Hướng Dẫn Pháp Lệnh Ngoại Hối

PHÁP LUẬT XUẤT NHẬP KHẨU
  • Tiếng việt
  • English
Ngày: 06/01/2025 PHÁP LUẬT XUẤT NHẬP KHẨU
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Điều khoản thỏa thuận
    • Miễn phí sử dụng tra cứu từ Ngày 25/10/2021
  • Hướng dẫn sử dụng
    • Hướng dẫn đăng ký
    • Hướng dẫn đăng nhập
    • Hướng dẫn sử dụng website
  • Từ viết tắt
  • Liên kết
  • Tỷ giá ngoại tệ
  • Liên hệ, góp ý
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

Đăng nhập

Quên mật khẩu Đăng nhập Hủy

Đăng ký tài khoản

Nhập email đang tồn tại Đặt mật khẩu mới dùng riêng cho website này với 6 ký tự bất kỳ. Tên người sử dụng website Số điện thoại Tên doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức Gói Dùng thử
  • 7 ngày dùng thử (Miễn phí)
Gói Cơ bản Gói Nâng cao Tôi đồng với các điều khoản thỏa thuận Đăng ký Hủy Điều khoản thỏa thuận

Lấy lại mật khẩu

Gửi đi Hủy

Danh mụcvăn bản pháp luật

Danh mụcvăn bản pháp luật

  • Chính sách XNK hàng hóa
    • Quy định chung
    • Theo nhóm hàng
    • Theo loại hình quản lý
    • Theo bộ, ngành quản lý
  • Kiểm tra chuyên ngành
    • Kiểm dịch
    • Kiểm tra chất lượng
    • An toàn thực phẩm
    • Đo lường
    • Quy chuẩn, tiêu chuẩn
    • Hiệu suất năng lượng
    • Văn hóa phẩm
    • An toàn bức xạ
  • Thủ tục hải quan
    • Quy định chung
    • Thủ tục XNK hàng hóa
    • Thủ tục XNC phương tiện
    • Quy trình nghiệp vụ hải quan
    • Thủ tục hành chính hải quan
    • Trị giá tính thuế
    • Chính sách thuế
    • Kiểm định, phân tích, phân loại
    • Kiểm tra sau thông quan
    • Thủ tục hải quan điện tử
    • Một cửa quốc gia, Asean
    • Địa bàn hoạt động hải quan
    • Đại lý hải quan
    • Doanh nghiệp ưu tiên
    • Khu kinh tế cửa khẩu
  • Quy định liên quan
    • Đăng ký kinh doanh
    • Sở hữu trí tuệ
    • Xuất xứ hàng hóa
    • Nhãn hàng, mã số mã vạch
    • Tem hàng nhập khẩu
    • Giám định hàng hóa
    • Giám định tư pháp, văn hóa
    • Chiếu xạ, hun trùng
    • Đăng ký lưu hành
    • Nhượng quyền thương mại
    • Hàng rào kỹ thuật thương mại
    • Văn phòng, chi nhánh NN
    • Hợp pháp hóa lãnh sự
    • Dịch vụ XNK, logistics
    • Hỗ trợ xuất khẩu
    • Cải cách thủ tục hành chính
    • Xử lý vi phạm hành chính
    • Khiếu nại, tố cáo, bồi thường
  • Chính sách XNK hàng hóa Tóm tắt chính sách XNK Hàng Hóa
  • Danh mục hàng hóa phải kiểm tra Danh mục hàng hóa phải kiểm tra
  • Danh sách cơ quan kiểm tra Danh sách cơ quan kiểm tra
  • Biểu giá tham chiếu Biểu giá tham chiếu
  • Biểu thuế Biểu thuế
  • Biểu phí, lệ phí Biểu phí, lệ phí
  • Thỏa thuận quốc tế Thỏa thuận quốc tế
  • Danh sách cửa khẩu Danh sách cửa khẩu
  • DANH SÁCH CƠ SỞ CHIẾU XẠ, HUN TRÙNG DANH SÁCH CƠ SỞ CHIẾU XẠ, HUN TRÙNG
  • Hỏi / Đáp Hỏi / Đáp

Quý bạn đọc thông cảm, website hiện đang dừng hoạt động để chờ sự đổi mới.

Tìm văn bảnTìm văn bản:

x Tìm kiếm Tra cứu nâng cao
Mời bạn Đăng nhập, hoặc Đăng ký để sử dụng
  • Trang chủ
  • Chính sách XNK hàng hóa
  • Theo nhóm hàng
  • Ngoại hối
Hướng dẫn Pháp lệnh ngoại hối
  • Văn bản cùng chuyên mục
  • Văn bản này có tại mục
  • Thuộc tính văn bản
  • Chia sẻ
  • Tải về
    • - File Doc
  • Xem pdf
STT Tên mục
1 Theo nhóm hàng
2 Chính sách XNK hàng hóa
3 Ngoại hối
Số/ký hiệu Nghị định 70/2014/NĐ-CP
Ngày ban hành 17/07/2014
Ngày có hiệu lực 05/09/2014
Ngày hết hiệu lực
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Trích yếu Hướng dẫn Pháp lệnh ngoại hối
Cơ quan ban hành Chính phủ
Loại văn bản Nghị định
Căn cứ ban hành văn bản Pháp lệnh 28/2005/PL-UBTVQH11 Pháp lệnh Ngoại hối Pháp lệnh 06/2013/UBTVQH13 Sửa đổi Pháp lệnh Ngoại hối 28/2005/PL-UBTVQH11
Văn bản triển khai, hướng dẫn
Văn bản bị sửa đổi
Văn bản này bị sửa đổi bởi
Văn bản bị bãi bỏ

Nghị định 160/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối.

Văn bản này bị bãi bỏ bởi
Văn bản được hợp nhất
Văn bản này được hợp nhất bởi
STT Số/Ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu
1 Thông tư 33/2013/TT-NHNN 26/12/2013 Thủ tục xuất nhập khẩu ngoại tệ, tiền mặt của các ngân hàng
2 Thông tư 17/2020/TT-NHNN 14/12/2020 Sửa đổi Thông tư 33/2013/TT-NHNN về thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của các ngân hàng
3 Thông tư 31/2018/TT-NHNN 18/12/2018 Về quản lý ngoại hối đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí
4 Thông tư 07/2001/TT-NHNN 31/08/2001 Hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới
5 Quyết định 140/2000/QĐ-TTg 08/12/2000 Quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới tại KV biên giới và Khu kinh tế cửa khẩu
6 Pháp lệnh 06/2013/UBTVQH13 18/03/2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối 28/2005/PL-UBTVQH11
7 Pháp lệnh 28/2005/PL-UBTVQH11 13/12/2005 Pháp lệnh ngoại hối
8 Thông tư 15/2011/TT-NHNN 12/08/2011 Quy định về mang ngoại tệ, tiền VN khi xuất nhập cảnh
9 Thông tư 21/2014/TT-NHNN 14/08/2014 Hoạt động ngoại hối của tín dụng, ngân hàng nước ngoài
10 Thông tư 19/2018/TT-NHNN 28/08/2018 Quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Tải về:

CHÍNH PHỦ --------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------

Số: 70/2014/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 17 tháng 07 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Pháp Lệnh Ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm 2013;

Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối về các hoạt động ngoại hối của người cư trú, người không cư trú tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Các nội dung liên quan đến quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, quản lý hoạt động kinh doanh vàng, quản lý vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh, vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ, vay có bảo lãnh của Chính phủ, xử lý vi phạm về ngoại hối và hoạt động ngoại hối được thực hiện theo quy định khác của Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân là người cư trú, người không cư trú có hoạt động ngoại hối tại Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân là người cư trú có liên quan trong việc quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về ngoại hối và hoạt động ngoại hối.

Điều 3. Áp dụng pháp luật về ngoại hối, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế

1. Hoạt động ngoại hối phải tuân theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

3. Trường hợp hoạt động ngoại hối mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì các bên có thể thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Tự do hóa đối với giao dịch vãng lai

Trên lãnh thổ Việt Nam, tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai của người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện phù hợp với các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan theo các nguyên tắc sau:

1. Người cư trú, người không cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các nhu cầu thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai.

2. Người cư trú, người không cư trú có trách nhiệm xuất trình các chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép.

3. Khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai, người cư trú, người không cư trú không phải xuất trình các chứng từ liên quan đến việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam.

Điều 5. Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và các nguồn thu vãng lai khác

1. Người cư trú có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ hoặc từ các nguồn thu vãng lai khác ở nước ngoài phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam phù hợp với thời hạn thanh toán của hợp đồng hoặc các chứng từ thanh toán, trừ một số trường hợp được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cho phép giữ lại một phần hoặc toàn bộ nguồn thu ngoại tệ ở nước ngoài.

2. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản thông qua tổ chức tín dụng được phép.

Điều 6. Chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam

1. Người cư trú là tổ chức có ngoại tệ thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép.

2. Người cư trú là cá nhân có ngoại tệ thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được gửi vào tài khoản ngoại tệ hoặc rút tiền mặt để sử dụng cho các mục đích quy định tại Điều 13 Nghị định này.

Điều 7. Chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài

1. Người cư trú là tổ chức được thực hiện chuyển tiền một chiều ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ hoặc các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích sau:

a) Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;

b) Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;

c) Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;

d) Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;

đ) Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;

e) Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;

g) Chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.

3. Người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản hoặc các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp được chuyển, mang ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài.

4. Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền.

Điều 8. Mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp

1. Người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.

2. Trường hợp thực hiện đầu tư bằng đồng Việt Nam, người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng được phép nơi doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh đã mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này để thực hiện các giao dịch thu chi hợp pháp bằng đồng Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chi tiết việc mở và sử dụng các tài khoản vốn đầu tư trực tiếp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 9. Chuyển thu nhập từ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Trường hợp có nhu cầu chuyển các nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam ra nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép và chuyển ra nước ngoài trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày mua được ngoại tệ.

Điều 10. Người cư trú là tổ chức phát hành chứng khoán ở nước ngoài

1. Khi được phép phát hành chứng khoán ở nước ngoài bằng ngoại tệ dưới hình thức phát hành trái phiếu, người cư trú là tổ chức phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý vay, trả nợ nước ngoài và các quy định pháp luật có liên quan.

2. Khi được phép phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ ở nước ngoài dưới hình thức phát hành cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác, người cư trú là tổ chức phải mở một tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép, thực hiện thu, chi ngoại tệ có liên quan đến việc phát hành chứng khoán thông qua tài khoản này theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 11. Người không cư trú là tổ chức phát hành chứng khoán tại Việt Nam

1. Người không cư trú là tổ chức chỉ được phát hành chứng khoán bằng đồng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật về chứng khoán và pháp luật khác có liên quan.

2. Khi được phép phát hành chứng, khoán tại Việt Nam, người không cư trú là tổ chức phải mở 01 (một) tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng đồng Việt Nam tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi bằng đồng Việt Nam liên quan đến việc phát hành chứng khoán thông qua tài khoản này theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 12. Mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định thủ tục cấp và thu hồi giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức trong các trường hợp sau đây:

1. Tổ chức kinh tế có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận vốn vay, thực hiện cam kết, hợp đồng với bên nước ngoài.

2. Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận viện trợ, tài trợ của nước ngoài hoặc các trường hợp khác được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép.

Điều 13. Sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân

1. Người cư trú, người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, cho, tặng, thừa kế, bán cho tổ chức tín dụng được phép, chuyển, mang ra nước ngoài theo các quy định tại Nghị định này, thanh toán cho các đối tượng được phép thu ngoại tệ tiền mặt.

2. Người cư trú là công dân Việt Nam được sử dụng ngoại tệ tiền mặt để gửi tiết kiệm ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép, được rút tiền gốc, lãi bằng đồng tiền đã gửi.

Điều 14. Thị trường ngoại tệ của Việt Nam

1. Thị trường ngoại tệ là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại ngoại tệ. Đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng được phép và khách hàng là người cư trú, người không cư trú tại Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định điều kiện, phương thức, các loại hình nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ.

2. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường cho các giao dịch giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với các tổ chức tín dụng được phép và giữa các tổ chức tín dụng được phép với nhau. Các thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thực hiện mua bán ngoại tệ theo các phương thức, loại hình nghiệp vụ giao dịch trên cơ sở các thỏa thuận, cam kết giữa các bên theo thông lệ quốc tế và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 15. Chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam

1. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện điều tiết tỷ giá hối đoái thông qua việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ và thực hiện phương án can thiệp trên thị trường ngoại tệ.

2. Chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ,

Điều 16. Kiểm tra chứng từ

Tổ chức tín dụng được phép và tổ chức khác được phép hoạt động ngoại hối khi thực hiện các giao dịch ngoại hối cho khách hàng có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và các chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế để đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 17. Đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để thanh toán vãng lai

Trong phạm vi khả năng ngoại tệ hiện có, tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ của người cư trú, người không cư trú để thanh toán cho các giao dịch vãng lai căn cứ theo nhu cầu thực tế và hợp lý của từng giao dịch.

Điều 18. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và báo cáo

1. Tổ chức tín dụng được phép và tổ chức khác được phép hoạt động ngoại hối phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Quyền và nghĩa vụ về thông tin, báo cáo của tổ chức tín dụng được phép:

a) Báo cáo các thông tin, số liệu liên quan đến ngoại hối và hoạt động ngoại hối theo đúng thời hạn quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động ngoại hối;

b) Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin nhằm phục vụ việc thu thập số liệu, thông tin liên quan đến ngoại hối và hoạt động ngoại hối;

c) Giữ bí mật và chịu trách nhiệm về các thông tin thuộc danh mục bí mật của ngành ngân hàng.

3. Quyền và nghĩa vụ về thông tin, báo cáo của tổ chức và cá nhân:

a) Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối có nghĩa vụ cung cấp các thông tin, số liệu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng được phép theo đúng thời hạn quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động ngoại hối;

b) Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng được phép cung cấp các thông tin hướng dẫn để thực hiện đúng các chính sách về quản lý ngoại hối.

Điều 19. Chế độ thông tin báo cáo

1. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

a) Ban hành chế độ thông tin báo cáo, phân tích, dự báo và công bố thông tin về hoạt động ngoại hối;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành thu thập thông tin, số liệu nhằm phục vụ công tác quản lý ngoại hối của Nhà nước và lập cán cân thanh toán quốc tế.

2. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm báo cáo thông tin, số liệu về hoạt động ngoại hối cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm phục vụ công tác quản lý ngoại hối của Nhà nước và lập cán cân thanh toán quốc tế.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 9 nám 2014.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - UB Giám sát tài chính QG; - Kiểm toán Nhà nước; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KTTH (3b).KH

TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng

Nghị định 70/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Hướng dẫn Pháp lệnh ngoại hối

PHÁP LUẬT XUẤT NHẬP KHẨU

Website:www.phapluatxnk.vn

E-mail: phapluatxnk@gmail.com

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Huy Lưu

Địa chỉ: P.2404B - Green Park,

Dương Đình Nghệ - Cầu Giấy - Hà Nội

Hotline: 0326308298 (+zalo)

Name

Giấy phép:

Bản quyền: Số 088/2018/QTG

Kết nối

Thiết kế web bởi ADC Việt Nam.

DMCA.com Protection Status

Từ khóa » Pháp Lệnh Ngoại Hối Sửa đổi 2013