Hướng Dẫn Sơ đồ Mạch Cảm Biến ánh Sáng

Version 1: dùng transistor NPN C1815 hoặc BC547 (lưu ý thứ tự chân 2 con khác nhau, khi thay thế nhớ xem datasheet)

Nguyên lý: Khi không có ánh sáng LDR1 à oo (vô cùng) => Q1 không dẫn => Q2 dẫn => led D1 sáng. Ngược lại khi có ánh sáng trở trên LDR1 giảm xuống nên có dòng chạy qua => Q1 dẫn => Q2 không dẫn => led D1 tắt.

Có thể mắc thêm relay để điều khiển thiết bị điện AC chiều:

(có thể bỏ R5 và led D1)

Cách sử dụng relay

(lưu ý hình vẽ nhìn từ mặt đáy)

C1 và C2 để nối với cực điều khiển với nguyên tắc khi có dòng qua cuộc dây từ C1 đến C2 sẽ sinh ra cảm ứng từ làm cực COM sẽ nối đến cực NO.

NO nghĩa là thường mở (normal open). NC nghĩa là thường đóng (normal close)

Lưu ý với việc gắn relay phải gắn thêm diot để bảo vệ relay. Do trong relay có cuộn dây nên khi tắt nguồn sẽ sinh ra dòng điện cảm ứng có chiều ngược lại đánh trở lại relay nên phải có diot để chặn lại dòng này.

Lời khuyên: đối với mạch V1 này rất đơn giản, dễ lắp, độ nhạy cao è dẫn đến hiện tượng chập chờn, chỉ thích hợp cho các đèn hỗ trợ sáng theo cường độ thay đổi (tức tín hiệu analog), không thích hợp để gắn thêm relay, do ở mức độ sáng lưng chừng nào đó sẽ làm relay kích rồi tắt liên tục dẫn đến thiết bị nhấp nháy liên tục.

Để khắc phục tình trạng này, cần phải có một IC hoạt động digital (chỉ 2 mức 0 và 1) và có chế độ delay để khắc phục tình trạng nhấp nháy.

Version 2: kết hợp version1 với IC 555

Mắc mạch như hình trên thì sẽ được chu kỳ T=1.1 x R1 x C1

Chọn R1 = 100K và C1=10uF => T=1.1s

Chọn R1 = 470K và C1= 10uF => T=5.17s

Nếu mắc mạch và để bình thường thì output ở chân 3 của 555 sẽ ra mức cao theo chu kỳ. Việc điều khiển sẽ ở chân 2. Nếu chân 2 ở mức 0 thì output ở chân 3 ở mức 1, ngược lại chân 2 ở mức 1 hoặc ngắn mạch (không nối với cái gì hết) thì output ở chân 3 ở mức 0.

Hình phóng lớn phần bên 555

Từ khóa » Sơ đồ Nguyên Lý Mạch Cảm Biến ánh Sáng