Hướng Dẫn Quấn Băng đúng Cách để Bảo Vệ Cổ Chân Cầu Thủ

0 0 Read Time:6 Minute, 12 Second

Chấn thương cổ chân là chấn thương phổ biến nhất trong các hoạt động thể thao nói chung và bóng đá nói riêng. Khi chơi bóng đá, các cầu thủ phải di chuyển cả hai chân liên tục nên, nếu không bảo vệ cổ chân đúng cách thì sẽ rất nguy hiểm với các cầu thủ bóng đá. Đặc biệt là trong thi đấu bóng đá, khi các cầu thủ tranh đấu và va chạm với nhau, chấn thương cổ chân càng dễ xảy ra. Chính vì vậy, nhiều người đã lựa chọn cách quấn băng cổ chân cho mình để tránh gặp tai nạn. Bài viết dưới đây của yaomofj.com sẽ giúp bạn biết cách quấn băng cổ chân, đây là một biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả mà cầu thủ cần phải biết.

Các chấn thương cổ chân thường gặp khi đá bóng

Các chấn thương cổ chân thường gặp khi đá bóng

Có 3 chấn thương cổ chân thường gặp khi đá bóng, bao gồm:

  • Bong gân: Là tình trạng dây chằng bị tổn thương như giãn, rách hoặc đứt hoàn toàn. Người bệnh thường cảm thấy đau, sưng ở cổ chân. Cần xác định mức độ tổn thương để có các biện pháp điều trị kịp thời.
  • Trật khớp: Là sự di chuyển bất thường ở các đầu xương cổ chân. Nó khiến mặt khớp bị lệch lạc gây biến dạng, mất khả năng vận động tạm thời ở khớp. Trật khớp cổ chân thường không thể tự xử trí tại nhà. Nó cần được can thiệp y tế bởi các bác sĩ chuyên môn. Bởi như vậy mới không ảnh hưởng đến khả năng vận động của chân về lâu dài.
  • Gãy xương: Xương cổ chân cũng có thể bị gãy nếu trong quá trình tập luyện bị chấn thương mạnh. Đây là tổn thương khá nghiêm trọng cần được xử trí đúng cách.

Trường hợp đá bóng bị đau cổ chân hoặc bị đau cổ chân khi chạy bộ thì không nên tiếp tục chạy mà hãy đánh giá xem tổn thương ở mức nào qua việc lắng nghe cơ thể, vùng cổ bàn chân có sưng nề, bầm tím, đau nhức không. Trường hợp đau nhức cổ chân quá thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ tiến hành thăm khám chẩn đoán và điều trị. Nguyên tắc khi bị đau cổ chân khi đá bóng là nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép cổ chân, kê chân cao khi nằm, hạn chế đi lại.

Bảo vệ cổ chân với băng thun

Tác dụng của việc quấn băng thun đúng cách

Đối với những người chơi bóng đá thì chấn thương cổ chân là một loại chấn thương rất dễ xảy ra. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chấn thương cổ chân có thể là do bề mặt sân cứng, lồi lõm hay đá banh quá mạnh. Vì vậy, trước khi đá bóng nên quấn băng thun cổ chân để giảm thiểu nguy cơ chấn thương. Bạn đã từng nghe câu “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh” chưa. Vì thế cho nên bạn hãy bảo vệ khớp chân tránh bị chấn thương nhé.

Mắt cá chân là bộ phận giúp bạn xoay trở người theo nhiều hướng khác nhau. Vì vậy việc bảo vệ chúng hết sức quan trọng. Trong bóng đá tình trạng bị chấn thương mắt cá chân thường xuyên xảy ra. Cho nên để bảo vệ cổ chân các cầu thủ chuyên nghiệp thường dùng băng thun. Tuy nhiên tác dụng của băng thun sẽ kém hiệu quả nếu bạn quấn không đúng cách.

