm: Doanh số thấp, người kinh doanh mô hình này cần phải có kiến thức chiều sâu, hiểu bản chất mô hình này.
- Đối tượng phù hợp: Mô hình này phù hợp cho mở siêu thị mini ở chung cư với các khu vực có thu nhập cao, tập trung tệp khách hàng trung cao cấp nhiều.
Phần 1: Chuẩn bị các bước mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa
“Thất bại trong công việc chuẩn bị, đồng nghĩa với việc chuẩn bị cho thất bại” đó là câu nói rất phù hợp cho tất cả chúng ta, và trong kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini cũng không ngoại lệ, việc đầu tiên của người chủ chính là nghiên cứu kỹ cần phải chuẩn bị những gì để khi bắt tay vào hành động được trang bị tốt nhất có thể.
1. Vốn:
Vốn là yếu tố đầu tiên nằm trong nội dung bài viết về các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, là thứ cực kỳ quan trọng, mặc dù ai kinh doanh cũng đều nghĩ đến vốn đầu tiên, nhưng mỗi mô hình đều có đặc điểm riêng của nó, nhất là kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini vốn phức tạp và cạnh tranh.
Vì vậy là người kinh doanh cần phải xác định cơ cấu vốn phù hợp với mô hình kinh doanh của mình, bởi việc sai lệch về vốn đầu tư cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới thanh lý cửa hàng tạp hóa, hay siêu thị mini
Có hai cách đơn giản để có thể xác định vốn đầu tư:
+ Trường hợp 1: Chủ động lượng vốn có trong tay thì cần phải chủ động xây dựng mô hình phù hợp với số vốn đó, nhất là yếu tố thuê mặt bằng kinh doanh đối với những người phải đi thuê mặt bằng, tránh việc thuê mặt bằng với diện tích quá rộng dẫn đến chi phí tăng cao, giảm hiệu quả kinh doanh chung.
Ví dụ như bạn có số vốn khoảng 500tr thì chỉ nên thuê mặt bằng 50m2 (ở trung tâm thành phố), hoặc 60m2 với mặt bằng ở nông thôn.
+ Trường hợp 2: Trong trường hợp có mặt bằng, hoặc đã thuê được mặt bằng rồi thì cần xác định lượng vốn phù hợp với mặt bằng đó, cũng giống như trường hợp thứ nhất, nếu có mặt bằng diện tích 50m2 thì bạn cần có lượng vốn đầu tư cơ bản từ 450 triệu trở lên.
Trong trường hợp người kinh doanh không phải thuê mặt bằng để mở cửa hàng tạp hóa, hay siêu thị mini thì lượng vốn cần có có thể giảm đi so với người phải đi thuê mặt bằng.
Bên cạnh đó đối với những quầy hàng ở quê chi phí sẽ thấp hơn so với ở trung tâm nên lượng vốn cần có có thể thấp hơn.
Một kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini đó chính là trong giai đoạn đầu bắt đầu kinh doanh, cần phải có thời gian thì cửa hàng mới có lợi nhuận dương.
Tức là trong vài tháng đầu kinh doanh cửa hàng sẽ chưa có lãi do đó người chủ kinh doanh cần phải có một khoản tài chính dự phòng cho việc chi tiêu cá nhân, hay gia đình, tránh trường hợp giai đoạn đầu kinh doanh mà rút vốn tiền hàng để chi tiêu sinh hoạt.
2. Tâm lý:
Chắc chắn mỗi người khi quyết định kinh doanh một mô hình nào đó cũng có một lý do nào đó có tính thuyết phục, nhưng khi chúng ta bước chân vào thực tế mới ngấm được câu:”đời không như là mơ” nhất là đối với những bạn trẻ, chưa có nhiều sự trải nghiệm thường có những dự đoán, suy tính khá xa so với thực tế.
Đã rất nhiều người sau thời gian ngắn cửa hàng đi vào hoạt động thấy chán nản, thất vọng về mô hình này, bởi những gì diễn ra thực tế khác xa so với kế hoạch được vẽ ra trên giấy, hoặc là từ những thông tin thu thập được.
Do đó phần tâm lý cũng được đưa vào nội dung các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini để có thể phần nào đó cung cấp những gì thực tế diễn ra không chỉ đối với mô hình này mà tất cả các mô hình kinh doanh khác cũng vậy.
Với nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini và huấn luyện đào tạo cho học viên, tôi luôn nhắc nhở học viên của mình cần phải có kế hoạch kinh doanh phù hợp với thực tế đối với mô hình kinh doanh của mình và thực trạng chung của xã hội.
Chính vì vậy mà nếu là người mới bắt đầu kinh doanh thì cần luôn sẵn sàng đón nhận những thử thách, khó khăn đang chờ đón mình, nó cũng giống như việc một sinh viên mới ra trường đi làm vậy thôi, có người sẽ thích nghi tốt, có người thích nghi chưa tốt, vnhà hiệu quả công việc của người đó cũng giống như hiệu quả trong mô hình kinh doanh này vậy.
3. Kiến thức:
Rõ ràng đối với một người mới bắt đầu kinh doanh mà đòi hỏi, hay yêu cầu về kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini thì quả là điều khó có thể ai có được, nhưng rõ ràng đã kinh doanh thì người chủ cần phải có kiến thức, đặc biệt là kiến thức kinh doanh của chính mô hình đó.
