Hướng Dẫn Sử Dụng Analytic Google (2021) - LinkedIn
Có thể bạn quan tâm
Agree & Join LinkedIn
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
Sign in to view more content
Create your free account or sign in to continue your search
Sign inWelcome back
Email or phone Password Show Forgot password? Sign inor
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
New to LinkedIn? Join now
or
New to LinkedIn? Join now
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
Skip to main contentNếu bạn:
Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản và cô đọng cho người mới bắt đầu sử dụng Google Analytics như: Google Analytics là gì? Tại sao bạn cần cài đặt Google Analytics? Làm thế nào để có được nó? Sử dụng nó thế nào? Và cách giải quyết các vấn đề thường gặp.
Nhưng trước hết bạn cần phải hiểu:
Google Analytics là gì?
Google Analytics là một trong số các công cụ SEO miễn phí của Google. Nó cho phép tạo ra các bảng thống kê chi tiết về người dùng khi vào một trang Web. Google Analytics còn thu thập dữ liệu về hiện diện kỹ thuật số Website của bạn.
Trái ngược với một số tin đồn, nền tảng này không giới hạn trong các trang Web.
Giờ đây, nó sẽ theo dõi các ứng dụng Android và iOS bằng SDK di động của Google Analytics, và thực sự bất kỳ thiết bị nào được kết nối bằng Measurement Protocol, một tính năng mở ra các phạm vi khả năng mới trên thế giới Internet.
Cách sử dụng Google Analytics
Để nắm rõ và áp dụng hiệu quả công cụ phân Google Analytics này, bạn nên đảm bảo đã thực hiện 3 bước bên dưới:
Và bây giờ chúng ta cùng xem dữ liệu trong Google Analytics có những gì nhé:
Khi nhận được dữ liệu Google Analytics, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu về lưu lượng truy cập vào website của mình. Đăng nhập vào tài khoản Google Analytics và xem báo cáo Audience Overview.
Bên cạnh đó, nếu có nhiều Website thì bạn hãy lựa chọn một website trong danh sách các website của bạn. Sau đó, xem báo cáo Audience Overview của Website đó. Đây là báo cáo đầu tiên trong hơn 50 báo cáo sẵn có trong Google Analytics. Bạn cũng có thể truy cập vào những báo cáo khác bằng cách nhấp vào liên kết Reporting nằm ở đầu trang.
Các tính năng báo cáo tiêu chuẩn
Hầu hết các báo cáo tiêu chuẩn trong Google Analytics sẽ tương tự như thế. Ở phía trên cùng bên phải, bạn có thể nhấp vào mũi tên thả xuống bên cạnh website của mình để chuyển sang những Website khác nằm trong tài khoản Google Analytic của bạn. Hoặc bạn có thể nhấp vào liên kết Home ở trên cùng.
Trong báo cáo nằm trên cùng bên phải, bạn có thể nhấp vào mục Date để thay đổi phạm vi ngày mà bạn cần xem dữ liệu. Bạn cũng có thể tick chọn hộp Compare để so sánh dữ liệu của mình trong những phạm vi ngày khác nhau (chẳng hạn tháng này so với tháng trước) để xem dữ liệu của mình.
Bạn có thể rê chuột qua nhiều khu vực trên báo cáo của Google Analytics để biết thêm nhiều thông tin hơn. Ví dụ như, trong phần Audience Overview, bạn rê chuột vào dòng nằm trên biểu đổ, bạn sẽ biết được số phiên truy cập trong một ngày cụ thể. Rê chuột xuống các chỉ số bên dưới, biểu đồ sẽ cho bạn biết ý nghĩa của từng chỉ số.
Phía dưới những chỉ số chính là những báo cáo về top 10 ngôn ngữ, quốc gia, thành phố, trình duyệt, hệ điều hành, nhà cung cấp dịch vụ và độ phân giải màn hình của khách truy cập.
Bạn có thể nhấp vào liên kết Report trên từng phần để xem những báo cáo đầy đủ. Hoặc cũng có thể nhấp vào bất kỳ liên kết nào trong 10 liên kết đầu tiên để xem chi tiết.
Ví dụ
Bạn có thể nhấp vào Việt Nam trong phần Countries, bạn sẽ thấy được báo cáo Location (vị trí) đầy đủ, tập trung vào khách truy cập từ các khu vực.
Ở chế độ xem này, bạn có thể rê chuột qua từng tiểu bang để xem số lượng khách truy cập của từng bang đó. Bạn cũng có thể cuộn xuống bảng và rê chuột qua từng tên cột để biết thêm từng số liệu.
Bạn cũng có thể nhấp vào tên của mỗi khu vực để xem khách truy cập đến từ các khu vực nhỏ trong đó. Mỗi lần bạn nhìn thấy một liên kết của thể nhấp vào hoặc ? bên cạnh một cái gì đó, bạn có thể nhấp hoặc rê chuột vào để tìm hiểu thêm. Càng tìm hiểu kỹ các báo cáo thì bạn càng nhận được nhiều thông tin hữu ích.
