Hướng Dẫn Một Số Cách Kiểm Tra đột Quỵ Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
1. Đột quỵ là bệnh gì?
Hay còn được biết đến là bệnh tai biến mạch máu não, đột quỵ diễn ra khi quá trình cung cấp máu đến não bị ngưng trệ gây thiếu oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi tế bào não gây tổn thương não nghiêm trọng. Trong trường hợp bệnh nhân đột quỵ không được cấp cứu kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.
Đột quỵ xảy ra khi lượng máu cung cấp lên não bị gián đoạn
Người bị đột quỵ cần được xử lý ngay lập tức, nếu kéo dài thời gian sẽ ảnh hưởng không ít đến khả năng tư duy và vận động của bệnh nhân sau này, nghiêm trọng hơn có thể tử vong. Sau cơn đột quỵ, nếu may mắn sống sót thì sức khỏe của bạn sẽ suy yếu hơn trước, thêm nữa đột quỵ còn kéo theo nhiều di chứng như: mất ngôn ngữ, tê liệt tay chân, suy giảm thị giác, rối loạn cảm xúc,…
2. Nguyên nhân
Tình trạng đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, sẽ có một vài trường hợp, khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ
2.1. Nguyên nhân đến từ các yếu tố không thay đổi
-
Tuổi tác: Nguy cơ ở người lớn tuổi cao hơn người trẻ. Sau tuổi 55, khả năng mắc phải đột quỵ sẽ tăng lên nhiều.
-
Giới tính: nam giới có nguy cơ hơn là nữ giới.
-
Gia đình: những ai có người thân từng mắc đột quỵ thì nguy cơ bị bệnh sẽ cao hơn người bình thường.
-
Chủng tộc: người Mỹ gốc Phi có nguy cơ cao hơn người da trắng.
2.2. Nguyên nhân đến từ các yếu tố bệnh lý
-
Bệnh tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu,...
Người có bệnh tim mạch sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn bình thường
-
Người có tiền sử đột quỵ trước đó.
-
Người mắc tiểu đường.
-
Người bị thừa cân, béo phì
-
Người có lối sống không lành mạnh: hút thuốc, dùng chất kích thích, uống bia rượu,…
3. Cách kiểm tra đột quỵ tại nhà đơn giản mà chính xác
Dù đến nay vẫn chưa có phương pháp nào để phòng ngừa bệnh đột quỵ, tuy nhiên bạn có thể kiểm soát các yếu tố gây bệnh và phát hiện sớm nhất có thể để có biện pháp điều trị tốt nhất. Thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp và cholesterol, nếu nó thay đổi bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân vì sao. Ngoài ra, bạn và gia đình có thể áp dụng các cách kiểm tra đột quỵ sau đây.
3.1. Nhắm mắt kết hợp nhấc chân lên cao giữ 20 giây
Đây là một trong những cách kiểm tra đột quỵ đơn giản mà rất dễ dàng khi thực hiện tại nhà. Phương pháp này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và cho ra kết quả khoảng 50% người không giữ thăng bằng được đến giây thứ 20 khi thực hiện động tác này. Sau khi kiểm tra những trường hợp trên thì có tới 45% có khả năng cao sẽ bị xuất huyết não do sự xuất hiện của các cục máu đông.
Cách kiểm tra đột quỵ từ việc giữ thăng bằng
Điều đó cho thấy rằng nếu động tác này càng khó khăn đối với bạn thì nguy cơ mắc đột quỵ của bạn sẽ càng cao. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần co một chân lên sao cho vuông góc với thân người và tiến hành giữ thăng bằng trên tư thế đó mà không dùng tay để giữ chân hay tì, dựa vào bất cứ vật gì xung quanh. Nếu trong quá trình thực hiện mà tay, chân xuất hiện cảm giác tê cứng hay yếu dần đi hay chóng mặt thì hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay.
3.2. Cách kiểm tra đột quỵ bằng sức mạnh cơ bàn tay
Yếu cơ cũng là một trong số các triệu chứng cần lưu ý. Khi trương lực cơ của một trong hai bàn tay yếu thì sẽ làm cho tay của bạn lệch về một phía và không thể xoay lại một cách tự nhiên được. Để thực hiện cách kiểm tra đột quỵ này, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
-
Bước 1: Giơ cao hai tay về phía trước, giữ tay thẳng, cao ngang vai, lòng bàn tay hướng lên trên.
-
Bước 2: Nhắm mắt giữ tay thoải mái, không gồng cơ trong vòng từ 1 đến 3 phút.
