Hướng Dẫn Nói Giọng Miền Nam - VozForums Trang chủ » Cách Nói Chuyện Giọng Miền Nam » Hướng Dẫn Nói Giọng Miền Nam - VozForums Có thể bạn quan tâm Cách Nói Chuyện Hài Hước Cách Nói Chuyện Hài Hước để Tán Gái Cách Nói Chuyện Hài Hước Qua Tin Nhắn Cách Nói Chuyện Hài Hước Thông Minh Cách Nói Chuyện Hài Hước Trên Bàn Nhậu Đang tải... Trang web này xem tốt nhất khi trình duyệt được bật JavaScript. Đã xảy ra lỗi khi cố gắng tải phiên bản đầy đủ của trang web này. Hãy thử làm mới trang này để sửa lỗi. Hướng dẫn nói giọng miền Nam hj3u00 dimuaconheoNhư tít, mình làm cái hướng dẫn cho các fence miền Bắc muốn nói chuyện bằng giọng Nam. 1. Tiêu chuẩn Đầu tiên về tiêu chuẩn phát âm, đánh vần mình lấy tiếng Việt dạy trong sgk. Ở VN này chắc không ai nói đúng được hết như sách dạy, nhưng giọng Hà Nội là gần giống nhất, nên mình chỉ lưu ý một số lỗi phụ âm đầu mà người HN hay mắc phải: Khi nói chuyện lưỡi đặt đừng quá sát răng trên, đây cũng chính là lí do tại sao 1 số vùng bị ngọng n với l (fence HN nào ngọng cái này nên xem lại mình có phải người HN ko nhé) d, gi, r là 3 âm hoàn toàn khác nhau. Người Bắc hay gộp 3 âm này thành một âm gi. Fence nào vẫn chưa phân biệt được thì em lấy âm tiếng Anh ra để so nhé d = y trong yes (lưỡi ko chạm vòm họng, âm phát ra từ cổ họng) gi = z trong zoo (lưỡi đặt sát vòm họng) r = r trong right (cong lưỡi lên tí nhưng ko đụng vòm họng) x, s khác nhau x = sex s = share (cong lưỡi lên tí) Tiếp theo là âm tr và ch. Âm tr có đặc điểm là sự kết hợp giữa âm t và âm r, cũng có cong lưỡi. ch = ch trong check tr = tr trong train Cuối cùng là âm qu. Âm này là kết hợp giữa 2 âm k và w (watt trong tiếng Anh). Đọc giống queen. Đừng có lộn với cu trong cuốc nhé, đó là âm k đi với âm u. 2. Thanh điệu Tiếng Việt chuẩn có 6 thanh: ngang, sắc huyền, hỏi, ngã, nặng Tuy nhiên, người Miền Nam chỉ có 5 thanh thôi: ngang, sắc, huyền, hỏi, nặng 3 thanh đầu y hệt MB, riêng 2 thanh hỏi và thanh nặng thì nó khác xa hoàn toàn phiên bản của miền Bắc nhé. Người miền Nam nghe kĩ họ biết ngay dân xứ ngoài vào nếu các bạn nói ko chuẩn 2 thanh này. Cái này thì chỉ có nghe người miền Nam lâu dần rồi bắt chước theo chứ mình có miêu tả cũng chẳng hình dung ra được đâu. 3. Phụ âm đầu: cũng giống như MB, MN cũng gộp 1 số âm lại với nhau v, d, gi = d. Áp dụng toàn miền Nam, riêng 1 số ở SG có thể phân biệt d gi rõ ràng đúng chuẩn. r, g = g. Cái này là đặc trưng của miền Tây, SG phân biệt được. ch, tr, x, s phân biệt rạch ròi. qu bỏ âm k đầu đi thành chỉ còn âm w thôi VD: quê -> wê h đi với o hoặc u ở sau (hoa, huê ko tính hui, huôi, hu, hua): đọc thành hw- (có thể bỏ h luôn cũng được) tương tự oa đứng đầu thành wa, oe đứng đầu thành we (e tiếng