Hướng Dẫn Strava – [Phần 2] Thiết Lập Cấu Hình Căn Bản

Sau khi tạo tài khoản và cài đặt ứng dụng lên điện thoại, các bạn đã có thể sử dụng ngay Strava để bắt đầu ghi lại thành tích các buổi chạy bộ, đạp xe của mình. Tuy nhiên, để nền tảng hoạt động mượt mà và hiển thị chính xác thông tin, các bạn cần làm thêm bước thiết lập cấu hình cho tài khoản của mình.

Phần 2 này sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt thông tin cá nhân (hình ảnh đại diện, ngày sinh) điều chỉnh đơn vị đo (km/mile),…

Quảng Cáo [extoc]

1. Thông tin cá nhân

Để bắt đầu điều chỉnh cấu hình tài khoản, các bạn rê chuột vào ảnh đại diện ở góc phải màn hình, chọn Settings

Hoặc có thể truy cập vào trang Setting của Strava theo link dưới đây

Cấu hình Strava

Strava sẽ hiện ra trang My Profile như sau. Bên trái là thanh menu để chuyển đổi qua lại giữa các mục, bên phải là nội dung của từng mục.

Trang thiết lập thông tin cá nhân

Các bạn có thể bấm vào dấu + ở phần Current Photo để thay đổi hình ảnh đại diện. Kế tiếp là các mục

  • Name: Họ Tên
  • Birthday: Ngày tháng năm sinh
  • Gender: Giới tính – Male (Đực) / Female (Cái)
  • Location: Địa phương sinh sống
  • Weight: cân nặng
  • Vanity URL: địa chỉ web strava bạn mong muốn. Ví dụ: thuanbui
  • Profile Bio: tự giới thiệu

Các bạn bấm vào từng mục để thay đổi thông tin sau đó bấm SAVE để lưu lại.

2. Cài đặt hiển thị thông tin

Tiếp theo, bấm vào mục Display Preference ở cột bên trái để chuyển sang cài đặt cách hiển thị thông tin

Các bạn có thể điều chỉnh cá thông số như sau:

  • Units & Measurements: Đơn vị đo, chọn giữa Km – Kg hoặc Mile – Pound.
  • Default Sports: môn thể thao chính, Running (chạy bộ) hay Cycling (đạp xe)
  • Default Leaderboard View: chọn thông tin bạn muốn hiển thị ở trang Feed chính.
  • Default Highlight Image: chọn Photo (hình ảnh) hay Map (bản đồ) là hình ảnh đại diện cho mỗi buổi chạy của bạn.

Nếu bạn cảm thấy quá khó hiểu thì chỉ cần thay đổi thông tin ở mục Units & Measurements là được. Các mục còn lại cứ để mặc định.

3. Cài đặt riêng tư và bảo mật

Phần bảo mật này khá quan trọng để bảo đảm sự riêng tư cho bạn, tránh sự nhòm ngó không mong muốn của những người xa lạ.

Bấm vào Privacy ở cột bên trái để truy cập trang cài đặt bảo mật
Lựa chọn độ bảo mật và riêng tư bạn mong muốn

Enhanced Privacy Mode – Chế độ riêng tư

  • Tắt (Off) – Tất cả mọi người đều có thể theo đuôi (follow) bạn, có thể thấy tên, hình ảnh và thông tin tập luyện của bạn trên Strava
  • Mở (On) – Yêu cầu phải có sự đồng ý của bạn thì người khác mới có thể follow, xem hình ảnh và các thông tin tập luyện.

Tuỳ bạn thích tự do giao lưu hay tập luyện riêng tư mà chọn Off hay On cho phù hợp.

Who can see …Flyby? – Ai có thể truy cập thông tin của bạn trên Strava Lab Flyby

Đây là chức năng so sánh thành tích thi đấu của Strava dựa vào kết quả của từng cá nhân. Bạn có thể  chọn cho tất cả mọi người xem thành tích của mình (chọn Everyone) hoặc ẩn thông tin (Nobody)

Who can see your Training Log – Ai có thể xem nhật ký tập luyện của bạn?

