Hướng Dẫn Sơ Cứu đúng Cách Khi Bị Sốc Nhiệt Do Nắng

Kiểm tra giỏ hàng

Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho

Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh

Chọn
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
  • Bài tin sức khỏe
  • Say nắng, sốc nhiệt do trời nóng - Dấu hiệu, cách xử lý và đề phòng
Say nắng, sốc nhiệt do trời nóng - Dấu hiệu, cách xử lý và đề phòng Cập nhật: 13/06/2024 Lượt xem: 678 Thẩm định nội dung bởi

Dược sĩ Trần Minh Nhật

Chuyên khoa: Dược

Dược sĩ Trần Minh Nhật, chuyên khoa Dược. Hiện đang là dược sĩ thẩm định các bài viết của Nhà thuốc An Khang.

Một vấn đề sức khỏe thường gặp nhất vào ngày nắng nóng là say nắng (sốc nhiệt). Tình trạng này cần được sơ cứu đúng cách và kịp thời. Bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau đây để nhận biết các biểu hiện sốc nhiệt và có cách xử trí khoa học nhé!

1Say nắng (sốc nhiệt) là gì?

Say nắng (sốc nhiệt) là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 40 độ C kèm theo sự rối loạn hoạt động chức năng của hệ thần kinh, tuần hoàn và hô hấp. Vấn đề này thường xảy ra vào những ngày hè, trời nắng nóng và oi bức.

Nếu không được xử lý kịp thời, say nắng có thể dẫn đến đột quỵ và hậu quả là di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tổn thương đa cơ quan, thậm chí tử vong. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu say nắng và xử lý kịp thời là điều vô cùng quan trọng.

Trước khi có biểu hiện sốc nhiệt, người bệnh thường thể hiện các dấu hiệu kiệt sức. Kiệt sức do nắng nóng ít nguy hiểm hơn và sẽ thuyên giảm dần khi điều trị kịp thời. Tuy nhiên, khi tình trạng kiệt sức đã tiến triển thành say nóng, lúc này đòi hỏi sự can thiệp ngay lập tức và điều trị khẩn cấp.[1]

Say nắng (sốc nhiệt) là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao vào ngày nắng nóng

Say nắng (sốc nhiệt) là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao vào ngày nắng nóng

2Biểu hiện khi bị sốc nhiệt

Các biểu hiện kiệt sức do nắng nóng hay nhiệt gồm:

  • Đau đầu.
  • Chóng mặt.
  • Chán ăn và buồn nôn.
  • Đổ mồ hôi nhiều, da nhợt nhạt, sần sùi.
  • Chuột rút ở tay, chân và bụng.
  • Thở gấp.
  • Nhiệt độ từ 38°C trở lên.
  • Khát nước.[2]

Các biểu hiện khi bị sốc nhiệt gồm:

  • Các triệu chứng của kiệt sức vẫn còn sau 30 phút.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng lên 40 độ C hoặc cao hơn.
  • Ngất xỉu có thể là dấu hiệu đầu tiên.
  • Đau nhói đầu, hoa mắt chóng mặt.
  • Da đỏ, nóng và khô.
  • Không đổ mồ hôi mặc dù cơ thể rất nóng.
  • Yếu cơ hoặc chuột rút.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Nhịp tim nhanh, mạch có thể đập mạnh hoặc yếu.
  • Thở nhanh hoặc hụt hơi.
  • Dần mất tỉnh táo và mất phương hướng.
  • Nặng có thể lên cơn co giật và hôn mê.

Biểu hiện trước khi bị sốc nhiệt có thể gặp là tình trạng kiệt sức, đau đầu, chóng mặt

Biểu hiện trước khi bị sốc nhiệt có thể gặp là tình trạng kiệt sức, đau đầu, chóng mặt

3Cách xử lý khi bị sốc nhiệt do nắng

Khi gặp người có biểu hiện bị sốc nhiệt do nắng bạn có thể hỗ trợ xử lý như sau:

  • Đầu tiên, bạn đo thân nhiệt của người bệnh để xác định người đó có đang bị sốc nhiệt do nắng hay không, cách chính xác và đơn nhất là sử dụng nhiệt kế trực tràng.
  • Khi biết bệnh nhân bị sốc nhiệt do nắng, bạn cần gọi cấp cứu 115 ngay lập tức hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất, vì nếu chậm trễ có thể khiến bệnh nhân tử vong.
  • Trong quá trình chờ xe cấp cứu, bạn cần làm mát cơ thể của bệnh nhân bởi ngưỡng chịu đựng của cơ thể ở mức nhiệt 40 độ C chỉ trong 30 phút. Trước khi các tế bào bị phá hủy, bạn cần làm mát thật nhanh để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
  • Mọi người cần chuyển ngay bệnh nhân vào nơi có điều hòa hoặc ít nhất là chỗ mát mẻ, thoáng gió, cởi bỏ mũ nón, bỏ bớt quần áo, cho bệnh nhân vào bồn nước mát ngâm đá lạnh đồng thời theo dõi kỹ tình trạng bệnh.
  • Nếu không thể chuẩn bị bồn nước mát, bạn hãy đắp khăn thấm nước đá, túi đá lạnh lên khắp cơ thể người bệnh, làm mát càng nhiều diện tích bề mặt trên cơ thể càng tốt trong quá trình chờ xe cấp cứu. Đặc biệt chú trọng các vị trí có động mạch lớn như cổ, nách và bẹn.
  • Dù nhân viên y tế đã tới, vẫn tiếp tục làm mát cơ thể người bệnh cho tới khi giảm đến mức nhiệt 38.9 độ C, đây được xem là ngưỡng “an toàn" và bạn đã sơ cứu thành công cho bệnh nhân bị sốc nhiệt do nắng.

Cần chú trọng làm mát các vị trí có động mạch lớn cho người bị sốc nhiệt

Cần chú trọng làm mát các vị trí có động mạch lớn cho người bị sốc nhiệt

4Các biện pháp phòng tránh say nắng, sốc nhiệt hiệu quả

Say nắng (sốc nhiệt) có thể được phòng tránh hiệu quả bằng một số biện pháp vô cùng đơn giản như sau:[3]

Chuẩn bị dụng cụ che nắng trước khi ra ngoài

Trước khi đi ra ngoài vào ngày trời nắng nóng, nhất là buổi trưa, bạn cần phải thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ thể như sau:

  • Mặc áo cotton dài tay sáng màu, vừa giúp bảo vệ da vừa giúp hấp thu mồ hôi tốt, giảm hấp thu nhiệt và tạo sự thông thoáng.
  • Nên sử dụng kính râm, mũ nón rộng vành, ô dù để che chắn, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, giảm tác động của nhiệt và tạo sự mát mẻ.
  • Nắng nóng làm cơ thể mất nước nhanh chóng và nhiệm vụ của bạn là phải bù nước kịp thời. Vì thế, bạn cần mang theo đủ nước khi đi ra ngoài, bạn cũng có thể đem theo bên mình bình xịt khoáng để “tiếp nước" cho da.

Khi đi ra ngoài trời nắng nóng, bạn nên mặc áo chống nắng, đeo kính râm, che ô,...

Khi đi ra ngoài trời nắng nóng, bạn nên mặc áo chống nắng, đeo kính râm, che ô,...

Bổ sung nước thường xuyên

Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên bổ sung nước thường xuyên vào những ngày nắng nóng:

  • Cơ thể mất nước nhanh chóng trong những ngày nắng nóng do quá trình đổ mồ hôi để làm mát cơ thể.
  • Mất nước có thể làm mất cân bằng điện giải và dẫn đến các vấn đề sức khỏe như tụt huyết áp, đau đầu, hoa mắt chóng mặt,...
  • Nhiệm vụ của bạn lúc này là phải bù nước kịp thời để cân bằng nước - điện giải, duy trì hệ thống tuần hoàn và làm mát cơ thể.
  • Vào những ngày nhiệt độ ngoài trời tăng cao, trung bình mỗi người cần uống ít nhất 2,5 lít nước/ngày và vì cơ thể mất nước nhanh nên bạn cần phải bổ sung nước thường xuyên.
Xem thêm: Cách bổ sung nước cho cơ thể an toàn và hiệu quả trong mùa nắng nóng

Nắng nóng khiến cơ thể mất nước nhanh chóng vì vậy bạn cần bù nước kịp thời

Nắng nóng khiến cơ thể mất nước nhanh chóng vì vậy bạn cần bù nước kịp thời

Tránh đến những nơi có nhiệt độ quá cao

Biện pháp tốt nhất để phòng tránh say nắng (sốc nhiệt) hiệu quả chính là tránh đến những nơi có nhiệt độ quá cao:

  • Vào những ngày nắng nóng trên 40 độ C, bạn cần hạn chế ra ngoài đường, nhất là khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều.
  • Nếu cần phải đi ra ngoài trời nắng nóng hoặc làm công việc ngoài trời, bạn không nên đứng dưới trời nắng gắt liên tục quá 2 tiếng. Sau 1 - 2 tiếng làm việc ngoài trời, bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi ở chỗ thoáng mát 10 - 15 phút và bù nước kịp thời.
  • Với trẻ em, người già, người mắc các bệnh mạn tính không nên tắm biển dưới trời nắng nóng quá 1 tiếng đồng hồ.
  • Tăng cường nghỉ ngơi vào những ngày nắng nóng hay nhiệt độ quá cao.
  • Không làm việc, chơi thể thao, học tập, sinh hoạt dưới trời nắng liên tục trong thời gian dài.
  • Hạn chế tối đa sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Nếu phải làm việc ngoài trời, sau mỗi 1-2 tiếng bạn cần nghỉ ngơi 15-20 phút

Nếu phải làm việc ngoài trời, sau mỗi 1-2 tiếng bạn cần nghỉ ngơi 15-20 phút

Bổ sung các thực phẩm nâng cao đề kháng

Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể thích nghi với các biến đổi về nhiệt độ và môi trường một cách linh hoạt hơn. Vì vậy, bạn cần xây dựng một chế độ ăn lành mạnh và bổ sung nhiều thực phẩm nâng cao sức đề kháng:

  • Ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Ăn nhiều trái cây, rau củ quả nhiều nước, giàu vitamin và khoáng chất.
  • Một số loại quả có múi như bưởi, cam, chanh, lê, dứa,... không chỉ có tác dụng làm mát cơ thể mà còn tốt cho bệnh cao huyết áp, tiểu đường,...

Bạn nên ăn nhiều trái cây, rau củ quả nhiều nước vào ngày thời tiết nắng nóng

Bạn nên ăn nhiều trái cây, rau củ quả nhiều nước vào ngày thời tiết nắng nóng

Không để nhiệt độ máy điều hòa quá thấp

Bạn không nên để nhiệt độ máy điều hòa quá thấp vì:

  • Sốc nhiệt thường xảy ra khi sử dụng điều hòa quá lâu và đột ngột bước ra ngoài môi trường nhiệt độ cao bên ngoài (sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn khiến cơ thể không kịp thích nghi).
  • Để tránh tình trạng này, trước khi ra ngoài, hãy tắt máy lạnh ít nhất 30 phút để cơ thể có thời gian thích ứng.
  • Sau khi tắt máy lạnh, bạn nên mở cửa phòng để cho không khí lưu thông.

Bạn không nên để nhiệt độ máy điều hòa quá thấp

Bạn không nên để nhiệt độ máy điều hòa quá thấp

Xem thêm:

  • 12 giải pháp phòng tránh say nắng mùa hè bạn không nên bỏ qua
  • Sốc nhiệt là gì? Cách phòng tránh sốc nhiệt mùa nắng nóng

Sốc nhiệt nếu không xử lý kịp thời cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bạn đọc hãy áp dụng các thông tin trong bài viết này để tự bảo vệ sức khỏe của mình vào ngày nắng nóng hoặc kịp thời xử lý khi có người bị sốc nhiệt do trời nóng nhé!

Nguồn tham khảo
  1. Sốc nhiệt do nắng nóng: Dấu hiệu nguy hiểm và cách điều trị

    https://bvdkht.vn/news/view/Soc-nhiet-do-nang-nong-Dau-hieu-nguy-hiem-va-cach-dieu-tri/

    Ngày tham khảo:

    22/4/2024

  2. Sốc nhiệt do nắng nóng: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

    https://benhviendakhoatinhphutho.vn/soc-nhiet-do-nang-nong/

    Ngày tham khảo:

    22/4/2024

Xem thêm

Từ khoá: những biện pháp phòng chống sốc nhiệt do nắng nóng cách sơ cứu khi bị sốc nhiệt sốc nhiệt do nắng nóng biểu hiện sốc nhiệt say nắng Banner Promote 02Banner đầu bài tin - Orihiro T12Banner đầu bài tin - GLOTADOL T12

Các bài tin liên quan

  • Trời lạnh có nên mang vớ khi ngủ không? Các lưu ý khi mang

    Sức khoẻ & Bệnh

    Trời lạnh có nên mang vớ khi ngủ không? Các lưu ý khi mang

    Bác sĩ CKI Nguyễn Phước Lộc

    2 tháng trước
  • Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ theo Bộ Y Tế

    Sức khoẻ & Bệnh

    Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ theo Bộ Y Tế

    Bác sĩ CKI Lê Thị Mỹ Châu

    3 tháng trước
  • Các cách phòng chống dịch bệnh mùa bão lụt, mưa lũ bạn nên biết!

    Sức khoẻ & Bệnh

    Các cách phòng chống dịch bệnh mùa bão lụt, mưa lũ bạn nên biết!

    Dược sĩ Hồ Nguyên Phúc

    3 tháng trước
  • 14 cách làm ấm cơ thể nhanh chóng, đơn giản trong những ngày lạnh

    Sức khoẻ & Bệnh

    14 cách làm ấm cơ thể nhanh chóng, đơn giản trong những ngày lạnh

    Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Hồng

    3 tháng trước
Chat Zalo (8h00 - 21h30) widget

Chat Zalo(8h00 - 21h30)

widget

1900 1572(8h00 - 21h30)

Từ khóa » Sốc Nhiệt Nóng