việt), uê đứng đầu thành wê, nói chung là ko đọc nguyên âm o, u đầu mà đọc phụ âm w. 4. Nguyên âm và phụ âm cuối Âm iê: không hiểu sao các fence MB biến chất cái âm này so với giọng Bắc ngày xưa. Các fence kéo dài âm i ra, nghe nó vô cùng chua chát và chói hết cả lỗ tai. Đặc biệt là khi đi kèm với âm n ở cuối, nó lại thành ra như thế này: thiên -> thi-in. Nói chung là rút ngắn âm i này lại là ok. Tương tự với uô, ươ đọc u, ư ngắn lại. Âm ưu và ươu: MB biến thành iu và iêu. Đánh vần từ từ lại. n cuối khi đi với uô, ươ, oa, iê, a, ă, â, ơ, u, ư đều biến thành âm ng hết ưn -> ưng t cuối khi đi với i, a, e, ơ, ă, â, u, ư biến thành âm k (c) át -> ác lưu ý 1 số TH ĐB: anh -> ăn ên = ênh -> ơn (trừ yên đọc thành iêng) in = inh -> ưn on -> oong ôn, cái này không miêu tả được nói chung là cũng âm ng cuối. ôt, như trên với ôn, không kí âm được, âm t chuyển thành âm k ich -> ưt ach -> ăt ot -> oóc êt = êch -> ơtƠ thế cái từ "luôn" thì phát âm là "lun" hay "luông" hả bác :'( e thấy có người phát âm kiểu này có ng kiểu khác thì phải Với cả e thấy "ch" người bắc vs người nam khác nhau thì phải. Em chả biết miêu tả kiểu gì nhưng có vẻ người nam nén âm "ch" lại một chút. dimuaconheo hj3u00Ơ thế cái từ "luôn" thì phát âm là "lun" hay "luông" hả bác :'( e thấy có người phát âm kiểu này có ng kiểu khác thì phải Với cả e thấy "ch" người bắc vs người nam khác nhau thì phải. Em chả biết miêu tả kiểu gì nhưng có vẻ người nam nén âm "ch" lại một chút.Có ai đọc "lun" đâu fence. Bọn nào điệu mới viết vậy trên mạng chứ chẳng ai đọc vậy hết. 199_cm hj3u00Ơ thế cái từ "luôn" thì phát âm là "lun" hay "luông" hả bác :'( e thấy có người phát âm kiểu này có ng kiểu khác thì phải Với cả e thấy "ch" người bắc vs người nam khác nhau thì phải. Em chả biết miêu tả kiểu gì nhưng có vẻ người nam nén âm "ch" lại một chút.Không ai đọc như vậy đâu thím, một số chỗ ở Miền Đông do di cư từ Trung vào sẽ phát âm luôn thành luâng, còn chữ lun là viết trên mạng thôi pcq_62d Giọng nói mà nó cũng phân biệt vùng miền Nam Bắc! Internet_Explorer_Beta mình nam giọng miền tây nhiều lúc nghe điện thoại shipper toàn gọi là chị, ló chán. Để xem lên SG vài năm có đổi giọng không A_Ling___Ver_2 Cái này là thấy sao nói vậy. Thấy nếu là một người miền Bắc, nhưng chuyển sang nói giọng Nam, tuy không được 100% nhưng lại thấy không quá khó chịu. Còn nếu một người là người miền Nam, nói giọng miền Nam từ bé mà chuyển sang nói giọng Bắc thấy nó khắm khắm, khó chịu thế nào ấy. Chẳng bao giờ tự nhiên được. Mà nghe kiểu giả giả, ghét kinh khủng. P.s: Mình nói giọng miền Nam nhé. 199_cm Như_Quỳnh1402Gì zậy ba, dài zậy gòi sao hok? Như_Quỳnh1402Công nhận, sao t cứ thích giọng Bắc hợ thế nhỉ? .. t