#8. Các loại báo cáo Google Analytics
Dưới đây là bản tóm tắt về những gì mà bạn sẽ tìm thấp trong từng phần báo cáo Google Analytics chuẩn:
Mỗi phần là một báo cáo cụ thể hoặc tập hợp các báo cáo mà bạn có thể tham khảo.
Báo cáo Audience (đối tượng)
Như bên trên mình có mô tả
Những báo cáo này sẽ cho bạn biết mọi thông tin về khách truy cập của bạn. Trong đó, bạn có thể thấy các báo cáo chi tiết về độ tuổi, giới tính (trong phần Demographics), sở thích chung của họ (trong phần Interests), họ đến từ đâu (phần Geo > Location), và ngôn ngữ họ sử dụng (phần Geo > Language), tần suất mà họ truy cập vào Website của bạn (trong phần Behavior) và thiết bị mà họ sử dụng để vào xem Website của bạn (trong phần Technology and Mobile).
Báo cáo Acquisition (chuyển đổi)
Những báo cáo này sẽ cho bạn biết những thông tin về điều gì đã thúc đẩy khách truy cập vào xem website của bạn (trong phần All Traffic). Bạn có thể thấy lưu lượng truy cập được chia nhỏ theo các danh mục chính ( phần All Traffic > Channels) và các nguồn cụ thể (phần All Traffic > Source/Medium).
Bên cạnh đó cũng có thể tìm hiểu về lưu lượng truy cập từ các mạng xã hội (phần Social). Bạn có thể kết nối Google Analytics với AdWords để tìm hiểu thêm các chiến dịch PPC. Cũng có thể kết nối với Google Webmaster Tools/Search Console để tìm hiểu thêm về lưu lượng truy cập tìm kiếm (Search Engine Optimization)
Một lưu ý nhỏ mà chắc nhiều bạn sẽ bỏ qua, đó là chỉ số thống kê traffic trên bảng Dashboard và khi export cùng dữ liệu. Cùng là nguồn cụ thể nhưng 2 dữ liệu này lại cho 2 con số tổng traffic trong 30 ngày khác nhau, tùy vào từng loại website mà chỉ số này chênh lệch lớn hay nhỏ. Mình sẽ giải thích kỹ ở 1 bài khác.
Báo cáo Behavior (hành vi)
Những báo cáo này sẽ cho bạn biết những thông tin về nội dung của bạn. Đặc biệt là những trang đầu trên Website của bạn (phần Site Content > All Pages), top những trang mà người dùng bắt đầu phiên lướt web trên Website của bạn (phần Site Content > Landing Pages), và top những trang cuối cùng mà người dùng đã xem trong một lượt truy cập và thoát (phần Site Content > Exit Pages).
Nếu bạn thiết lập tìm kiếm trang, bạn có thể xem những cụm từ nào được tìm kiếm (phần Site Search > Search Terms) và những trang được hiển thị sau khi người dùng tìm kiếm (phần Site Search > Pages).
Bạn cũng có thể biết thêm về tốc độ tải Website của bạn (phần Site Speed) cũng như tìm những đề xuất cụ thể của Google để làm tăng tốc độ tải Website của bạn (phần Site Speed > Speed Suggestions).
#9. Chuyển đổi
Nếu bạn thiết lập Mục tiêu trong Google Analytics, bạn có thể em số lượng chuyển đổi mà website của bạn đã nhận được (trong phần Goals > Overview) và những URL ngẫu nhiên (phần Goals > Goal URLs). Bạn cũng có thể xem đường dẫn mà khách truy cập đã dùng để hoàn tất chuyển đổi (phần Goals > Reverse Goal Path).
Hầu hết các bảng trong báo cáo Google Analytic chuẩn sẽ liên kết dữ liệu cụ thể với chuyển đổi của bạn. Ví dụ:
Nếu bạn có nhiều mục tiêu, bạn có thể sử dụng danh sách thả xuống ở phía trên cùng của trang để lựa chọn những phần mà bạn muốn xem.
#10. Shortcuts và Emails
Có thể không cần sử dụng hết tất cả các báo cáo trong Google Analytics, nhưng bạn nên khám phá toàn bộ chúng. Khi bạn muốn truy cập nhiều lần vào một phần nào đó, hãy sử dụng liên kết Shortcut nằm ở phía trên cùng của báo cáo và thêm chúng vào phần Shortcut trong thanh bên trái của bạn để có thể truy cập nhanh hơn.
Hoặc sử dụng nút Email để Google Analytic gửi email cho bạn (hoặc những người khác trong nhóm) một cách thường xuyên.
Nếu bạn chọn gửi email cho một ai đó ngoài doanh nghiệp của mình thì hãy đảm bảo rằng họ thường xuyên kiểm tra email. Vào lại menu Admin và nhấp vào hộp Scheduled Emails nằm trong cột View để xem những ai đang nhận dữ liệu trong Google Analytic của bạn.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan trước về cách dùng GA trên website của chính bạn. Sau đó, mình sẽ có bài phân tích kỹ từng báo cáo của GA để giúp các bạn hiểu hơn và tận dụng nó trong chiến lược SEO của mình nhé.
Like Like Celebrate Support Love Insightful Funny Comment- Copy
To view or add a comment, sign in
More articles by Châu Kim Ngân (Jennie)
- