Hướng Dẫn Mới Về Gờ Giảm Tốc, Gồ Giảm Tốc
Có thể bạn quan tâm
1. Gờ giảm tốc là một dạng vạch sơn kẻ đường, có chiều dày không quá 6mm, có tác dụng cảnh báo (thông qua việc gây ra tác động nhẹ lên phương tiện) cho người tham gia giao thông biết trước vị trí nguy hiểm, cần phải giảm tốc độ và chú ý quan sát để bảo đảm an toàn giao thông.
Gờ giảm tốc được bố trí trên mặt đường bê tông nhựa, bê tông xi măng hoặc mặt đường láng nhựa, thấm nhập nhựa còn tốt, bề rộng mặt đường từ 2,5m trở lên và có xe ô tô lưu thông qua điểm giao cắt; trường hợp bề rộng mặt đường nhỏ hơn 2,5m, tùy theo mức độ cần thiết có thể vận dụng cho phù hợp.
Gờ giảm tốc thường được sử dụng kết hợp với các loại cảnh báo khác như biển báo, đèn tín hiệu, chuông, còi, cần chắn tự động, v.v… để thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông.
Không bố trí gờ giảm tốc tại đường ngang tổ chức phòng vệ theo hình thức có người gác để tăng khả năng lưu thông của tuyến đường.
Cách thức bố trí gờ giảm tốc
Ngoài việc bố trí hệ thống báo hiệu đường ngang theo Thông tư số 62/2015/TT-BGTVTngày 04/11/2015 của Bộ GTVT quy định về đường ngang tại vị trí đường bộ giao cắt cùng mức với đường sắt, bố trí gờ giảm tốc đồng bộ với vạch kẻ đường kiểu mắt võng, vạch dừng STOP, biển “CHÚ Ý TÀU HỎA DỪNG LẠI ĐỂ QUAN SÁT” để tăng cường cảnh báo cho người tham gia giao thông biết đi qua khu vực giao cắt an toàn.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Tùy điều kiện thực tế mà bố trí số cụm vạch gờ giảm tốc từ 1-:-3 cụm, trường hợp đoạn đường bộ ngắn có thể kẻ số vạch, số cụm ít hơn cho phù hợp. Không bố trí gờ giảm tốc trên chiều lên dốc có dốc dọc > 6%.
2. Gồ giảm tốc là một cấu tạo dạng hình cong, nổi trên mặt đường, có tác dụng cưỡng bức các phương tiện giảm tốc độ trước khi đi qua vị trí nguy hiểm.
Gồ giảm tốc được bố trí trên mặt đường bê tông nhựa, bê tông xi măng hoặc mặt đường láng nhựa, thấm nhập nhựa còn tốt, chiều rộng mặt đường từ 2,5m trở lên và có lưu lượng ô tô là chủ yếu (lượng xe máy, thô sơ không đáng kể).
Gồ giảm tốc nên bố trí ở vị trí giao cắt có điện chiếu sáng, bảo đảm dễ dàng nhìn thấy gồ (kể cả ban đêm). Khi có gồ giảm tốc, phải bố trí biển W221b (đường có gồ giảm tốc).
Không bố trí gồ giảm tốc trên đường ngang phòng vệ có người gác. Khi bố trí gồ giảm tốc, lưu ý đến tác dụng phụ do gồ giảm tốc gây ra đối với vận hành, điều khiển phương tiện của người tham gia giao thông.
Cách thức bố trí gồ giảm tốc
Khi bố trí gồ giảm tốc để cưỡng bức các phương tiện giảm tốc độ, phải bố trí gờ giảm tốc, báo hiệu đồng bộ.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Kích thước gồ giảm tốc (chiều cao, chiều rộng) được xác định tùy theo thành phần dòng xe, loại xe tải lớn nhất và tiến hành xây dựng thí điểm; đồng thời theo dõi, đánh giá để kịp thời điều chỉnh đảm bảo an toàn. Vị trí gồ giảm tốc cách mép ray ngoài cùng một khoảng cách tối thiểu bằng chiều dài phương tiện lớn nhất được phép lưu thông (thông thường là 25m).
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Anh Nga
Từ khóa » Gờ Giảm Tốc Giao Thông
-
Gờ Giảm Tốc Bằng Cao Su Loại 2M/ 1M/ 500 Hàn Quốc
-
Gờ Giảm Tốc Cao Su - Chặn Lùi Sau Xe - Bảo Hộ Garan
-
Tác Dụng Của Gờ Giảm Tốc - SÀI GÒN ATN
-
Gờ Giảm Tốc
-
Gờ Giảm Tốc Cao Su, Gờ Thép đúc Chịu Tải Cho ô Tô, Xe Máy
-
Gờ Giảm Tốc Là Gì? Ứng Dụng Ra Sao?
-
Gờ Giảm Tốc Cao Su
-
Gờ Giảm Tốc Bằng Cao Su | Đại Hạ Giá, Không Thể Rẻ Hơn
-
Gờ Giảm Tốc 1000x300x40mm
-
Gờ Giảm Tốc Bằng Cao Su - Hành Tinh Xanh
-
Tai Nạn Do Gờ Giảm Tốc Trên đường - Tuổi Trẻ Online
-
Báo Giá Gờ Giảm Tốc Cao Su
-
Gờ Giảm Tốc- Tìm Hiểu Chức Năng - Thiết Bị An Toàn Giao Thông