Chắc chắn khi ai đó đọc nội dung bài viết các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini này thì cũng chính tỏ bằng cách này, hay cách khác tìm cách để có thể nâng cao kiến thức kinh doanh của mình lên, việc tìm tòi, bổ sung thêm kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini là việc rất đáng nên làm, nhất là từ những người đi trước, việc đó sẽ tránh được rất nhiều rủi ro không đáng có.
Qua quá trình tư vấn, đào tạo, mối quan hệ rất nhiều chủ cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini thì có quá nhiều trường hợp than vãn là riêng trong thời gian đầu kinh doanh chi phí cho tiền ngu đã mất tầm 5-10% tổng vốn đầu tư rồi.
Việc mất những khoản chi phí không đáng có có thể xuất phát từ: Lừa đảo, đầu tư sai lầm, nhập hàng số lượng nhiều, hoặc nhập hàng không bán được sau này thành chậm hoặc hết date, đắng cay hơn chính là việc những người phải chuyển nhượng thanh lý cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini sau thời gian ngắn hoạt động thường mất khoảng 25-30% vốn đầu tư, đó là điều đáng buồn và tiếc cho những người không may mắn.
4. Bản kế hoạch kinh doanh
Đây là thứ rất quan trọng trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini nhưng đa phần các chủ cửa hàng kinh doanh tạp hóa hay siêu thị mini lại bỏ qua hoặc không có khả năng làm được. Trong trường hợp bạn không tự lên một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết thì cũng cần phải có những thông tin cơ bản như:
- Vốn đầu tư
- Tổng chi phí
- Doanh thu điểm hòa vốn
- Tính khả thi của mô hình kinh doanh
- Cạnh tranh hiện thời và xu hướng cạnh tranh
5. Vượt qua rào cản tâm lý trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini
Đa phần những ai bước chân vào việc kinh doanh riêng rất ít người được gia đình, bạn bè ủng hộ, do đó Vượt qua rào cản phản đối từ người thân cũng là yếu tố trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini mà người chủ cần phải đối mặt, nhất là giai đoạn đầu thông thường doanh thu thấp, cửa hàng cần phải thay đổi, hoàn thiện nhiều hơn.
Nhưng nếu bạn đủ tự tin, kiến thức đủ để gia đình thấy được sự tự tin đó và thấy cơ hội tiềm năng, chắc chắn tình hình sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực, và những người này sẽ là hậu phương vững chắc cho mình.
Bạn vừa xem một bài viết từ chuyên mục
Kinh Doanh Online
Xem thêm bài viết từ chuyên mục này >>>>Phần 2: Chi tiết các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini
Bước 1: Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp
Như đã nói ở trên trong các các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini thì việc mặt bằng kinh doanh cần phải phù hợp với nguồn tài chính vốn đầu tư, do đó cần phải có thông tin đa chiều liên quan đến mặt bằng kinh doanh để có thể tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp, tránh lãng phí chi phí mặt bằng không đáng có.
Mô hình kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini là mô hình kinh doanh địa điểm, do đó việc lựa chọn địa điểm kinh doanh rất quan trọng, cũng không nên lựa chọn khu vực quá vắng vẻ dân cư, sức mua sẽ thấp dẫn đến doanh thu cửa hàng sau này không như kỳ vọng, và khó khăn trong việc gia tăng lượng khách hàng đến với cửa hàng.
Đối với cá nhân có mặt bằng kinh doanh là của nhà mình đó là một lợi thế vô cùng lớn, ngoài việc giảm thiểu chi phí thuê mặt bằng mà có thể tránh được những rủi ro trong việc thuê mặt bằng kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini.
Bước 2: Thiết kế, tìm kiếm thông tin cho cửa hàng
Bước tiếp theo trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là việc thiết kế cửa hàng, ở bước này cần có bản vẽ sơ bộ của mô hình kinh doanh rồi thực hiện những hành động nhỏ:
- Thiết kế cho cửa hàng
- Lên danh sách và tìm kiếm thông tin cung cấp thiết bị, giá kệ
- Lên danh sách và tìm kiếm thông tin cung cấp nguồn hàng tạp hóa, siêu thị mini
hoặc có thể sử dụng dịch vụ tư vấn mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini
Bước này nên thực hiện đồng bộ, để chuẩn bị cho việc thực hiện bước thứ 3
Bước 3: Lắp, cài đặt những nhóm cơ sở vật chất
a. Biển quảng cáo
Việc làm biển quảng cáo cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là cần thiết, đó là một kênh marketing cho cửa hàng, và nên làm sớm để có thể sales thị trường biết đến cửa hàng sớm hơn, có thể tìm được nguồn hàng nhanh hơn so với bình thường.
b. Giá kệ siêu thị: Là thứ bắt buộc phải đầu tư, giá kệ siêu thị là vật dụng dùng để để hàng hóa, trưng bày sản phẩm, có một số bạn có thể tự đóng được giá kệ nhằm giảm thiểu chi phí cũng là một cách hay, nhưng sẽ giảm tính linh hoạt so với nhập mua của các đơn vị cung cấp giá kệ siêu thị chuyên nghiệp trên thị trường.
Lưu ý trong vấn đề mua giá kệ siêu thị đó chính là yêu cầu thông tin chi tiết của giá kệ, bởi nhiều đơn vị cung cấp giá kệ siêu thị thường tìm cách này cách khác để cố gắng bán thật nhiều giá kệ cho cửa hàng, nhằm đề tăng doanh thu cho họ, đồng nghĩa với việc chi phí của cửa hàng sẽ tăng cao hơn.
Ví dụ như: Thay vì lắp 3 kệ đơn 1,2m x giá 850k = 2.550k thì sẽ có nhiều đơn vị cung cấp giá kệ siêu thị tư vấn thành mua 4 kệ đơn 0,9m x 750k = 3.000k, rõ ràng chỉ với 3 kệ đơn này nhưng khi chuyển đổi không phù hợp thì người sử dụng dịch vụ, tức là các chủ cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini đã bị tăng thêm 20% chi phí đầu tư rồi, ngoài ra còn rất nhiều chiêu trò nữa từ những đơn vị kinh doanh thiếu chuyên nghiệp.
Trên thị trường không ít những đơn vị họ kinh doanh không vì lợi ích của khách hàng, rất nhiều đơn vị có suy nghĩ đơn giản là khách hàng mua một lần, giống như khách du lịch đi qua đường mua vậy, nên có những đơn vị kinh doanh giá kệ sẽ tìm mọi cách để có thể moi được càng nhiều tiền của khách hàng càng tốn.
Chính vì vậy mà ở phần đầu có đoạn nói đến ngay giai đoạn đầu người kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini nếu không có kinh nghiệm, hoặc kiến thức thường mất 5-10% tổng vốn đầu tư.
c. Bước tiếp theo trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini tủ mát, tủ kem cho cửa hàng
Có thể nhờ mượn hoặc mua tủ mát, tủ kem để kinh doanh, nhưng thường các công ty hỗ trợ tủ thường có đợt nên không phải quầy hàng nào cũng có thể ký kết mượn tủ được, do đó để giải quyết tình thế trước mắt thì có thể mua hai loại tủ đó để kinh doanh.
d. Bước tiếp theo trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là các thiết bị bán hàng
- Phần mềm bán hàng
- Máy in phiếu bán hàng
- Đầu đọc mã vạch
- Máy in tem mã vạch
- Máy tính
e. Camera cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini
Đa phần các cửa hàng kinh doanh mô hình này đều trang bị camera để có thể hỗ trợ giảm thiểu thất thoát, hoặc mất trộm mất cắp hàng hóa cho cửa hàng, nhất là những nhóm sản phẩm cao cấp, đắt tiền, hoặc những sản phẩm có kích thước nhỏ gọn.
Bước 4: Tìm nguồn hàng tạp hóa, siêu thị mini và chủ động nhập hàng để chuẩn bị kinh doanh
Bước tiếp theo rất quan trọng trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini chính là tìm nguồn hàng tạp hóa, vấn đề nguồn hàng tạp hóa có vẻ như được rất nhiều người mới kinh doanh chưa có kinh nghiệm hay phải bận tâm. Nhưng việc nguồn hàng tạp hóa không quá khó tìm kiếm như chúng ta thường nghĩ. Chỉ sau thời gian ngắn là một cửa hàng sẽ có Full đầy đủ list danh sách nhà cung cấp hàng hóa cho cửa hàng mình.
Bước 5: Nhập hàng hóa vào phần mềm bán hàng và cách định giá bán
Các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là bước khá khó khăn, việc nhập danh mục hàng hóa vào phần mềm bán hàng mất khá nhiều thời gian, cùng với đó người kinh doanh đồng thời phải học cách chia giá của các sản phẩm có chương trình khuyến mại, yếu tố này nếu đối với người đã có kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini thì khá đơn giản, nhưng đối với người mới thì cần phải bình tính, tính toán lại các chương trình của sản phẩm, nhãn hàng.
Nếu bạn thực sự khó khăn trong khâu này thì nên nhờ sales hỗ trợ, vì so với bạn phải tính toán khó khăn với số lượng nhiều đơn hàng, thì thay vì đó mỗi đơn hàng bạn chủ động nhờ sales hỗ trợ giải thích kỹ hơn về đơn hàng, có như vậy sẽ đỡ mất nhiều thời gian cho bạn.
Việc định giá bán sản phẩm cũng vô cùng quan trọng, và nó luôn làm khó đối với người chưa có kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini, bởi trong tình huống để giá bán thấp hay cao thì đều bất lợi đối với cửa hàng, giá bán phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Vị trí cửa hàng đó kinh doanh
- Chi phí hoạt động của cửa hàng
- Mô hình kinh doanh của cửa hàng
- Dịch vụ tập trung của cửa hàng
- Khách hàng tập trung của cửa hàng
Ví dụ như cùng một sản phẩm nhưng giá thành bán ra ở quê sẽ khác thành phố, hay như là cửa hàng có dịch vụ bán hàng tốt hơn thì sẽ có giá bán cao hơn cửa hàng phổ thông.
Bước 6: Lên kế hoạch khai trương cửa hàng
Bước tiếp theo trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini chính là khai trương cửa hàng, đối với bước này thì tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, và quy mô cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, đối với những siêu thị quy mô lớn có thể thuê đơn vị tổ chức sự kiện, còn đối với cửa hàng quy mô nhỏ & vừa thì có thể chạy chương trình khuyến mại, tặng quà.
Bước 7: Phân tích cạnh tranh hiện thời và xu hướng cạnh tranh
Cần có cuộc khảo sát để đo được mức độ cạnh tranh hiện thời tại khu vực mình đang kinh doanh như nào? Việc xuất hiện thêm một quầy hàng mới chắc chắn khiến không ít các chủ cửa hàng cũ đang kinh doanh tại đó không hài lòng, do đó trong ngắn hạn thì đối với cửa hàng mới cũng cần có những biện pháp để đối đầu với những chiến thuật giữ khách của những cửa hàng cũ.
Kinh nghiệm mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa
1. Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng tạp hóa phù hợp
Các cửa hàng tạp hóa thường bán các mặt hàng nhu yếu phẩm nên khách hàng tiềm năng có ở mọi nơi. Tuy vậy, để đầu tư một cửa hàng tạp hóa bài bản, thì lựa chọn điạ điểm phù hợp là một yếu tố quan trọng hàng đầu.
Đa phần các bạn trẻ khi có ý định mở cửa hàng tạp hóa thì đã có sẵn dự định về khu vực sẽ kinh doanh. Thường thì đó là mặt tiền nhà có sẵn. Hoặc một nơi nào đó gần nơi ở hoặc cơ quan làm việc – quen thuộc với sinh hoạt của bạn. Thế nhưng, trước khi rước hàng về tiệm, hoặc sớm hơn là quyết định thuê mặt bằng nào. Thì hãy tiến hành bước tiếp theo: “khảo sát thị trường”
Các chi phí mở siêu thị mini cơ bản
- Chi phí thuê mặt bằng: 20 triệu/tháng
Nếu bạn đã có sẵn một địa điểm thuận tiện để mở siêu thị mini thì đây là một lợi thế rất lớn giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí để đầu tư cho các hạng mục khác được tốt hơn.
Nếu chưa có địa điểm, hoặc địa điểm của bạn không thuận lợi thì việc bỏ tiền ra thuê một nơi khác là điều nên làm. Mở siêu thị mini thông thường chỉ cần mặt bằng khoảng 50m2 là đã đủ để bạn có không gian trưng bày tất cả các loại hàng hóa, một quầy thu ngân và một kho chứa hàng nho nhỏ. Tùy vào diện tích, vị trí, tính thẩm mỹ mà giá thuê ở từng nơi là không giống nhau, nhưng trung bình dao động trong khoảng 10-15 triệu đồng/ tháng. Nếu bạn muốn chọn các địa điểm hút khách như các tòa chung cư, trên mặt đường lớn, đông người qua lại,… thì mức giá ấy có thể lên tới 20 đến 30 triệu đồng/tháng.
Cần lưu ý về hợp đồng cho thuê nhà, tối thiểu phải là 5 năm trở lên. Đã rất nhiều trường hợp chủ nhà thấy mình buôn may bán đắt được sẵn sàng đền bù cho chút ít rồi đuổi khéo bằng nhiều cách để kế thừa kinh doanh cửa hàng. Do vậy việc làm hợp đồng phải thật chặt chẽ, không bao giờ được lỏng lẻo, bị nắm chuôi.
- Chi phí đầu tư nguồn hàng: 100 triệu
Bán hàng tạp quá sẽ thu lãi mỗi sản phẩm không quá nhiều, người bán hàng tạp hóa bán số lượng lớn, tích tiểu thành đại mà nên. Do vậy nguồn nhập hàng là yếu tố quan trọng quyết định đến giá bán, doanh thu, lợi nhuận của siêu thị. Hiện nay người dùng rất thông minh và luôn đặt ra sự so sánh. Nếu giá của bạn mà đắt hơn bên khác dù chỉ 1 ngàn đồng cũng sẽ mất khách ngay lập tức. Việc nhập được sản phẩm giá rẻ chất lượng sẽ giúp việc kinh doanh siêu thị mini thu lãi về nhanh hơn. Vì vậy, nếu lựa chọn nhà cung cấp là các công ty lớn để nhập hàng thì càng tốt và hãy chú ý tới các chương trình khuyến mãi, ưu đãi của họ để được mua hàng giá rẻ.
Do chưa có biết mở siêu thị mini cần những gì thì bạn nên chọn nhiều mặt hàng với số lượng vừa phải. Ngoài ưu điểm không bị đọng hàng còn làm tăng khả năng luân chuyển vốn để trang trải chi phí cho các tháng tiếp theo.
- Chi phí lắp đặt thiết bị: 60 triệu
Bạn cần những gì để kinh doanh siêu thị mini?, đó là những dụng cụ, thiết bị sau:
- Máy tính và Máy tính tiền siêu thị mini: Mỗi bàn thu ngân và kế toán bạn có thể trang bị 1 chiếc máy tính và máy tính tiền siêu thị mini. Các máy tính này cần kết nối với nhau và số liệu thu thập phải được bạn quan sát rõ ràng.
- Phần mềm: Phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm quản lý siêu thị, cửa hàng tiện lợi phải được kết nối với nhau và do máy tính chủ của bạn quản lý. Ngoài ra phần mềm quản lý còn phải kết nối với kho hàng để bạn theo dõi số liệu kịp thời nhằm đưa ra quyết Marketing phù hợp. (Không thể thiếu đâu ạ, thiếu là loạn hết lên đấy! Đừng quên Đăng ký mua sản phẩm Phần mềm quản lý bán hàng Kiot Việt theo Link giới thiệu với Pass: “TimeSoft.vn” để nhận Ưu đãi KHỦNG nhes~)
- Bàn ghế cho nhân viên thu ngân, nhân viên kho hàng, nhân viên kế toán. Bàn ghế để nhân viên thu ngân , nhân viên kế toán làm việc, cất giữ một số tài liệu in ra trong ngày, lưu giữ tiền thu được từ khách hàng. Bàn ghế cho nhân viên thu ngân bảo bảo đảm an toàn và có những loại bàn dành riêng cho nhân viên thu ngân, bạn tìm hiểu và mua cho phù hợp.
- Giá đỡ hàng: Mỗi bộ giá đỡ hàng hóa có diện trung bình từ 4(m2)-4.6(m2). Thông thường bạn cần khoảng 20 giá đỡ hàng hóa như vậy trưng bày trong 1 siêu thị Mini. Chất liệu của giá đỡ hàng không cần cao cấp nhưng màu sắc và thiết kế phải tinh tế.
- Tủ mát, tủ lạnh: Để chứa đồ uống, thực phẩm tươi sống… Bạn nên có 2 tủ mát đặt ở gần lối ra vào hoặc tại những vị trí mà khách hàng dễ nhìn thấy nhất. 1 chiếc tủ mát đặt ngay cạnh bàn thu ngân cũng mang lại 1 hiệu ứng tích cực làm khách hàng lấy thêm 1 vài lon nước hoặc thực phẩm bên trong trong tủ mát.
- Một số dụng cụ, thiết bị khác: Bạn có thể sắm sửa thêm 1 tủ đựng sách báo, 1 tủ bánh mini, 1 tủ đồ bán móc khóa, đồ chơi thời xưa…
Bạn sẽ cần khá nhiều chi phí nào việc lắp đặt cơ sở vật chất đấy!
Các chi phí mở siêu thị mini phát sinh
Chi phí trang trí: 20 triệu
- Trần nhà và sàn nhà: tạo cảm giác thoáng đãng, ấm cúng cho khách khi bước vào không gian trong siêu thị. Bạn không cần trang trí trần quá tráng lệ hay độc đáo để tốn tiền, chỉ cần chọn thiết kế đơn giản phù hợp với đặc điểm kinh doanh của siêu thị. Trần nhà không nên bài trí quá nhiều họa tiết mà cần sạch sẽ, bạn có thể dùng màu trắng tinh hoặc tông màu ấm làm nền cho trần nhà. Về mặt sàn cần phải kết hợp hài hòa với ánh sáng đèn từ trần nhà. Bạn có thể chọn màu trắng thuần tự nhiên hoặc màu nhạt. Điều đó tạo cảm giác sạch sẽ, có lợi cho việc bán thực phẩm, đồ ăn uống trong siêu thị.
- Biển hiệu của siêu thị: Thông thường biển này làm thành hình chữ nhật, có chiều rộng lớn hơn chiều cao và độ dài bằng với mặt tiền của siêu thị. Khi đặt biển hiệu không nên phân bổ quá nhiều màu sắc, càng đơn giản nhưng tinh tế và phù hợp định hướng kinh doanh càng tốt.
- Mặt sàn của hiên nhà trước siêu thị: Là nơi khách hàng sẽ trạm bước chân đầu tiên đến với cửa hàng của chúng ta, vì vậy phần hiên nhà phía trước này có tác động nhất định đến tâm lý mua hàng. Bạn không nên sử dụng màu tro hay màu đen quá nhiều cho phần hiên nhà này, sử dụng loại gạch hoặc chất liệu dễ lau vệ sinh, thiết kế của bệ hiên nên vuông vắn.
- Mặt tường bên trong siêu thị: Tường của một siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện lợi thông thường được ốp gạch men sứ màu trắng. Bạn có thể treo khung Logo thương hiệu hoặc 1 biển quảng cáo. Ngoài ra bạn có thể sử dụng màu ấm áp kết hợp với đèn thả để tạo nên hiệu ứng tâm lý mua hàng.
- Âm nhạc: Một nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, 1 bản nhạc du dương có khả năng làm cho khách hàng muốn mua nhiều sản phẩm hàng hóa hơn trong cửa hàng của bạn. Âm lượng của 1 bản nhạc không nên quá lớn khiến khách hàng cảm thấy khó chịu.
Chi phí thuê nhân viên: 35 triệu/tháng Là người quản lý hàng hóa, thanh toán hóa đơn với khách hàng nên việc tuyển chọn nhân viên cần phải thực hiện thật kĩ càng. Bạn sẽ phải cân nhắc xem thuê nhân viên làm theo ca hay cả ngày? Mức lương là bao nhiêu? Cần bao nhiêu người? Chế độ phúc lợi như thế nào? Nhân viên làm ca bạn có thể tuyển dụng sinh viên. Tuy nhiên, phải yêu cầu họ tuân thủ thời gian công việc, tránh tình trạng nghỉ làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh.
Thuê được người đúng năng lực chứ không phải thuê người giỏi, hãy thuê người có khuôn mặt ưa nhìn, nếu họ chưa biết gì bạn có thể dạy cho họ những kinh nghiệm bán hàng, làm sao để ứng xử và thuyết phục người mua. Thuê những người như thế bạn sẽ không mất quá nhiều tiền để trả lương. Đào tạo 1 người mới tận tụy và đối xử tốt với họ bạn sẽ nhận được sự gắn bó lâu dài của họ.
Số lượng nhân viên chúng ta thuê như sau:
- 1 cửa hàng trưởng quản lý siêu thị Mini. Người này bạn không phải thuê người giỏi, giỏi để mà họ lấy mất cơ ngơi của bạn à. Chỉ cần thuê người người đã có kinh nghiệm quản lý đơn, họ có thể quán xuyến mọi công việc , tạp vụ , điều phối các nhân viên khác làm việc mang lại hiệu quả tốt nhất. Họ cũng là người sẽ tham mưu cho bạn những kế hoạch Pr, khuyến mại, thu hút khách hàng.
- 1 Nhân viên kế toán. Họ là những người phụ trách công việc thống kê số liệu hàng hóa nhập vào, bán ra, họ sẽ tham mưu cho bạn những mặt hàng nào được tiêu thụ nhiều theo từng tuần, tháng, quý…
- 2 nhân viên thu ngân. Sauk hi khách hàng chọn mua hàng, họ cần thanh toán và người thu ngân đảm nhiệm công việc quét mã, thu tiền và gói hàng cho người mua.
- 5 người xử lý hàng hóa. Họ đảm nhiệm những công việc như sắp xếp hàng hóa, quản lý kho hàng, vận chuyển. Bạn có thể bố trí 1 người đứng ở cửa hàng hướng dẫn người mua, 3 người đảm nhiệm công việc vận chuyển hàng hóa từ kho/nhà sản xuất tới siêu thị, 1 người còn lại quản lý kho hàng.
Chi phí cho Thuế:
Có 3 loại thuế chủ yếu mà bạn cần đóng là: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế môn bài. Trong đó:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đóng cho doanh nghiệp tư nhân ( công ty TNHH một thành viên) 20%. Cụ thể về cách tính thuế bạn tìm hiểu về thuế phải đóng cho công ty TNHH MTV ( Buôn bán hàng hóa bằng siêu thị mini cần thành lập loại hình doanh nghiệp tư nhân này).
- Thuế thu nhập cá nhân. Loại thuế này tính cho những người có thu nhập từ 9 triệu trở lên ( theo 92/2015/TT-BTC). Bạn cũng tìm hiểu cụ thể hơn về mức thuế mình phải đóng tại văn bản luật này.
- Thuế môn bài đóng theo cố định theo bậc. Theo quy định mới, mức thu phí môn bài được rút gọn lại còn 2 bậc. Cụ thể, theo nghị định 139, mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định mức thu đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng là 3 triệu đồng/năm. Đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống là 2 triệu đồng/năm. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác chịu mức phí môn bài 1 triệu đồng/năm.
2. Khảo sát thị trường
Sau khi lựa chọn được địa điểm mở cửa hàng hoặc sau khi có dự định mở cửa hàng tại khu vực nào. Bước tiếp theo các bạn nên khảo sát thị trường khu vực lân cận đó. Nội dung khảo sát cần xác định các thông tin sau đây:
- Khách tiềm năng: mật độ cư dân tại khu vực mở cửa hàng có đông không. Chủ yếu là nhóm cư dân nào (nông dân, công nhân, dân văn phòng, trung lưu … ). Nhu cầu nào của cư dân chưa được đáp ứng tốt.
- Đối thủ: xung quanh có các cửa hàng tương tự nào. Cửa hàng qui mô lớn hơn. Họ đã làm tốt những gì? Còn khoảng trống nào bạn có thể thâm nhập và làm tốt hơn.
Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa online
3. Bán tạp hóa lấy hàng ở đâu?
(Kinh nghiệm tìm nguồn hàng tạp hóa uy tín)
Có nhiều nguồn hàng khác nhau. Bạn phải tìm nguồn hàng chuẩn. Vì nếu hàng không chuẩn sẽ bán không được hoặc bị mất khách.
Về hóa mỹ phẩm tiêu dùng nổi tiếng trên thị trường thường là của 2 nhãn hàng P&G và Unillever. Bạn có thể tìm google đại lý, nhà phân phối của 2 nhãn hiện đó tại khu vực của mình.
Một kinh nghiệm hữu ích cho các bạn chuẩn bị mở cửa hàng tạp hóa. Các mặt hàng đồ uống như: coca cola, pepsi nếu lấy từ các đại lý lớn thì có thể giá sẽ mềm hơn khi lấy từ nhà phân phối.
Trước khi mở cửa hàng, bạn cũng nên tham khảo mặt bằng giá tại khu vực mình định mở cửa hàng. Giá bán tại chợ như thế nào, giá bán tại các cửa hàng tương tự ra sao. Nếu mua tại siêu thị thì giá có đắt hơn không? Để biết cách định giá bán cho cửa hàng của mình.
Đó cũng là cách để bạn nhận biết giá đại lý, nhà phân phối chào cho mình đã đủ tốt chưa. Mặt hàng ấy với lãi gộp như thế thì có nên kinh doanh hay không.
“Nguồn hàng tạp hóa là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các chủ shop tương lai, đặc biệt với những người lần đầu kinh doanh chưa có nhiều manh mối”
Chị Lệ, Một chủ tiệm tạp hóa lâu năm chia sẻ: Khi lấy hàng chớ tham khuyến mại, chiết khấu. Đừng quá tin các nhân viên tiếp thị hứa hẹn. Khi cần đẩy hàng, các bạn ý lúc nào cũng hứa chắc như đinh đóng cột. Hàng không bán được sẽ được đổi trả. Nhưng thực tế khi bán chậm thì việc đổi trả rất khó khăn.
Chỉ khi làm quen và biết được đáp ứng của thị trường. Và cũng dần biết được uy tín của nhà phân phối trong vùng, thì mới nên trữ hàng nhiều.
Chợ đầu mối là một địa chỉ lấy hàng tạp hóa giá sỉ được đa số các chủ cửa hàng tạp hóa lựa chọn. Bởi vì, ở đây có nhiều loại hàng hóa đa dạng chủng loại, chất lượng khác nhau đáp ứng được nhu cầu mua hàng hóa giá rẻ với số lượng lớn. Tuy nhiên, hàng hóa có nhiều loại và chất lượng khác nhau từ tốt đến kém. Chủ cửa hàng phải khôn khéo, tỉnh táo để lựa chọn được những sản phẩm có chất lượng tốt, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của cửa hàng mình.
Nếu điều kiện cho phép, hãy nhập hàng trực tiếp từ nơi sản xuất
Ở miền Bắc, chợ hàng Buồm, chợ đồng Xuân, chợ La Phù, phố Nguyễn Siêu, phố Mạc Thị Bưởi (Hà Nội), chợ Thổ Tang( Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc ) là những địa chỉ cung cấp hàng tiêu dùng lớn nhất. Còn ở miền Nam thì chợ Tân Bình, chợ An Đông, chợ Kim Biên, chợ Bình Điền là những khu chợ đầu mối lớn tại thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi nhập hàng, cửa hàng trưởng phải là người nắm như lòng bàn tay những thông tin dưới đây:
- Lượng hàng tồn trên kệ và hàng tồn trong kho
- Bổ sung danh sách nhà cung cấp
- Quản lý lượng tiền mặt bán hàng hàng ngày và tiền lẻ trả lại.
- Quản lý hàng nhập hàng ngày
- Quản lý doanh thu hàng ngày
- Quản lý công nợ với nhà cung cấp, với khách mua buôn.
- Cuối tháng xem báo cáo hiệu quả kinh doanh toàn bộ cửa hàng.
4. Đa dạng mặt hàng tạp hóa kinh doanh
Từ tên gọi cửa hàng tạp hóa, thì chúng ta đã hiểu ngay là cần phải bán đa dạng các mặt hàng. Từ khảo sát thị trường ở trên, bạn có thể ra được danh sách các mặt hàng có thể kinh doanh.
Các mặt hàng thiết yếu như: muối, mắm, đường, bột ngọt, dầu gội, xà phòng giặt … nên có mặt trong danh sách hàng hóa.
Bạn cũng nên phân nhóm đâu là các mặt hàng đóng góp lợi nhuận chủ đạo. Đâu là các mặt hàng kéo khách đến cửa hàng để theo dõi hiệu quả hoạt động.
“Hàng tạp hóa đa phần là hàng nhu yếu phẩm hàng ngày, nên thường lãi không cao, từ 3-7% tùy theo mức độ cạnh tranh của khu vực”
Hàng hóa nên đa dạng. Tuy nhiên lấy những hàng gì và lấy với số lượng bao nhiêu cần phải cân nhắc rất kỹ. Mới bán chỉ nên lấy ít một để tránh bị tồn hàng. Vì người dùng bây giờ họ chọn hàng rất kỹ. Đồ ăn và hóa mỹ phẩm cận date bán rất khó.
Khi cửa hàng đã hoạt động ổn định. Định hình được rõ nhu cầu của khách hàng. Chủ tiệm có thể cân nhắc số lượng nhập hàng đủ số để được chiết khấu của nhà cung cấp.
5. Trưng bày hàng hóa hiệu quả
Với rất nhiều mặt hàng trong một diện tích nhỏ, thì ngoài việc sắp xếp hàng hóa sao cho gọn gàng và đẹp mắt. Chủ cửa hàng cũng nên chú ý đến hành vi của người mua. Các hàng hóa bán chạy nên được bố trí ở khu vực gần để tiện phục vụ. Đặc biệt các mặt hàng khách hay mua vào giờ cao điểm, lúc tan tầm.
6. Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn thì đủ?
Khi mở cửa hàng tạp hóa vừa vừa, diện tích tầm 50 – 60m2. Bạn cần chuẩn bị tiền vốn vào khoảng 300- 400tr. Chủ yếu để trang trải các chi phí chính sau đây:
- Chi phí mắt bằng: tùy khu vực, sẽ dao động từ 8 – 20tr/tháng. Bạn nên dự trù chi phí thuê 6 tháng, và chi phí đặt cọc ban đầu (khoảng 3 tháng)
- Chi phí trang thiết bị: kệ hàng, máy tính và phần mềm quản lý cửa hàng
- Chi phí lấy hàng lần đầu
7. Làm dịch vụ khách hàng như là 1 điểm khác biệt của cửa hàng
Cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Khách hàng có nhiều lựa chọn hơn về địa điểm mua, về hàng hóa, về giá cả. Dịch vụ khách hàng khác biệt chính là cứu cánh cho các cửa hàng vừa và nhỏ trong việc phát triển và giữ chân khách hàng.