-
Bước 3: Mở mắt và kiểm tra xem hai bàn tay có bị xoay lệch về bên trong không. Nếu trạng thái của hai tay vẫn bình thường thì may mắn là bạn chưa có nguy cơ mắc chứng đột quỵ. Ngược lại, hãy mau đến cơ sở y tế để có kết quả khám bệnh chính xác.
3.3. Phương pháp đi trên một đường thẳng
Một biểu hiện của tai biến mạch máu não rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác đó chính là thường xuyên đau đầu, chóng mặt. Nếu nhận ra bản thân hay gia đình xuất hiện triệu chứng như trên thì nên áp dụng bài test dưới đây để kiểm tra nguy cơ đột quỵ:
-
Bước 1: Tìm một đường thẳng trên nền nhà (có thể là viền gạch lát,…) hoặc nếu không có sẵn, bạn có thể tự tạo bằng việc dùng phấn để vẽ hoặc xếp một dải băng keo đen trên mặt đất.
-
Bước 2: Tiến hành đi trên đường thẳng đã tạo sao cho mũi chân sau chạm vào gót bàn chân trước. Tiếp tục di chuyển như vậy cho đến khi hết đoạn đường thẳng, nếu muốn bạn có thể lặp lại nhiều lần để tăng tác dụng.
Phương pháp đi trên một đường thẳng giúp bạn nhận biết sớm đột quỵ
Kết quả, nếu bạn đi hết được đoạn đường đó mà không có các biểu hiện như: chóng mặt, đau đầu,… thì nguy cơ đột quỵ ở bạn thấp. Ngược lại, nếu không thể hoàn thành hết đoạn đường mà lại xuất hiện những triệu chứng như trên thì hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay.
3.4. Cách kiểm tra đột quỵ kiểu chạm ngón tay
Có thể bạn chưa biết, những ai có nguy cơ đột quỵ cao sẽ gặp khó khăn trong việc kết hợp giữa mắt và tay. Do đó, bài tập dưới đây thường được áp dụng để phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến não. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần nhờ đến sự trợ giúp của một người khác, có thể là bạn bè hoặc người thân,…
-
Bước 1: Ngồi đối diện người hỗ trợ với một khoảng cách phù hợp. Bạn sẽ đưa ngón trỏ lên và chạm vào đầu ngón tay của người hỗ trợ, sau đó quay lại chạm vào đầu mũi của mình.
Bài test kiểm tra nguy cơ đột quỵ từ việc chạm ngón tay
-
Bước 2: Người hỗ trợ tiến hành di chuyển ngón tay, sau đó bạn lặp lại thao tác như bước 1 nhiều lần. Nếu không thể theo kịp người hướng dẫn, bạn nên đi khám sức khỏe ngay.
Đột quỵ là rất nguy hiểm và dễ dẫn đến nguy cơ tử vong. Vì vậy, bạn nên có một nguồn kiến thức nhất định về nó cùng với các cách kiểm tra đột quỵ tại nhà để góp phần phát hiện và điều trị nhanh chóng. Nhờ đó, bạn hoặc gia đình sẽ tránh được những biến chứng mà nó gây nên. Hy vọng nội dung bài viết trên sẽ hữu ích với bạn.
Từ khóa » đi Khám đột Quỵ
-
Ai Cần Tầm Soát đột Quỵ? - Vinmec
-
Đột Quỵ Có Thể Tầm Soát Và Ngăn Ngừa Sớm - Vinmec
-
Chủ động Tầm Soát đột Quỵ để Phòng Tránh ẩn Họa Bất Ngờ
-
Khám Tầm Soát đột Quỵ - Bệnh Viện Việt Pháp
-
Chương Trình Tầm Soát đột Quỵ - Bệnh Viện FV
-
Những Ai Nên Chủ động Tầm Soát đột Quỵ? - CarePlus
-
Tầm Soát đột Quỵ Là Gì | Những điều Bạn Cần Biết
-
Tổng Quan Về Đột Quỵ - Rối Loạn Thần Kinh - Cẩm Nang MSD
-
Tầm Soát đột Quỵ Bao Nhiêu Tiền, ở đâu Và Làm Những Xét Nghiệm Gì?
-
Gói Khám Chuyên Sâu Đột Quỵ Nam Và Nữ
-
KHÁM TẦM SOÁT NGUY CƠ ĐỘT QUỴ
-
Đừng để đột Quỵ đánh Cắp đi Người Thân Của Bạn! Hãy Tầm Soát đột ...
-
Bệnh đột Quỵ: Dấu Hiệu Sớm Nhất Và Cách Xử Trí Kịp Thời | ACC
-
Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa