Hướng Dẫn Quy Trình, Thủ Tục Chốt Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Nhanh Chóng ...
Có thể bạn quan tâm
Việc người lao động chốt sổ bảo hiểm xã hội là điều vô cùng quan trọng trước khi nghỉ việc. Khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động cần làm những gì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Dưới đây là bài viết hướng dẫn quy trình, thủ tục, hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội nhanh chóng nhất mà Tổng đài Pháp luật dành cho quý độc giả. Cùng tham khảo qua các tình huống tư vấn bảo hiểm xã hội dưới đây để có thông tin chính xác nhé!
Nội dung bài viết
Khi nào phải chốt bảo hiểm xã hội?
Câu hỏi:Chị Bùi Thị Linh ở Đà Nẵng có câu hỏi gửi về Tổng đài pháp luật như sau:
“Kính chào Tổng đài pháp luật,
Tôi có làm việc cho một công ty tư nhân và đã tham gia bảo hiểm xã hội được 3 tháng, nhưng xin nghỉ việc năm 2018. Đến giờ tôi vẫn chưa được trả sổ bảo hiểm xã hội. Tôi có gọi lên phía công ty phản ánh, yêu câu họ trả sổ cho tôi. Tuy nhiên, họ lại bảo rằng tôi chưa chốt sổ bảo hiểm xã hội. Tôi được biết rằng, công ty đó còn nợ tiền bảo hiểm,
Tôi thấy mọi người nói trong vòng 3 tháng từ ngày tôi nghỉ mà không gửi thủ tục lên bảo hiểm thất nghiệp thì coi như tôi mất số tiền đó. Vậy chốt bao hiểm xã hội là gì và giờ tôi phải làm gì để không mất quyền lợi ạ?
Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Cảm ơn luật sư rất nhiều.”
Luật sư tư vấn luật lao động. Gọi ngay 19006174
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu trả lời cho chúng tôi.
Theo thông tin của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật lao động 2012 có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động … 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”
Như vậy, theo luật trên, công ty của bạn phải có trách nhiệm chốt và trả sổ BHXH cho bạn trong thời gian tối đa là 30 ngày kể từ ngày bạn nghỉ việc, tức là ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, bạn cần làm việc lại ngay với công ty để họ thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH sớm nhất có thể cho bạn.
Việc công ty của bạn phải có trách nhiệm giải quyết nợ BHXH của bạn mà không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Công ty đó có thể làm công văn giải trình với Cơ quan BHXH để giải quyết trước phần nợ BHXH đối với trường hợp của bạn để chốt sổ cho bạn hoặc chốt sổ BHXH trước cho bạn.
Nếu bạn muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn cần phải nộp hồ sơ trong thời gian 3 tháng sau khi bạn dừng hợp đồng lao động.
Vì vậy, việc bạn chốt BHXH sớm sẽ có lợi cho bạn trong việc thực hiện hưởng chế độ thất nghiệp này.
>> Xem thêm: Tư vấn bảo hiểm – Hướng dẫn cách tư vấn bảo hiểm miễn phí 24/7
Chốt sổ bảo hiểm xã hội là trách nhiệm của ai?
Câu hỏi:Chị Nguyễn Hồng Hạnh ở Quảng Ninh có câu hỏi gửi về Tổng đài pháp luật như sau:
“Chào Tổng đài pháp luật,
Hiện tại, tôi có làm tại một công ty được 5 năm. Sau đó, tôi vừa nghỉ việc tại công ty được 1 tháng. Xin hỏi là tôi muốn chốt sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm gì. Việc chốt sổ bảo hiểm xã hội này là trách nhiệm của ai? Chốt sổ bảo hiểm xã hội ở đâu? Điều kiện chốt sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?
Cảm ơn luật sư!”
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu trả lời cho chúng tôi.
Theo thông tin của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Khi người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tại một đơn vị công ty nào đó, phía cơ quan bảo hiểm phải có trách nhiệm chốt số bảo hiểm xã hội cho người lao động, ghi nhận quá trình tham gia đóng sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người làm.
Vì đó, quy định ở khoản 3 điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 về người sử dụng lao động có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 như sau:
“Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;”
Theo đó thì ở quy định khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng cho thấy:
“Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao đồng (trừ khi doanh nghiệp đó phá sản và không thể tiếp tục tiến hành chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động). Đại diện công ty sử dụng lao động cần nhanh chóng tiến hành thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội, tránh để người lao động tự chốt sổ bảo hiểm xã hội sau khi quyết định chấm dứt hợp đồng với người lao động.
LƯU Ý: Nếu người sử dụng lao động kiên quyết không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ bị lãnh án phạt rất nặng. Hoặc thậm chí nếu doanh nghiệp làm mất sổ bảo hiểm xã hội của người lao động thì cũng phải chịu đền bù thiệt hại cho lao động của mình
Hướng dẫn cách chốt sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc ở công ty
Câu hỏi:Chị Quỳnh Anh ở Nghệ Tĩnh có câu hỏi gửi về Tổng đài pháp luật như sau:
“Xin chào Tổng đài Pháp luật,
Trước kia tôi có làm việc tại một công ty kiểm định chất lượng xe máy trong vòng 5 năm. Sau đó tôi có nghỉ việc nhưng chỉ lấy sổ bảo hiểm xã hội mà quên không chốt sổ ở công ty cũ. Hiện tại thì tôi đã xin được công việc khác ở công ty mới, tôi muốn chốt sổ bảo hiểm xã hội để công ty mới đóng bảo hiểm xã hội cho tôi thì tôi cần thực hiện thế nào?
Cảm ơn luật sư.”
Luật sư tư vấn luật lao động. Gọi ngay 19006174
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài pháp luật.
Chúng tôi đã nhận được vấn đề của bạn về cách chốt sổ bảo hiểm xã hội.
Theo Điều 48 Bộ lao động 2019 có quy định như sau:
“Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.”
Như vậy, theo quy định thì trong 7 ngày đến 1 tháng, công ty của bạn phải có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn và trả sổ bảo hiểm xã hội về tận tay bạn.
Hồ sơ chốt bảo hiểm xã hội cần những gì?
Người sử dụng lao động phải tiến hành thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi họ quyết định nghỉ việc tại công ty. Hồ sơ sổ bảo hiểm xã hội bao gồm:
– Phiếu giao nhận hồ sơ sổ bảo hiểm xã hội theo mẫu 301, số lượng 2 bản
– Tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội
– Trong trường hợp người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội nhiều lần cần có thêm các tờ rời của sổ
– Đơn đề nghị của người tham gia theo mẫu D01-TS (1 bản)
Trong thời gian này, nếu người lao động không được người sử dụng lao động thanh toán hết số tiền đóng bảo hiểm xã hội thì quy trình chốt sổ bảo hiểm xã hội sẽ dừng lại. Theo đó, sổ bảo hiểm xã hội đó sẽ nghiễm nhiên tiếp tục được đóng bởi người lao động và số tiền đóng bảo hiểm xã hội sẽ vẫn được cập nhật bình thường. Chỉ khi hoàn thành được đầy đủ quy trình, thủ tục chốt sổ bảo hiễm xã hội thì cơ quan bảo hiểm mới trừ lại số tiền phải đóng.
Người sử dụng lao động sẽ nộp hồ sơ chốt bảo hiểm xã hội đó lên cơ quan có thẩm quyền sau khi hoàn tất. Người sử dụng lao động cần thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến người lao động, trong thời hạn 7 ngày làm việc sau khi quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động có thể kéo dài thời gian làm hồ sơ chốt bảo hiểm xã hội. Nhưng thời gian này không được phép kéo dài quá 30 ngày làm việc. Sau đó, người sử dụng lao động phải trả lại sổ bảo hiểm xã hội và tất cả những giấy tờ liên quan cho người lao động
Hình thức chốt sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?
Theo quy định, thời hạn giải quyết hồ sơ, thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội là 7 ngày. Người sử dụng lao động có thể dễ dàng nộp hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại các cơ quan bảo hiểm xã hội gần nhất.
Sau khi quy trình chốt sổ hoàn tất, trụ sở bảo hiểm xã hội sẽ gửi trả lại sổ bảo hiểm xã hội và tờ rời của sổ cho người lao động với những lao động nhiều lần đóng sổ bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải báo giảm lao động trước khi báo chốt sổ bảo hiểm xã hội, thủ tục báo giảm bao gồm:
– Phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 103: 1 bản
– Danh sách số người lao động tham gia đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo mẫu D02-TS: 1 bản
– Thẻ bảo hiểm y tế nếu còn hạn sử dụng: với 1 bản / 1 người
– Thông báo/quyết định chấm dứt hợp đồng lao động bản sao công chứng: 1 bản / 1 người
Người sử dụng lao động có thể nộp hồ sơ online trong trường hợp không đính kèm thẻ bảo hiểm y tế còn hạn. Hoặc có thể nộp qua đường bưu điện, nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội. Thời gian thụ lý giải quyết hồ sơ chốt bảo hiểm xã hội cho người lao động là 10 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.
Trong trường hợp, người sử dụng lao động muốn báo giảm và báo chốt sổ bảo hiểm xã hội cùng một lúc thì chỉ cần nộp 2 loại hồ sơ này một lần. Nếu hồ sơ hợp lệ và đã thanh toán hết tất cả tiền đóng bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết cho bạn cả 2 bước này luôn. Nếu báo giảm và báo chốt bảo hiểm xã hội trễ so với thời gian nghỉ thực tế thì bên người sử dụng lao động sẽ bị truy thu lãi suất chậm nộp hồ sơ theo quy định của bảo hiểm xã hội.
Nếu cần hỗ trợ pháp lý và có bất cứ vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp tới tổng đài tư vấn luật lao động 1900.6568 để được giải đáp.
Người lao động có được tự chốt sổ bảo hiểm xã hội khi chấm dứt hợp đồng không?
Câu hỏi:Bạn Minh Thư ở Ninh Bình có câu hỏi gửi về Tổng đài pháp luật như sau:
“Xin chào Tổng đài Pháp luật,
Tôi có một vài thắc mắc cần được luật sư hỗ trợ. Tôi đang làm việc cho một công ty với hợp đồng vô thời hạn. Nay tôi không muốn tiếp tục công việc nữa và muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng với công ty. Tuy nhiên, phía công ty lại không muốn tôi nghỉ việc. Vậy trong trường hợp của tôi, thì tôi tự chốt bảo hiểm xã hội của mình, sau đó đưa đi nộp tại công ty mới được không ạ?
Cảm ơn luật sư!”
Luật sư tư vấn luật lao động. Gọi ngay 19006174
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài Pháp luật.
Luật sư xin tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2019
“Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.”
Như vậy, theo quy định, người lao động quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, trong 7 ngày, cả hai bên cần phải thanh toán đầy đủ các điều khoản liên quan đến quyền lợi của 2 bên. Nếu trường hợp đặc biệt xảy ra không thể giải quyết trong 7 ngày, bạn có thể kéo dài thời gian nhưng không được quá 30 ngày.
Đồng thời, người sử dụng lao động phải hoàn thành thủ tục xác nhận và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Và việc chốt sổ bảo hiểm xã hội thuộc về công ty bạn, chứ không thuộc về bạn.
Bên cạnh đó, theo quy định tại điều 32 quyết định 595/QĐ-BHXH về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
“1. Đơn vị sử dụng lao động
1.1. Nhận hồ sơ của người lao động theo quy định tại Điều 23, Điều 27.
1.2. Kê khai hồ sơ a) Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT hằng tháng: theo quy định tại Điều 23.
b) Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT: theo quy định tại Điều 27.
– Đối với người lao động nộp hồ sơ thông qua đơn vị: Lập Bảng kê thông tin .
– Đối với người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH: xác nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT () đối với người điều chỉnh họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh, giới tính đã ghi trên sổ BHXH.
c) Ghi mã số BHXH
– Đối với người tham gia đã được cấp mã số BHXH: ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng.
– Đối với người tham gia chưa được cấp được mã số BHXH (kể cả người tham gia không nhớ mã số BHXH): phối hợp cơ quan BHXH hoặc Bưu điện Văn hóa xã để cấp mã số BHXH.
Lưu ý: Đơn vị có thể tra cứu mã số BHXH, mã hộ gia đình của người tham gia tại địa chỉ: http://baohiemxahoi.gov.vn.
1.3. Nộp hồ sơ: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH thông qua bưu điện.
1.4. Đóng tiền: Nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định tại Điều 7, Điều 16, Điều 19, Điều 22.
1.5. Nhận kết quả:
a) Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN hằng tháng để kiểm tra, đối chiếu, nếu có sai lệch, phối hợp với cơ quan BHXH để giải quyết.
b) Thông báo đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của người lao động để niêm yết công khai tại đơn vị.
c) Phối hợp với cơ quan BHXH/Bưu điện trả Sổ BHXH, Thẻ BHYT và Thông báo mã số BHXH cho người lao động.
2. Đại lý thu/nhà trường
2.1. Nhận hồ sơ của người tham gia theo quy định.
2.2. Kê khai hồ sơ
a) Kê khai hồ sơ theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 27.
b) Ghi mã số BHXH: Tương tự như Tiết c Điểm 1.2 Khoản 1 Điều này.
2.3. Nộp hồ sơ: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc thông qua bưu điện.
2.4. Đóng tiền:
a) Thu tiền đóng BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện; tiền đóng BHYT phần thuộc trách nhiệm đóng của người tham gia BHYT; cấp biên lai thu tiền cho người tham gia theo quy định.
b) Nộp số tiền đã thu của người tham gia cho cơ quan BHXH theo quy định.
c) Đối chiếu biên lai thu tiền và số tiền đã thu theo
2.5. Nhận kết quả:
a) Sổ BHXH, Thẻ BHYT và Thông báo mã số BHXH để trả cho người tham gia.
b) Danh sách người tham gia đến hạn phải đóng BHXH tự nguyện, BHYT () để thông báo và vận động đối tượng tiếp tục tham gia theo quy định.
3. UBND xã
3.1. Nhận hồ sơ
– Hồ sơ của người tham gia theo quy định.
– Danh sách người có công với cách mạng, thân nhân người có công cách mạng do Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện chuyển đến.
3.2. Kê khai hồ sơ
a) Kê khai hồ sơ: theo quy định tại Điều 25, Khoản 4 Điều 27.
b) Ghi mã số BHXH: Tương tự như Tiết c Điểm 1.2 Khoản 1 Điều này.
3.3. Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc thông qua bưu điện.
3.4. Nhận kết quả
a) Thẻ BHYT và Thông báo mã số BHXH để trả cho người tham gia.
b) Danh sách người chỉ tham gia BHYT do tổ chức BHXH đóng và người đã hiến bộ phận cơ thể người để xác nhận gửi lại cơ quan BHXH.
3.5. Xác định, rà soát tăng, giảm đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn theo quy định.
4. Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội
4.1. Nhận hồ sơ của người tham gia theo quy định.
4.2. Kê khai hồ sơ
a) Kê khai hồ sơ: theo quy định tại Điều 25, Khoản 4 Điều 27.
b) Ghi mã số BHXH: Tương tự như Tiết c Điểm 1.2 Khoản 1 Điều này.
4.3. Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc thông qua bưu điện.
4.4. Đóng tiền: Tổng hợp, chuyển kinh phí hoặc đề nghị cơ quan tài chính chuyển kinh phí vào quỹ BHYT theo quy định.
4.5. Nhận kết quả: Thẻ BHYT và Thông báo mã số BHXH để trả cho người tham gia.”
Như vậy, người lao động chỉ được tự chốt sổ bảo hiểm xã hội nếu công ty đó phá sản hoặc giải thế. Các trường hợp khác thì trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội phải thuộc vào người sử dụng lao động.
Điều đó cho thấy rằng, bạn không thể tự chốt sổ cho mình được.
Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về chốt sổ bảo hiểm xã hội, vui lòng liên hệ tới bộ phận tư vấn pháp luật qua hotline 19001234 để được giải đáp
Công ty cũ không chốt sổ bảo hiểm thì người lao động có được đóng bảo hiểm xã hội tại công ty mới không?
Câu hỏi:Chị Ngọc Bích ở Hải Dương có câu hỏi gửi về Tổng đài pháp luật như sau:
“Kính gửi Tổng đài pháp luật,
Em đang làm tại một công ty tư nhân và tham gia bảo hiểm xã hội tại đó. Làm được 3 năm thì em xin nghỉ việc từ năm 2017. Tuy nhiên do một số lý do khác mà em không đi làm nên cũng không để ý đến sổ bảo hiểm xã hội, các giấy tờ, thủ tục đến hơn 1 năm.
Luật sư cho em hỏi, hiện tại em đã tham gia làm việc tại công ty mới thì em có được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tại công ty mới của em không?
Em xin chân thành cảm ơn!”
Luật sư tư vấn luật lao động. Gọi ngay 19006174
Trả lời:
Theo Luật bảo hiểm xã hội 2014, một sổ bảo hiểm xã hội chỉ được cấp cho duy nhất một người. Người lao động phải sử dụng một sổ bảo hiểm xã hội này trong suốt quá trình tham gia lao đồng, ký kết hợp đồng lao động. Khi sổ bảo hiểm xã hội bị mất, rách hay hư hỏng và không còn sử dụng được thì mới được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội mới.
Như vậy, khi bạn đã quyết định dừng làm việc tại công ty cũ, sổ bảo hiểm xã hội đó có thời gian tạm dừng bắt buộc. Bạn sẽ được tiếp tục đóng Bảo hiểm xã hội đó tại công ty mới. Khi đó, thời gian trước đó bạn đóng bảo hiểm xã hội ở công ty cũ, bạn sẽ được bảo lưu.
Trường hợp bạn muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội ở công ty mới thì bạn cần đến công ty cũ và yêu cầu họ chốt bảo hiểm xã hội cho mình, lấy lại cuốn sổ bảo hiểm xã hội và giấy tờ có liên quan. Nếu công ty cũ không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn thì bạn có quyền khiếu nại với Phòng Lao động Thương binh Xã hội quận, huyện hoặc Thanh tra Sở Lao động Thương binh xã hội để được can thiệp giúp đỡ.
Trường hợp công ty cũ của bạn bị phá sản thì bạn có thể lập hồ sơ theo phiếu GNHS 305, trong đơn đề nghị (mẫu D01-TS) phải ghi rõ khi nghỉ việc bạn chưa nhận lại sổ bảo hiểm xã hội và công ty đó bị giải thể. Bạn nộp đơn đề nghị đó cho cơ quan bảo hiểm xã hội để được giải quyết cấp lại sổ bảo hiểm mới.
Khi người lao động có đơn cam kết không thừa nhận quá trình tham ga do không làm việc tại đơn vị đó thì cơ quan bảo hiểm xã hội mới hủy bảo hiểm xã hội cũ cho bạn. Do người khác có thể lạm dụng hồ sơ cá nhân của bạn để xin việc làm.
Sau khi hoàn tất, thời gian đóng bảo hiểm xã hội cũ sẽ được tính vào thời gian của sổ bảo hiểm này.
Luật sư tư vấn luật lao động. Gọi ngay 19006174
Có được chốt sổ bảo hiểm xã hội khi trước đó đã từng cho người khác mượn hồ sơ không?
Câu hỏi:Chị Hồng Nhung ở Hà Nội có câu hỏi gửi về Tổng đài pháp luật như sau:
“Kính gửi Tổng đài Pháp luật,
Tôi có thắc mắc như sau cần được giải đáp: Vì trước kia tôi cho mượn hồ sơ, nên khi nghỉ việc tôi không được chốt bảo hiểm xã hội, giờ tôi phải làm sao?
Xin cám ơn.”
Luật sư tư vấn luật lao động. Gọi ngay 19006174
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài Pháp luật
Theo công văn 3663/BHXH -THU hướng dẫn chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động có nhiều sổ như sau:
“Trình tự giải quyết hồ sơ gộp sổ BHXH khi NLĐ mượn, cho mượn hồ sơ tham gia BHXH:
7.1. Bộ phận thu khi giải quyết hồ sơ gộp sổ, nếu phát hiện NLĐ có thời gian tham gia BHXH trùng do mượn hoặc cho mượn hồsơ thì hướng dẫn NLĐ điều chỉnh nhân thân theo hướng dẫn tại công văn số 2609/BHXH ngày 25/7/2013, về việc phối hợp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sổ BHXH.
7.2. Trường hợp người cho mượn hồ sơ không liên lạc được với người mượn hồ sơ thì:
– Người cho mượn hồ sơ phải viết Đơn đề nghị (mẫu D01-TS) tường trình rõ lý do cho người khác mượn hồ sơ, nhưng do không liên lạc được và cam kết không thừa nhận quá trình sổ BHXH mà người mượn hồ sơ đã tham gia BHXH.
– Nộp hồ sơ giải quyết theo PGNHS gộp sổ (304/…/SO).
– Bộ phận thu nhập quá trình tham gia BHXH do nơi khác quản lý mà NLĐ không thừa nhận (nếu có).
– Bộ phận cấp sổ thẻ khóa quá trình tham gia BHXH trên dữ liệu theo phương án KB, KT và lập biên bản hủy sổ NLĐ không thừa nhận tại mục “Hủy có nhiều sổ”. Nếu sổ không thừa nhận đã hưởng trợ cấp 1 lần, trợ cấp thất nghiệp thì khóa phương án CT, TT và lập biên bản hủy số sổ không thừa nhận tại mục “Hủy có nhiều sổ”.”
Như vậy, do người khác mượn hồ sơ của bạn trước kia nên bạn sẽ phải nộp phạt theo đúng quy định về việc phối hợp xử lý vi phạm hành chính trong quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
Luật sư tư vấn luật lao động. Gọi ngay 19006174
Chứng minh nhân dân hết hạn có lãnh bảo hiểm xã hội được không?
Câu hỏi:Chị Minh Châu ở Hà Tĩnh có gửi câu hỏi về Tổng đài pháp luật như sau
“Kính chào Tổng đài pháp luật,
Chứng minh nhân dân của tôi lại hết hạn. Vậy tôi có được hưởng trợ cấp thất nghiệp từ bảo hiểm xã hội không?
Tôi xin chân thành cảm ơn.”
Luật sư tư vấn luật lao động. Gọi ngay 19006174
Trả lời:
Căn cứ quy định Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP sửa tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP:
“Điều 16. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Quyết định thôi việc;
c) Quyết định sa thải;
d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
3. Sổ bảo hiểm xã hội.
Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời hạn 30 ngày, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động”.
Theo đó, trong hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp không bao gồm chứng minh nhân dân. Tuy nhiên, bạn cần xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh để xác minh bạn là người có tên trên sổ bảo hiểm xã hội.
Trường hợp chứng minh nhân dân của bạn hết hạn, bạn cần đề nghị cấp mới lại. Ngoài chứng minh nhân dân, bạn cũng có thể xuất trình các giấy tờ khác như: giấy tờ xe, hộ chiếu…. Chỉ cần bạn xuất trình được một trong những giấy tờ kia là bạn được hưởng trợ cấp thất nghiệp rồi.
Thời gian thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội là bao lâu
Căn cứ vào quy định điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi quyết định chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”
Như vậy, trong 7 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng với người lao động, người sử dụng lao động phải báo giảm cho người lao động tới cơ quan bảo hiểm xã hội. Sau đó, sẽ thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội. Với một số trường hợp đặc biệt tốn thời gian thì không được quá 30 ngày.
Thời gian cơ quan bảo hiểm giải quyết là 10 ngày kể tờ ngày nhận hồ sơ chốt bảo hiểm xã hội. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ có văn bản thông báo về công ty nếu cần bổ sung hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội.
Tư vấn về thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội ?
Câu hỏi:Chị Hà Vy ở Thanh Xuân Hà Nội có gửi câu hỏi về Tổng đài pháp luật như sau:
“Xin chào Tổng đài pháp luật,
Tôi có câu hỏi muốn được luật sư tư vấn như sau:
Tôi có đóng bảo hiểm xã hội tại công ty cũ 5 năm, đến tháng 5/2019 tôi xin nghỉ tại công ty đó. Nhưng đến tháng tháng 8/2019, công ty cũ mới quyết định ký bảo hiểm hỗ trợ thất nghiệp cho tôi. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian đó tôi đã làm việc tại công ty mới được 2 tháng và đóng bảo hiểm xã hội, Sau khi làm việc được 2 năm thì tôi xin nghỉ việc.
Hiện tại, tôi muốn đóng sổ bảo hiểm xã hội vào công ty mới thứ 3. Nhưng họ không chấp nhận vì công ty cũ chưa chốt sổ bảo hiểm cho tôi. Vậy xin hỏi luật sư tôi phải làm sao để lấy lại quyền lợi của mình?“
Luật sư tư vấn luật lao động. Gọi ngay 19006174
Trả lời:
Trường hợp của bạn, bạn không làm hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với công ty thứ 2. Vì vậy, bạn cần xem công ty thứ 2 đó đã trả bảo hiểm xã hội cho bạn chưa. Nếu chưa làm hồ sơ xin hưởng trợ cáp thất nghiệp thì bạn không thể lên cơ quan bảo hiểm xã hội yêu cầu họ chốt bảo hiểm xã hội cho bạn được.
Với trường hợp này, bạn cần liên hệ lại với công ty 2 để yêu cầu họ chốt bảo hiểm xã hội cho bạn. Nếu họ không tiến hành chốt sổ và trả sổ BHXH thì họ đang vi phạm quy định tại Điều 48 Bộ Luật Lao động 2019:
“Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Số tiền hưởng trợ cấp của bạn sẽ được cộng dồn vào nếu những lần trước bạn chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp.”
Trên đây là toàn bộ những thông tin về quy trình, thủ tục chốt bảo hiểm xã hội của Tổng đài pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu còn vướng mắc cần được tư vấn, Quý khách có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 19006174 để được hỗ trợ chi tiết, cụ thể.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý độc giả!
Từ khóa » Tớ Bảo Hiểm Xã Hội
-
Tra Cứu Mã Số BHXH
-
BHXH Việt Nam: Cổng Thông Tin điện Tử Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
-
Tra Cứu BHXH - Hỏi đáp
-
Home - Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
-
Tra Cứu Quá Trình Tham Gia BHXH
-
Hồ Sơ Làm Bảo Hiểm Xã Hội Gồm Những Gì? 3 điều Cần Chú ý
-
TK1-TS: Tờ Khai Tham Gia, điều Chỉnh Thông Tin BHXH, BHYT Theo ...
-
Hướng Dẫn Chốt Sổ Bảo Hiểm Xã Hội ở Công Ty Cũ - Báo Lao Động
-
[PDF] Số: 5451 BHXH-CNTT V/v Hướng Dẫn đăng Ký Cấp Giấy Chứng Nhận ...
-
Thực Hiện Chế độ Bảo Hiểm Xã Hội đối Với Doanh Nghiệp
-
Cổng Thông Tin điện Tử - Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
-
Nghỉ Việc Trái Pháp Luật Có được Trả Sổ BHXH Không? - Tổng đài Tư Vấn
-
Video Ai Là Người Giữ Sổ Bảo Hiểm Xã Hội
-
Kinh Nghiệm Hay, Thủ Thuật Công Nghệ Tư Vấn Tại
-
Phân Cấp Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội, Bảo Hiểm Y Tế
-
Nhà Văn Viết Về Nhà Văn - Tạp Chí Bảo Hiểm Xã Hội
-
Chuyên Mục Bảo Hiểm Xã Hội Ngày 27/7/2022 - Truyền Hình Cao Bằng
-
[PDF] NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC CỦA BẢO HIỂM ...
-
Đừng Mượn Trái Tim Tớ! - PLO