Khi đã có số lượng khách hàng thân quen đủ lớn. Bạn đã có thể yên tâm về cỗ máy sinh lời của mình.
8. Chiến lược Marketing
Muốn bán hàng tốt ở thời điểm hiện tại bắt buộc phải giỏi quảng cáo
Trong quá trình kinh doanh, bạn triển khai chính sách tích lũy điểm được tặng quà. Muốn chính sách thúc đẩy tiêu thụ này hiệu quả, bạn cần nâng cao giá trị món quà tặng thưởng. Ví dụ mỗi ngày 1 khách hàng mua 100k tiền hàng, nếu sau 1 thời gian họ mua đủ 1 triệu thì bạn có thể tặng họ 1 cái nồi , 1 phần quà là sữa tươi, 1 món đồ chơi cho trẻ em…Làm theo cách này khách hàng sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình bán hàng cùng chúng ta. Nếu không bạn có thể tổ chức giải thưởng trong 1 ngày, 2 ngày . Người nào bốc thăm trúng giải thưởng nào thì được miễn phí thứ hàng hàng hóa đó.
Hãy chiết khấu, giảm giá bán cho khách hàng quen. Đây là một chi tiết nhỏ trong Marketing nhưng mang lại hiệu quả lớn. Người được giảm giá sẽ cảm thấy mình khác biệt, được ưu tiên, họ sẽ càng mua nhiều hàng hơn và thân thiết với siêu thị mini của bạn hơn nữa.
Giảm giá bán theo từng giờ: Nếu đến tối bạn vẫn chưa bán hết thịt, cá, rau củ thì có thể giảm giá để khách hàng mua nốt. Đây cũng là một cách bán hàng rất hiệu quả.
Thực ra khi giảm giá bán không hề bị lỗ, bạn vẫn có lãi, nhưng tiền lãi bị giảm đi một chút, song vẫn hiệu quả hơn trường không bán được và phải tồn kho. Nếu áp dụng và quản lý chính sách bán hàng tăng giảm giá theo từng giờ hiệu quả, những người khách của bạn có thể sẽ chỉ căn cước giờ giảm giá để đến siêu thị của bạn mua sản phẩm.
Đặc biệt là những bà nội trợ làm công việc văn phòng. Nếu điều này xảy ra, việc của bạn đơn giản chỉ là nhập nhiều hàng hơn nữa và bù khoản chiết khấu đã mất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>> Kinh nghiệm kinh doanh lĩnh vực mỹ phẩm chi tiết từ A-Z
>> Kinh nghiệm khởi nghiệp mở quán cafe từ thực tế
Tâm Trần – Tổng hợp và edit
Nguồn tổng hợp: blog.webico.vn, timesoft.vn
Đừng quên follow các kênh của ATP để cập nhật các kiến thức, bài viết về Digital Marketing mới nhất nhé
——————————
Liên hệ ATP Software Website: https://atpsoftware.vn/ Group kiến thức kinh doanh Online: https://www.facebook.com/groups/ATPSupport Page: https://www.facebook.com/atpsoftware.tools Hotline: 0931 9999 11 – 0967 9999 11 – 1800 0096
0 0 đánh giá Đánh giá bài viết
Từ khóa » Siêu Thị Tạp Hóa Mini
-
6 Bước Kiếm Lời “khủng” Từ Mở Siêu Thị Mini, Cửa Hàng Tạp Hóa
-
9 Bước Mở Cửa Hàng Tạp Hóa Siêu Thị Mini - Nam Việt Luật
-
Kinh Nghiệm Mở Siêu Thị Mini - Thu Hồi Vốn Nhanh - Sinh Lời Tốt
-
7 Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Tạp Hóa, Siêu Thị Mini
-
Kinh Nghiệm Mở Siêu Thị Mini, Mở Cửa Hàng Tạp Hóa ở Quê
-
Mô Hình Siêu Thị Mini ở Nông Thôn Có Hiệu Quả Hơn Cửa Hàng Tạp Hóa?
-
Mở Siêu Thị Mini Có Lãi Không? Kinh Nghiệm Mở Siêu Thị Mini Vốn Ít
-
Top 8 Kinh Nghiệm Mở Siêu Thị Mini Thành Công-lợi Nhuận Cao
-
Mở Siêu Thị Mini Kinh Doanh Có Lãi Không? - Sapo
-
+9 Bước Mở Cửa Hàng Tạp Hóa Siêu Thị Mini | Pendecor
-
Từng Bước Một - Mở Siêu Thị Mini, Cửa Hàng Tạp Hoá - YouTube
-
So Sánh Siêu Thị Mini, Cửa Hàng Tiện Lợi Và Cửa Hàng Tạp Hóa - SaleKit
-
Mở Cửa Hàng Kinh Doanh Siêu Thị Mini Tạp Hóa Cần Chuẩn Bị ...