từng vào Nam rồi, t vẫn thấy thích nói giọng Bắc hơn .. dù phải nhập gia tuỳ tụcNgười ta cần sửa những từ địa phương về từ phổ thông, còn giọng thì đổi làm gì? Ở VN không có khái niệm chất giọng chuẩn như Hèn Cuốc @Tắt Máy Học Bài Đi Cháu MI5_b0c Các bác yên tâm, thớt là người SG nhưng nói giọng Bắc David_Bird tonytonySao phải đổi? Người Bắc nói chuẩn giọng Nam chỉ có sinh ra trong Nam hoặc sống từ nhỏ thôi chứ vào Nam mấy tháng mấy năm mà nhại giọng nửa nạc nửa mỡ nghe khắm lắm nghe là biết giọng nhại liềntruẩn hổng cầng trỉnh Zures Trong nam có nói ngọng hỏi ngã đâu, chỉ viết hay viết sai chính tả cái đó thôi. Tô_Minh Đa số viết sai là thế hệ trước ( thế hệ ít học, ít đọc sách báo nhiều, đọc sao thì viết thế ) , thế hệ trẻ ít sai lắm ZuresTrong nam có nói ngọng hỏi ngã đâu, chỉ viết hay viết sai chính tả cái đó thôi. dimuaconheo ZuresTrong nam có nói ngọng hỏi ngã đâu, chỉ viết hay viết sai chính tả cái đó thôi.Thế mời bạn gửi mình audio coi có khác không nhé (nếu bạn là người miền Nam) Tô_Minh dimuaconheoNhư tít, mình làm cái hướng dẫn cho các fence miền Bắc muốn nói chuyện bằng giọng Nam. 1. Tiêu chuẩn Đầu tiên về tiêu chuẩn phát âm, đánh vần mình lấy tiếng Việt dạy trong sgk. Ở VN này chắc không ai nói đúng được hết như sách dạy, nhưng giọng Hà Nội là gần giống nhất, nên mình chỉ lưu ý một số lỗi phụ âm đầu mà người HN hay mắc phải: Khi nói chuyện lưỡi đặt đừng quá sát răng trên, đây cũng chính là lí do tại sao 1 số vùng bị ngọng n với l (fence HN nào ngọng cái này nên xem lại mình có phải người HN ko nhé) d, gi, r là 3 âm hoàn toàn khác nhau. Người Bắc hay gộp 3 âm này thành một âm gi. Fence nào vẫn chưa phân biệt được thì em lấy âm tiếng Anh ra để so nhé d = y trong yes (lưỡi ko chạm vòm họng, âm phát ra từ cổ họng) gi = z trong zoo (lưỡi đặt sát vòm họng) r = r trong right (cong lưỡi lên tí nhưng ko đụng vòm họng) x, s khác nhau x = sex s = share (cong lưỡi lên tí) Tiếp theo là âm tr và ch. Âm tr có đặc điểm là sự kết hợp giữa âm t và âm r, cũng có cong lưỡi. ch = ch trong check tr = tr trong train Cuối cùng là âm qu. Âm này là kết hợp giữa 2 âm k và w (watt trong tiếng Anh). Đọc giống queen. Đừng có lộn với cu trong cuốc nhé, đó là âm k đi với âm u. 2. Thanh điệu Tiếng Việt chuẩn có 6 thanh: ngang, sắc huyền, hỏi, ngã, nặng Tuy nhiên, người Miền Nam chỉ có 5 thanh thôi: ngang, sắc, huyền, hỏi, nặng 3 thanh đầu y hệt MB, riêng 2 thanh hỏi và thanh nặng thì nó khác xa hoàn toàn phiên bản của miền Bắc nhé. Người miền Nam nghe kĩ họ biết ngay dân xứ ngoài vào nếu các bạn nói ko chuẩn 2 thanh này. Cái này thì chỉ có nghe người miền Nam lâu dần rồi bắt chước theo chứ mình có miêu tả cũng chẳng hình dung ra được đâu. 3. Phụ âm đầu: cũng giống như MB, MN cũng gộp 1 số âm lại với nhau v, d, gi = d. Áp dụng toàn miền Nam, riêng 1 số ở SG có thể phân biệt d gi rõ ràng đúng chuẩn. r, g = g. Cái này là đặc trưng của miền Tây, SG phân biệt được. ch, tr, x, s phân biệt rạch ròi. qu bỏ âm k đầu đi thành chỉ còn âm w thôi VD: quê -> wê h đi với o hoặc u ở sau (hoa, huê ko tính hui, huôi, hu, hua): đọc thành hw- (có thể bỏ h luôn cũng được) tương tự oa đứng đầu thành wa, oe đứng đầu thành we (e tiếng việt), uê đứng đầu thành wê, nói chung là ko đọc nguyên âm o, u đầu mà đọc phụ âm w. 4. Nguyên âm và phụ âm cuối Âm iê: không hiểu sao các fence MB biến chất cái âm này so với giọng Bắc ngày xưa. Các fence kéo dài âm i ra, nghe nó vô cùng chua chát và chói hết cả lỗ tai. Đặc biệt là khi đi kèm với âm n ở cuối, nó lại thành ra như thế này: thiên -> thi-in. Nói chung là rút ngắn âm i này lại là ok. Tương tự với uô, ươ đọc u, ư ngắn lại. Âm ưu và ươu: MB biến thành iu và iêu. Đánh vần từ từ lại. n cuối khi đi với uô, ươ, oa, iê, a, ă, â, ơ, u, ư đều biến thành âm ng hết ưn -> ưng t cuối khi đi với i, a, e, ơ, ă, â, u, ư biến thành âm k (c) át -> ác lưu ý 1 số TH ĐB: anh -> ăn ên = ênh -> ơn (trừ yên đọc thành iêng) in = inh -> ưn on -> oong ôn, cái này không miêu tả được nói chung là cũng âm ng cuối. ôt, như trên với ôn, không kí âm được, âm t chuyển thành âm k ich -> ưt ach -> ăt ot -> oóc êt = êch -> ơtChỗ quê thành wê không hiểu lắm, tiếng việt lúc trước đâu có từ w trong bảng chữ cái đâu, chắc tôi chưa cập nhật từ mới rồi 199_cm Tô_MinhChỗ quê thành wê không hiểu lắm, tiếng việt lúc trước đâu có từ w trong bảng chữ cái đâu, chắc tôi chưa cập nhật từ mới rồiQu giọng Bắc hay nghe đọc là C, giọng chuẩn phải đọc là Quờ. Dấu ngã và hỏi không phân biệt Tr và ch thì tùy người V, R, GI không đọc giống nhau R và G chỉ có miền tây phát âm hết thành G Chốt là giọng ra sao cứ nói như dị không cần thiết phải đổi, ở đây không ai kì thị vùng miền hay gì hết. Người Nam nói giọng Bắc hay Bắc nói giọng Nam nghe rất khó chịu. masthysm Tô_MinhChỗ quê thành wê không hiểu lắm, tiếng việt lúc trước đâu có từ w trong bảng chữ cái đâu, chắc tôi chưa cập nhật từ mới rồiw là cách phát âm của "qu" thôi bác, /quờ/=/wờ/ ví dụ từ: Quay Chắc bác đọc giống kiểu: coay? Mình đọc như way trong tiếng Anh nickdabiband Miền nam đâu phân biệt s với x, ch với tr đâu bác Tô_Minh masthysmw là cách phát âm của "qu" thôi bác, /quờ/=/wờ/ ví dụ từ: Quay Chắc bác đọc giống kiểu: coay? Mình đọc như way trong tiếng AnhEm luôn phát âm theo qu, , à, còn w trong tiếng anh cũng phát theo qu tiếng việt ( có thể không đúng lắm, nhưng thoái quen rồi ) .Dù sao học tiếng việt trước tiếng anh mà, nên thấy thớt hướng dẫn phát âm lạ nên thắc mắc. Em là người trong nam doctorofmath masthysm Ông lấy IPA thế đố ai đọc hiểu nổi. Qu trong tiếng Việt có 2 cách đọc chính xác nhất là /kw/ của miền Bắc và /w/ của 2 miền trong. Đa số các ông các chị ngoài Bắc đ phân biệt được từ CUỐC và QUỐC là do bảo thủ, tự cho rằng tiếng miền Bắc là chuẩn cuốc gia, vì vậy họ dùng âm /k/ tương đương âm C trong tiếng Việt. Âm /kw/ thì như từ Queen trong TA, âm /w/ thì như từ Way, âm /k/ thì khỏi nói. Các ông nên kiếm những bản nhạc vàng trước 75 của Thái Thanh (bà này giọng và phát âm đúng chuẩn người Hà Nội chính gốc, không sai lệch 1 tí nào) mà nghe sẽ phát hiện được cách phát âm QU của chính xác (đ phải âm C trong CUỐC đâu). Tôi thì không thích tiếng miền Bắc vì họ không phân biệt được các nguyên âm tr - ch, x -s, r -d - gi nên nghe lâu là phát mệt, nhưng mà nguyên âm họ phát âm chính xác thật. Zures dimuaconheoThế mời bạn gửi mình audio coi có khác không nhé (nếu bạn là người miền Nam) Tôi đẻ trong nam, cũng sống trong nam hơn 30 năm rồi dù tôi gốc bắc. Chắc ko đáp ứng dc tiêu chí người miền nam rồi. Thà bảo miền nam nói ngọng r-g như "con cá rô" hay "cái rổ" đọc thành "cá gô", "cái gổ" chứ làm méo gì ngọng hỏi ngã. Tomiyasu NGười nam có phân biệt giọng nói đâu, miễn đừng mang cái tính xấu vào là được pacpumpumcaccumcum Có quen 2 thằng: Thằng bạn ở Nghệ An , vô học ĐH chung cỡ 1 năm rưỡi thì nói giọng Nam giống đến 95% ( nó kể ban ngày học ở trường , do tiếp xúc giọng Nam nhiều nên nó bắt chước theo , kể cả ngữ điệu , cách xài từ , ... đến tối về ký túc xá , mấy thằng chung phòng cùng quê Nghệ An thì chuyển lại giọng Nghệ An ) Thằng này ở Quảng Ngãi , học ở SG gần 3 năm giọng vẫn khá khó nghe ( nhất là lúc nói nhanh ) ,dù có hơi lai tạp ngữ điệu miền Nam . Nó công nhận giọng miền Nam dễ nghe hơn QNgãi thật nhưng kêu nhại lại thì nó không làm được dù tập nhiều cỡ nào đi nữa Kenny_yU Có hướng dẫn cách đi ị kiểu miền Nam không hướng dẫn cho mình với bạn ơi « Trang trước Từ khóa » Cách Nói Chuyện Giọng Miền Nam Học Tiếng Miền Nam Cực Dễ Với Những Bí Kíp đơn Giản - Monkey CÁCH LUYỆN GIỌNG CHUẨN MIỀN NAM | TEST NHANH ĐỂ BIẾT ... Cách Nói Tiếng Miền Nam Cách Nói Tiếng Miền Nam- Trang Tổng Hợp Tư Liệu Nghệ Thuật Sống Giọng Nói Việt Từ Bắc Vào Nam - I Love My Voice Giọng Nói Người Sài Gòn _ Nam Bộ - Facebook Giọng Miền Nam Như Thế Nào Cách Nói Giọng 3 Miền Giọng Nói Người Sài Gòn - Hình ảnh Việt Nam Xưa & Nay Hướng Dẫn Cách Phát âm Giọng Miền Nam - Đào Tạo MC Cách Nói Giọng Miền Nam - Công Ty Tây Nguyên Phim 260 Từ Ngữ Thông Dụng Của Dân Sài Gòn Và Người Miền Nam Chất Giọng Người Sài Gòn - Đầy Kiêu Hãnh Của Người Thành Thị ... Cách Nói Giọng Bắc Cực Chuẩn, Nghe Là Thích Ngay