Hướng dẫn cách quấn băng thun để bảo vệ cổ chân

  • Bước 1: Đầu tiên chúng ta cần phải quấn băng thun quanh bàn chân. Bước nay khá quan trọng. Việc quấn băng thun chặt hay lỏng là phụ thuộc vào cảm giác thoải mái của bạn.
  • Bước 2: Giữ chặt băng cuốn ở bàn chân. Sau đó quấn băng chéo lên phía gót chân theo hình mũi tên.
  • Bước 3: Sau khi quấn chéo băng thun lên trên về phía gót chân rồi thì quấn thêm 2 vòng quanh phần cổ chân ở phía trên mắt cá chân để thành một điểm neo.
  • Bước 4: Sau khi tạo điểm neo ở trên mắt cá chân xong thì ta lại quấn băng theo đường chéo xuống dưới bàn chân.
  • Bước 5: Tiếp tục quấn băng thun xung quanh lòng bàn chân trước, sau đó bắt chéo lên.
  • Bước 6: Tiếp tục quấn cho đến khi nào băng thun đến phần cổ chân thì hãy dùng kéo cắt băng cuốn ra. Nếu như bạn quấn đúng thì gót chân của bạn sẽ vẫn lộ ra; còn phần bàn chân, mắt cá chân và cổ chân đã được băng kín.

Bảo vệ cổ chân với băng keo thể thao

Bảo vệ cổ chân với băng keo thể thao

Công dụng của băng keo thể thao với cầu thủ

Bạn nên chuẩn bị sẵn băng keo thể thao trước khi tham ra một trận bóng nào đó. Như vậy sẽ giúp hạn chế tình trạng bị chấn thương. Nếu trong khi chơi bóng có va chạm; hay cảm thấy chớm đau ở các vùng cơ, khớp thì nên tiến hành quấn băng keo cổ chân ngay. Làm như vậy sẽ giúp bạn ngăn chặn sự phát triển của chấn thương.

Dù là trong trường hợp tự lấy băng keo để quấn hoặc nhờ người khác quấn hộ thì vẫn phải tập trung vào phần bị đau để cảm nhận được mức độ bó của băng keo. Từ đó có thể điều chỉnh sao cho vừa phải. Không nên quấn băng quá chặt sẽ gây khó chịu hay quá lỏng sẽ không đem lại tác dụng gì. Cách bảo vệ khớp, cơ khỏi bị chấn thương đơn giản nhất người ta thường sử dụng băng keo quấn ngang chi các vùng trên dưới khớp. Có thể nói đây là kỹ thuật quấn băng keo bảo vệ cơ khỏi bị chấn thương đơn giản nhất.

Cách quấn băng keo thể thao theo vị trí thi đấu

Đối với những người chơi thể thao, đá bóng người ta hay sử dụng băng keo để quấn ở phần đầu gối. Đây là vị trí tiêu tốn khá nhiều băng, mất khoảng 1/3 cuộn cho mỗi trận đấu. Tuy nhiên, nếu không biết cách quấn thì có thể tốn tới 1/2 hay hơn thế là 2/3 cuộn.

Những người chơi ở vị trí thủ môn bảo vệ khung thành họ thường quấn băng keo thể thao ở vùng cổ tay hoặc các phần trên dưới ngón tay để bảo vệ khớp tay khỏi bị chấn thương khi bắt bóng. Còn đối với các cầu thủ hay quấn băng keo ở cổ chân và ở đầu gối để bảo vệ khớp không bị chấn thương khi chạy trên sân.

Kết luận

Trên đây là cách quấn băng cổ chân đơn giản giúp bảo vệ cổ chân khỏi bị chấn thương khi đá bóng. Hy vọng đây sẽ là bài viết bổ ích để giúp bạn biết cách bảo vệ khớp, cơ của mình khỏi bị chấn thương trước khi tham gia một trấn bóng nào đó. Chúc bạn thành công! Ngoài việc quấn băng cổ chân thì bạn cũng nên tham khảo thêm cách sử dụng băng quấn đầu gối trong bóng đá. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trên sân khi chơi bóng.

Facebook Twitter Pinterest LinkedIn

Nguyễn Nhị

[email protected] Happy Happy 0 0 % Sad Sad 0 0 % Excited Excited 0 0 % Sleepy Sleepy 0 0 % Angry Angry 0 0 % Surprise Surprise 0 0 % Tags: bảo vệ cổ chân chấn thương cổ chân cổ chân quấn băng bảo vệ cổ chân

Continue Reading

Previous Bật mí 3 cách quấn băng giúp bảo vệ ngón tay thủ mônNext Bí quyết bổ sung nước ‘đúng cách, đúng loại’ cho cầu thủ

Từ khóa » Băng Cổ Chân đá Bóng