Hướng Dẫn Phân Biệt Các Loại Tôm Phổ Biến Và Cách Chọn Tôm Tươi ...
Hiện nay có rất nhiều loại tôm đang được bày bán trên thị trường nhưng mỗi loại có hương vị, quy cách phù hợp với từng phong cách và công thức nấu nướng khác nhau. Để cho món ăn của bạn thơm ngon đúng điệu, giàu chất dinh dưỡng và việc mua sắm trở nên dễ dàng, KaiFood đã nghiên cứu và tổng hợp một số hướng dẫn hữu ích giúp giúp bạn có thể phân biệt được các loại tôm phổ biến hiện nay.
Ảnh: Internet
TÔM NUÔI VÀ TÔM BIỂN
Trước khi bước vào phân biệt các loại tôm cụ thể, chúng ta hãy tìm hiểu những kiến thức cơ bản về cách tôm được đưa đến siêu thị gần nhà bạn. Hiện nay, tôm có hai loại là tôm nuôi và tôm được khai thác tự nhiên.
Tôm biển là thực phẩm khá giàu chất chất dinh dưỡng cho cơ thể con người, có thịt ngọt đậm, thịt khá dai dòn và chắc hơn so với tôm nuôi.
Bạn có thể phân biệt tôm nuôi với tôm biển bằng cách cầm con tâm lên và thấy nó cựa khoẻ, vỏ cứng, màu tươi và có kích thước trung bình to hơn các loại tôm nuôi thông thường. Có 1 số loại tôm biển thường được mua nhiều nhất đó là: tôm hùm, tôm he. Thì với mỗi loại tôm sẽ có những màu sắc riêng, ví dụ: tôm he thường có màu trắng, tôm sắt biển thì có kích thước nhỏ hơn các loại tôm khác, vỏ tôm hơi cứng nhưng khi ăn lại rất giòn và ngon. Còn tôm hùm là loại tôm có kích thước lớn nhất, có càng xanh trong và vỏ tươi bóng.
Hiện nay, có đến 99% tôm nuôi là tôm sú nước ngọt được nhiều người ưa chuộng. Tôm sú có vỏ mềm hơn so với tôm biển, thịt ngọt và thơm ngon. Khi quan sát bên ngoài, Tôm sú nuôi thường có màu xanh dương đậm, có vân màu đen vàng liền nhau trên mặt lưng của tôm, vân trải từ đầu đến đuôi tôm. Còn tôm sú biển có màu vàng đất, cũng có các vân màu đen vàng liền nhau.
HIỆN ĐANG CÓ 8 LOẠI TÔM PHỔ BIẾN HIỆN NAY
1. Tôm sú
Ảnh: Tôm sú (Nguồn Internet)
Tôm sú là một loại tôm lớn có giá trị kinh tế cao. Trưởng thành có thể dài 35cm, nặng tới 600g. Tuỳ vào môi trường sống, nguồn thức ăn mà tôm sú có thể có màu xanh lá cây, màu nâu, đỏ cho đến màu xám. Như đã phân tích ở trên, tôm sú hiện có hai loại là tôm nuôi và tôm biển và tôm nuôi sẽ có vỏ mỏng hơn tôm biển. Trên thị trường hiện nay, vùng sông nước Bạc Liêu - Cà Mau là nguồn cung tôm sú nổi tiếng nhờ có lớp trầm tích được tạo nên từ phù sa của sông Me kong hàng triệu năm. Đặc điểm của lớp trầm tích này là giàu dinh dưỡng, là môi trường sống hoàn hảo của các loài thủy hải sản, trong đó có tôm.
Nhờ có kích thước lớn và vỏ dày, thịt chắc, giòn ngọt, tôm sú là nguyên liệu phù hợp cho các món nướng.
2. Tôm he
Ảnh: Tôm he (Nguồn Internet)
Tôm he hiện đang là một trong những loại tôm biển có giá đắt nhất trên thị trường hiện nay, thường phân bố ở các đảo và rạng đá, phân bố nhiều ở các vùng biển như Phan Thiết, Hạ Long, Cô Tô (Quảng Ninh). Khác với phần vỏ cứng, đầu to của tôm sú, tôm he có vỏ rất mỏng, mềm và đầu nhỏ hơn. Vỏ của tôm he có màu vàng hoặc xanh nhạt, mắt xanh, đây là các yếu tố bạn có thể phân biệt bằng mắt thường.
Tôm he thường ngon nhất khi hấp và chiên xù, ngoài ra đây cũng là loại tôm thường được dùng để trang trí các món ăn tại nhà hàng.
3. Tôm thẻ (tôm bạc)
Ảnh: Tôm thẻ (Nguồn Internet)
Tôm thẻ chân trắng vốn là dòng tôm nước mặn, với khả năng thích nghi cao, tôm thẻ có thể sống được cả ở môi trường có nồng độ muối thấp hoặc thậm chí là nước ngọt. Loài tôm này có kích thước nhỏ, vỏ có màu trắng đục hơi xanh, càng và râu có màu hơi vàng nhạt, chân màu trắng, 6 đốt dáng thon dài. Loại tôm này có vị mềm và ngọt, phù hợp cho các món như nấu canh, chiên hoặc hấp để cho ra được nhiều chất dinh dưỡng và vị ngọt tự nhiên.
4. Tôm sắt
Ảnh: Tôm sắt (Nguồn Internet)
Y như tên gọi, tôm sắt có vỏ rất cứng, phần bụng có màu cam đậm, thân màu tối xanh đen đậm và xen kẽ các đốt có màu trắng nổi bật. Tôm sắt có kích cỡ nhỏ hơn các loại tôm biển khác, tại Việt Nam, bạn có thể bắt gặp loại tôm này tại Cát Bà, vịnh Diễn Châu, Vũng Tàu hay Đá Bạc.
Muốn chế biến tôm sắt ngon, bạn cần phải bỏ đi lớp vỏ của tôm, vì lớp vỏ này khá cứng, lại nhạt, ăn vào làm mất đi hương vị thơm ngon của tôm sắt. Bạn có thể áp dụng cách như sau để bóc đi vỏ tôm. Trước hết làm tôm chết bằng cách cho tôm vào nước sôi, sau đó đem tôm để vào tủ lạnh khoảng 30 phút, như vậy vỏ tôm sẽ rất dễ bóc ra, giúp bạn dễ dàng chế biến ra các món ăn thơm ngon hấp dẫn từ tôm sắt tươi sống thơm ngon đó.
Tôm sắt sau khi bóc vỏ có thể rim hoặc nấu canh để có hương vị ngọt và thơm ngon.
5. Tôm hùm
Ảnh: Tôm hùm (Nguồn Internet)
Tôm hùm nổi tiếng là loại tôm đắt đỏ và được nhiều người yêu thích vì mình to, nhiều và chắc thịt, khi ăn cảm nhận được độ dai ngon. Tôm hùm có rất nhiều loại nhưng có 4 loại phổ biến là: tôm hùm sao hay còn được gọi là tôm hùm bông, tôm hùm baby, tôm hùm sen hay còn được biết với tên gọi khác là tôm hùm xanh và cuối cùng là tôm hùm tre.
Không khó để nhận diện loại tôm này, tôm hùm có càng màu xanh trong hoặc hồng đỏ, vàng tùy giống tôm hùm, màu bóng đẹp, vỏ cứng, có kích cỡ lớn nhất trong các loại tôm… Cách chế biến phổ biến nhất với tôm hùm là tôm hùm hấp bia, tôm hùm nướng muối ớt, chiên/xào.
6. Tôm càng xanh (tôm đồng, tôm sông)
Ảnh: Tôm càng xanh (Nguồn Internet)
Tôm càng xanh là loài tôm nước ngọt thường được tìm thấy tại sông, ao, hồ (tại Việt Nam, tôm càng xanh thường sinh sống chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long). Tôm càng xanh khi thu hoạch có con có thể nặng trên dưới 1kg và dài đến 30cm
Tôm càng xanh tuy không to như tôm hùm hay một số loại hải sản khác nhưng chúng lại có một mùi vị rất đặc trưng, khó đâu sánh được. Thịt tôm càng xanh chắc nình nịch, ăn vào có độ dai ngon khó cưỡng. Ba cách chế biến tôm càng xanh cho hương vị thơm ngon nhất là: nướng, kho tàu và hấp nước dừa.
7. Tôm tích (tôm tít, tôm thuyền, bề bề)
Ảnh: Tôm tít (Nguồn Internet)
Tôm tích có hình dáng khác với những loại tôm khác, phần bụng giống tôm nhưng lại có càng giống bọ ngựa, thường sống ở vùng biển ấm như Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, tôm tích thường xuất hiện ở vùng duyên hải miền Trung. Tôm tích có thể thay đổi màu của bản thân từ màu nâu sang màu xanh lục, hồng nhạt, đen và một số con còn có thể phát quang.
8. Tôm đất (tôm chỉ)
Ảnh: Tôm đất (Nguồn Internet)
Tôm đất có màu nâu đỏ, vị giòn ngọt ngon tự nhiên và không tanh như tôm biển, thân thon dài, kích cỡ nhỏ khoảng bằng ngón tay út của một người trưởng thành, tôm sống trong bùn đất của môi trường như sông, ao, đầm,..
Tôm đất có vị ngọt tự nhiên, không tanh như tôm biển và thường được dùng để chế biến những món ăn cần độ tươi, đặc biệt là chả ram tôm đất của xứ Bình Định.
LƯU Ý KHI LỰA CHỌN TÔM TƯƠI
Một trong những cách nhanh nhất giúp bạn xác định xem tôm còn tươi ngon hay không đó chính là quan sát phần chân của tôm có còn gắn chặt vào thân tôm hay không và chân tôm chưa chuyển sang màu đen
Không chọn mua những con tôm bị chảy nhớt bên ngoài vỏ. Bạn dùng tay ấn lên phần vỏ tôm và di chuyển ngón tay từ trước ra sau rồi ngược lại, nếu có cảm giác như có sạn dưới ngón tay hoặc thấy tôm bị nhớt, dính vào nhau thì chứng tỏ, số tôm này không còn tươi nữa.
Nếu mua tôm đã được đánh bắt và luộc chín trên tàu, thuyền trước khi bày bán, cần kiểm tra phần đuôi tôm để xác định độ tươi của chúng. Hãy kéo thẳng con tôm và đưa ra ngoài ánh sáng để xem độ rộng giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt tôm. Các khớp càng rộng chứng tỏ thịt tôm đã không còn tươi vì chúng có thể bị nấu quá lâu hoặc đã được để đông lạnh trong thời gian dài.
---
KAIFOOD - TỪ BIỂN ĐẾN BÀN
#KaiFood #HaiSanSach #HaiSanAnToan #HaiSanTuoi #TuBienDenBan
Từ khóa » Tôm Sắt Và Tôm Sú
-
Tổng Hợp Các Loại Tôm, Cách Phân Biệt & Giá Từng Loại Tôm - VinID
-
Có Bao Nhiêu Loại Tôm Phổ Biến? Mẹo Phân Biệt Các Loại Tôm
-
CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TÔM
-
Tìm Hiểu Và Phân Biệt Các Loại Tôm Phổ Biến ở Việt ...
-
Cách Nhận Biết Các Loại Tôm Phổ Biến Tại Việt Nam
-
Chi Tiết Giá Cả Và Cách Phân Biệt Một Số Loại Tôm Phổ Biến Và Mẹo ...
-
Tôm Sú Là Gì? Giá Bao Nhiêu? Các Loại Tôm Sú, Gợi ý Món ăn Và Cách ...
-
Tôm Sắt - Loại Thực Phẩm Bổ Dưỡng được Săn Lùng Nhất Hiện Nay
-
Có Bao Nhiêu Loại Tôm Phổ Biến? Mẹo Phân Biệt Các Loại Tôm Chính ...
-
Cách Phân Biệt Tôm Biển Và Tôm Nuôi - Nước Mắm Tĩn
-
Phân Biệt Tôm Thẻ Và Tôm Sú Khác Nhau Như Thế Nào Loại Nào Ngon Hơn
-
Tìm Hiểu Và Phân Biệt Các Loại Tôm Phổ Biến ở Việt Nam
-
Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Các Loại Tôm Phổ Biến ở Việt Nam - Drama