Tương tự, chon Everyone nếu bạn muốn khoe thành tích với tất cả mọi người hoặc chọn Nobody để giữ riêng tư cho mình.

Cài đặt vùng an toàn

Chế độ Hidden Location – Vùng An Toàn của Strava giúp bạn che dấu thông tin GPS của khu vực bạn đang sinh sống và làm việc để bảo đảm sự riêng tư, tránh bị người khác lợi dụng.

Để tạo vùng An Toàn, các bạn gõ vào địa chỉ mong muốn, sau đó chọn bán kính cần ẩn thông và bấm Create Privacy Zone

Chẳng hạn trong ví dụ trên đây mình chọn Dinh Thống Nhất, bán kính 600m

Vùng An Toàn đã được thêm vào danh sách

Các bạn có thể thêm nhiều Vùng An Toàn bằng cách lập lại thao tác ở trên. Tất cả các buổi chạy của bạn trong vùng An Toàn sẽ được ẩn thông tin GPS, không sợ bị người khác nhòm ngó.

4. Thông tin Giày chạy và Xe Đạp

Strava có mục theo dõi thời gian sử dụng Giày chạy và Xe Đạp để bạn quản lý đồ chơi của mình tốt hơn, biết lúc thay khi cần.

Bấm vào My Gear để truy cập

Để thêm Giày Chạy Bộ vào danh sách, bấm vào Add Running Shoes

Điền đầy đủ thông giày: Thương hiệu, tên giày, Nickname,…và bấm Add Runing Shoes

Bạn có thể bấm chọn mục Notification để Strava thông báo khi giày chạy của bạn cán mốc 400km – 1000km tuỳ bạn cài đặt. Chức năng này để nhắc nhở đã đến lúc bạn cần sắm giày mới thay cho đôi cũ đã muốn về hưu.

Nike Air Zoom Pegasus 33 đã được thêm vào danh sách

Đôi Nike Air Zoom Pegasus 33 mình sử dụng đến giờ chắc đã hơn 300km rồi nhưng trước đây không có quản lý. Giờ thêm vào Strava nó hiện chỉ có 0km, không có cách nào chỉnh tay lên 300 km. Cùi bắp ghê! Đợi khi nào có đôi mới sẽ quản lý từ đầu luôn cho chính xác.

Ngoài các mục mình giới thiệu ở trên, còn nhiều thiết lập khác các bạn có thể tự mò trên Strava. Mình bỏ qua không cho vào bài viết do thấy không cần thiết. Không làm cũng chẳng sao. Quan trọng nhất là biết cách chỉnh Vùng An Toàn – tính năng bảo mật đáng giá của Strava.

Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết [Phần 3] – Hướng dẫn ghi lại thành tích chạy bộ với ứng dụng Strava.

Quảng Cáo

Xem tiếp các bài viết trong series: Hướng dẫn sử dụng Strava

  • Hướng dẫn Strava – [Phần 1] Tạo tài khoản và cài đặt ứng dụng
  • Hướng dẫn Strava – [Phần 3b] Ghi lại thành tích chạy bộ bằng điện thoại (Android)
  • Hướng dẫn Strava – [Phần 5] Quản lý và theo dõi thời gian sử dụng giày
  • Hướng dẫn Strava – [Phần 6] Chèn thành tích tập luyện lên website / blog cá nhân
  • Hướng dẫn Strava – [Phần 7] Tạo Club (nhóm chạy)
  • Hướng dẫn Strava – [Phần 8] Kết nối thiết bị đo nhịp tim Bluetooth Heart Rate Monitor
  • Hướng dẫn Strava – [Phần 2] Thiết lập cấu hình căn bản
  • Hướng dẫn Strava – [Phần 3a] Ghi lại thành tích chạy bộ bằng điện thoại (iOS)
  • Hướng dẫn Strava – [Phần 4] Chia sẻ thành tích bằng ảnh lên Facebook, Instagram

Từ khóa » Feed Chạy Bộ