Hướng Dẫn Quy Trình Thi Công Móng Cọc
Có thể bạn quan tâm
Móng cọc thường được áp dụng trong các công trình chịu trọng tải lớn mà lớp đất tốt nằm dưới sâu, giảm được biến dạng lún và lún không đều. Móng cọc dùng cọc bê tông đúc sẵn sẽ làm tăng tính ổn định cho các công trình có chiều cao lớn, tải trọng ngang lớn như các nhà cao tầng, toà tháp. Để biết thêm về các bước thi công móng cọc chi tiết, mời các bạn đọc bài viết dưới đây.
Các bước thi công móng cọc tổng quát
Thi công móng cọc gồm 5 công việc như sau:
1: Thi công móng cọc – Chuẩn bị mặt bằng thi công
+ Khu vực xếp cọc phải nằm ngoài khu vực ép cọc bê tông,đường đi từ chỗ xếp cọc đến chỗ ép cọc bê tông phải bằng phẳng không ghồ ghề lồi, lõm. + Cọc phải vạch sẵn đường tâm để khi ép tiện lợi cho việc cân, chỉnh . + Loại bỏ những cọc không đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật. + Chuẩn bị đầy đủ các báo cáo kĩ thuật của công tác khảo sát địa chất,kết quả xuyên tĩnh…. + Định vị và giác móng công trình.
2:Thi công móng cọc – Thi công biện pháp ép cọc bê tông cốt thép.
a: Chuẩn bị. – Xác định chính xác vị trí các cọc cần ép qua công tác định vị và giác móng. – Nếu đất lún thì phải dùng gỗ chèn lót xuống trước để đảm bảo chân đế ổn định và phẳng ngang trong suốt quá trình ép cọc bê tông. – Cẩu lắp khung đế vào đúng vị trí thiết kế. – Chất đối trọng lên khung đế. – Cẩu lắp giá ép vào khung đế,dịnh vị chính xác và điều chỉnh cho giá ép đứng thẳng.
b: Quá trình thi công ép cọc bê tông. ( bao gồm 4 bước) BƯỚC 1: – Ép đoạn cọc đầu tiên C1, cẩu dựng cọc vào giá ép,điều chỉnh mũi cọc vào đúng vị trí thiết kế và điều chỉnh trục cọc thẳng đứng. – Độ thẳng đứng của đoạn cọc đầu tiên ảnh hưởng lớn đến độ thẳng đứng của toàn bộ cọc do đó đoạn cọc đầu tiên C1 phải được dựng lắp cẩn thận, phải căn chỉnh để trục của C1 trùng ví đường trục của kích đi qua điểm định vị cọc. Độ sai lệch tâm không quá 1 cm. – Đầu trên của C1 phải được gắn chặt vào thanh định hướng của khung máy.. Nếu máy không có thanh định hướng thì đáy kích ( hoặc đầu pittong ) phải có thanh định hướng. Khi đó đầu cọc phải tiếp xúc chặt với chúng. – Khi 2 mặt ma sát tiếp xúc chặt với mặt bên cọc C1 thì điều khiển van tăng dần áp lực. Những giây đầu tiên áp lực đầu tăng chậm đều, để đoạn C1 cắm sâu dần vào đất một cách nhẹ nhàng với vận tốc xuyên không quá 1 cm/ s. – Khi phát hiện thấy nghiêng phải dừng lại, căn chỉnh ngay.
BƯỚC 2: – Tiến hành ép đến độ sâu thiết kế (ép đoạn cọc trung gian C2): – Khi được ép đoạn cọc đầu tiên C1 xuống độ sâu theo thiết kế thì tiến hành lắp nối và ép các đoạn cọc trung gian C2 . – Kiểm tra bề mặt hai đầu của đoạn C2 , sửa chữa cho thật phẳng. – Kiểm tra các chi tiết mối nối đoạn cọc và chuẩn bị máy hàn. – Lắp đặt đoạn C2 vào vị trí ép. Căn chỉnh để đường trục của C2 trùng với trục kích và đường trục C1. Độ nghiêng của C2 không quá 1%. Trước và sau khi hàn phải kiểm tra độ thẳng đứng của cọc bằng ni vô .Gia lên cọc một lực tạo tiếp xúc sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc khoảng 3 – 4 KG/cm2 rồi mới tiến hành hàn nối cọc theo quy định của thiết kế. – Tiến hành ép đoạn cọc C2. Tăng dần áp lực nén để máy ép có đủ thời gian cần thiết tạo đủ lực ép thắng lực ma sát và lực kháng của đất ở mũi cọc để cọc chuyển động. – Thời điểm đầu C2 đi sâu vào lòng đất với vận tốc xuyên không quá 1 cm/s. – Khi đoạn C2 chuyển động đều thì mới cho cọc chuyển động với vận tốc xuyên không quá 2 cm/s. – Khi lực nén tăng đột ngột tức là mũi cọc gặp lớp đất cứng hơn ( hoặc gặp dị vật cục bộ ) cần phải giảm tốc độ nén để cọc có đủ khả năng vào đất cứng hơn(hoặc phải kiểm tra dị vật để xử lý ) và giữ để lực ép không vượt quá giá trị tối đa cho phép. – Trong quá trình ép cọc bê tông, phải chất thêm đối trọng lên khung sườn đồng thời với quá trình gia tăng lực ép. Theo yêu cầu, trọng lượng đối trọng lên khung sườn đồng thời với quá trính gia tăng lực ép. Theo yêu cầu, trọng lượng đối trọng phải tăng 1,5 lần lực ép. Do cọc gồm nhiều đoạn nên khi ép xong mỗi đoạn cọc phải tiến hành nối cọc bằng cách nâng khung di động của giá ép lên, cẩu dựng đoạn kế tiếp vào giá ép. Yêu cầu đối với biện pháp ép cọc bê tông cốt thép: – Trục của đoạn cọc được nối trùng với phương nén. – Bề mặt bê tông ở 2 đầu đọc cọc phải tiếp xúc khít với nhau, trường hợp tiếp xúc không khít phải có biện pháp làm khít. – Kích thước đường hàn phải đảm bảo so với thiết kế. – Đường hàn nối các đoạn cọc phải có đều trên cả 4 mặt của cọc theo thiết kế. – Bề mặt các chỗ tiếp xúc phải phẳng, sai lệch không quá 1% và không có ba via.
BƯỚC 3: ÉP ÂM Khi ép đoạn cọc cuối cùng đến mặt đất, cẩu dựng đoạn cọc lõi(bằng thép) chụp vào đầu cọc rồi tiếp tục ép lõi cọc để đầu cọc cắm đến độ sâu thiết kế. Đoạn lõi này sẽ được kéo lên để tiếp tục cho cọc khác.
BƯỚC 4: – Sau khi ép xong một cọc,trượt hệ giá ép trên khung đế đến vị trí tiếp theo để tiếp tục ép.Trong quá trình ép cọc bê tông trên móng thứ nhất ,dùng cần trục cẩu dàn đế thứ 2 vào vị trí hố móng thứ hai. – Sau khi ép xong một móng , di chuyển cả hệ khung ép đến dàn đế thứ 2 được đặt trước ở hố móng thứ 2.Sau đó cẩu đối trọng từ dàn đế 1 đến dàn đế 2. – Kết thúc việc ép xong một cọc:
Cọc được công nhận là ép xong khi thoả mãn hai điều kiện sau: + Chiều dài cọc được ép sâu trong lòng đất không nhỏ hơn chiều dài ngắn nhất do thiết kế quy định. + Lực ép tại thời điểm cuối cùng phải đạt trị số thiết kế quy định trên suốt chiều sâu xuyên lớn hơn ba lần đường kính hoặc cạnh cọc. Trong khoảng đó vận tốc xuyên không quá 1 cm/s. +Cọc nghiêng qúa quy định ( lớn hơn 1% ) , cọc ép dở dang do gặp dị vật ổ cát, vỉa sét cứng bất thường, cọc bị vỡ… đều phải xử lý bằng cách nhổ lên ép lại hoặc ép bổ sung cọc mới (do thiết kế chỉ định ).
– Dùng phương pháp khoan thích hợp để phá dị vật, xuyên qua ổ cát , vỉa sét cứng… – Khi lực ép vừa đạt trị số thiết kế mà cọc không xuống được nữa, trong khi đó lực ép tác động lên cọc tiếp tục tăng vượt quá lực ép lớn nhất (Pep)max thì trước khi dừng ép phải dùng van giữ lực duy trì (Pep)max trong thời gian 5 phút. – Trường hợp máy ép không có van giữ thì phải ép nháy từ ba đến năm lần với lực ép (Pep)max .
c: Sai số cho phép. Tại vị trí cao đáy đài đầu cọc không được sai số quá 75mm so với vị trí thiết kế, độ nghiêng của cọc không quá 1%.
d: Thời điểm khóa đầu cọc. – Thời điểm khoá đầu cọc từng phần hoặc đồng loạt do thiết kế quy định. – Mục đích khoá đầu cọc để: Huy động cọc vào làm việc ở thời điểm thích hợp trong quá trình tăng tải của công trình và đảm bảo cho công trình không chịu những độ lún lớn hoặc lún không đều. – Việc khoá đầu cọc phải thực hiện đầy đủ: + Sửa đầu cọc cho đúng cao độ thiết kế . + Trường hợp lỗ ép cọc bê tông không đảm bảo độ côn theo quy định cần phải sửa chữa độ côn, đánh nhám các mặt bên của lỗ cọc. + Đổ bù xung quanh cọc bằng cát hạt trung, đầm chặt cho tới cao độ của lớp bê tông lót. + Đặt lưới thép cho đầu cọc. – Bê tông khoá đầu cọc phải có mác không nhỏ hơn mác bê tông của đài móng và phải có phụ gia trương nở, đảm bảo độ trương nở 0,02 – Cho cọc ngàm vào đài 10 cm thì đầu cọc phải nằm ở cao độ – 1,55 m. – Loại đệm đầu cọc.
3: Thi công mọc cọc- Gia công cốt thép
3.1: Sửa thẳng và đánh gỉ. a: Sửa thẳng cốt thép. – Bằng búa đập: áp dụng cho các cốt thép nhỏ, cong queo; – Bằng máy uốn: áp dụng cho các cốt thép có đường kính lớn hơn 24mm. – Bằng tời: áp dụng cho thép cuộn hoặc có thể dùng gấp nếu không có tời.
b: Đánh gỉ. – Bằng bàn chải sắt: áp dụng cho mọi loại cốt thép. – Bằng sức người kéo qua các đống cát nhám hạt.
3.2: Cắt và uốn. a: Cắt. Phải cắt cốt thép theo yêu cầu của thiết kế, có thể dùng:
– Dao cắt, dùng sức người: chỉ cắt được những thanh thép dưới 12mm. – Máy cắt: cắt được những thanh thép có đường kính tới 40mm. – Hàn xì: cắt được những thanh thép có đường kính lớn hơn 40mm.
b: Uốn. Phải uốn cốt thép theo yêu cầu của thiết kế, của bản vẽ: – Bằng tay: Dùng bằng càng cua, chỉ uốn được những thanh cốt thép có đường kính tới 25mm. – Bằng máy uốn: uốn được những thanh cốt thép có đường kính lớn hơn 25mm.
3.3: Nối cốt thép. Muốn có những thanh cốt thép dài hoặc muốn tận dụng những đoạn cốt thép ngắn thì phải nối chúng. Nối thủ công: buộc nối cốt thép bằng những dây kẽm dẻo và tuân thủ các quy tắc sau:
– Đối với thép trơn: + Đặt ở vùng bêtông chịu kép thì hai đầu cốt thép phải uốn cong thành móc và đặt chập lên nhau một đoạn dài 30-45d, dùng dây kẽm quấn quanh chỗ uốn. + Đặt ở vùng bêtông chịu nén thì không cần uốn móc, nhưng phải uốn dây thép quanh chỗ nối, đoạn chập nhau phải dài 20-40d.
– Đối với thép gai: + Đặt ở vùng bêtông chịu kéo thì không cần phải uốn móc nhưng cũng phải uốn dây thép quanh chỗ nối, đoạn chập nhau phải dài từ 30-45d. + Đặt ở vùng bêtông chịu nén thì không cần phải uốn móc nhưng cũng phải uốn dây thép quanh chỗ nối, đoạn chập nhau phải từ 20-40d.
(Còn nữa)
>>> Xem tiếp Phần 2: Hướng dẫn quy trình thi công móng cọc (Phần hai)
Theo: diễn đàn xây dựng
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Bẻ Thép đầu Cọc
-
Liên Kết Cọc Vào đài, Khi Nào Là Liên Kết Khớp, Khi ...
-
Cho E Hỏi Về Râu Thép Chờ Liên Kết Cọc Với đài Cọc! - Xaydung360
-
Cấu Tạo Râu Thép Liên Kết Cọc UST Vào đài Cọc - KetcauSoft
-
Cách Bố Trí Thép Trong đài Móng Cọc
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 10304:2014 Về Móng Cọc
-
Cấu Tạo đài Cọc Và Cách Xử Lý Nền Móng Trong ép Cọc Bê Tông
-
Kết Cấu Thép Đài Móng Cọc Và Cách Bố Trí Đài Móng
-
Xử Lý Móng Cọc Do Thi Công Làm Sai
-
Cọc Ly Tâm? - Tư Vấn Kết Cấu, BTCT, Thi Công Xây Dựng
-
Thi Công Móng Cọc Nhà Phố Kỹ Thuật đập đầu Cọc đúng Khi Thi Công ...
-
Đài Móng Là Gì? Đài Cọc Là Gì? Bố Trí Thép đài Móng Cọc
-
NHỮNG CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP