Hướng Dẫn Pha Nhựa Epoxy Resin 3:1

Nhựa Epoxy Resin 3:1 gồm hai thành phần:

Phần A: Nhựa lỏng: trong suốt không màu

Phần B: Dung môi: trong suốt không màu

1.Cân đúng tỉ lệ

Dùng cân để cân đúng tỉ lệ nhựa và dung môi

Cân 3 phần nhựa (Chất A) và 1 phần dung môi (Chất B)

VD: 300g nhựa và 100g dung môi

Lưu ý: tỉ lệ 3A:1B là tỉ lệ theo khối lượng, phải cân đúng bằng cân. Không phải tỉ lệ theo

thể tích. Nếu đong bằng cốc chia vạch tức là chúng ta đã đong theo thể tích, sẽ làm sai tỉ

lệ của keo.

2.Pha nhựa:

Trộn đều hai phần A và B đã đong

Khuấy đều hỗn hợp keo , sử dụng cây nhựa, inox, hoặc cây gỗ đã phủ qua lớp nhựa

Hạn chế sử dụng cây gỗ còn thô để khuấy nhựa, vì trong gỗ có thể còn ẩm có nước hoặc không khí trong gỗ có thể trào ra sinh bọt sôi khi khuấy.

Hỗn hợp ban đầu là màu trắng mây, lúc này phần nhựa và dung môi đã bắt đầu phản ứng.

Tiếp tục trộn đều cho đến khi thấy hỗn hợp trong vắt như nước, không gợn sợi nhựa, lưu ý vét kỹ phần nhựa ở thành và đáy cốc để nhựa tan đều trong dung môi.

Bước tiếp theo khá quan trọng đối với những bạn thường xuyên pha epoxy với khối lượng lớn.

Khi đã khuấy hỗn hợp keo đến trong suốt, chúng ta đổ hỗn hợp sang một thùng chứa khác, sau đó tiếp tục khuấy đều thêm 3-4 phút nữa.

Mục đích của việc này là để loại bỏ hoàn toàn phần keo epoxy chưa tan còn đóng quanh thành và đáy của thùng keo cũ. Nếu chỉ cần một giọt epoxy chưa tan sót lại, hỗn hợp của chúng ta lúc đông cứng sẽ không căng, bị vện sóng, hoặc xảy ra hiện tượng chỗ ướt chỗ khô.

3.Đổ nhựa

Trong khi rót nhựa epoxy trong suốt không cạo thùng chứa keo để phần nhựa chưa tan còn sót quanh thành và đáy không rơi vào hỗn hợp. Vì nếu phần nhựa chưa tan rớt vào sẽ làm hỗn hợp không đông và bề mặt bị lỗi.

Một lớp nhựa đổ dày tối đa 1cm để nhựa thoát khí đều, đạt chất lượng tốt nhất.

Trong quá trình đông, nhựa sẽ sinh nhiệt để khử bọt. Sau khi đông nhựa đạt độ trong suốt tốt nhất.

Sau 8-10h keo epoxy sẽ khô bề mặt, sau 24 keo mới cứng hoàn toàn.

4. Một số lưu ý khi pha nhựa epoxy resin:

_Sử dụng cân tiểu ly để cân đúng tỉ lệ

_Khi pha màu vào nhựa phải pha sau khi cho xúc tác vào. Nếu cho màu vào trước chúng ta sẽ không thể nhìn rõ được nhựa đã tan hết trong dung môi hay chưa

_Khuấy nhẹ đến khi hỗn hợp trong vắt như nước, khi rót nhựa không không vét thành cốc vì thành cốc có nhiều nhựa chưa tan hết

_Sử dụng máy khò gia nhiệt cho keo mau khô: sau khi đổ keo, chúng ta dùng máy khò nhiệt (lưu ý là khò nhiệt, không phải khò lửa) để khử bọt, làm keo mau cứng, khò bề mặt keo trong 15-20 phút. sau đó ngưng 15 phút để keo tản bớt nhiệt rồi lại khò tiếp 15-20 phút nữa. Làm vậy vài lần chúng ta có thể rút ngắn thời gian khô bề mặt của keo epoxy xuống từ 8h còn 2-3h để có thể đổ thêm lớp nữa.

_Có thể trộn nhựa cứng và nhựa dẻo để ra thành phẩm trong hơn và có độ cứng và dẻo vừa ý.

_Sử dụng găng tay và khẩu trang

5.Một số lỗi thường gặp khi pha Acrylic resin loại cứng:

_Khuấy chưa tan hết nhựa: khuấy chưa tan hết nhựa vào dung môi dẫn đến hỗn hợp sinh nhiệt nhiều, khi đông bề mặt không láng hoặc khó đông

_Cho quá ít xúc tác: Nhựa không đông hoặc mất hơn 24h mới có thể đông được, thời gian nhựa đông nếu pha đúng tỉ lệ là từ 8h-10h

_Cho quá nhiều xúc tác: Nhựa sinh khí nhiều do xúc tác nóng. Nhiều người trong chúng ta hay nhầm lẫn rằng nếu cho thêm chất làm cứng (Part B) sẽ làm cho nhựa mau cứng. Điều đó là sai. Vì cho thêm xúc tác sẽ thúc đẩy quá trình phản ứng hóa học của keo epoxy diễn ra nhanh hơn, nhưng đồng thời cũng phá hủy cấu trúc keo khiến keo bị mềm, sinh bọt nhiều do nóng và dễ bị vàng. Keo có thể mau khô nhưng luôn ở trong trạng thái mềm, dẻo, hoặc bề mặt vẫn dính tay vĩnh viễn.

_Khò nhiệt liên tục không nghỉ: Việc gia nhiệt cho hỗn hợp epoxy có thể thúc đẩy quá trình đông diễn ra nhanh hơn, nhưng nếu khò liên tục không nghỉ trong thời gian dài có thể khiến keo bị sôi nhiệt, cháy hoặc sinh nhiều bọt liti

Từ khóa » Cách Pha Keo Epoxy Resin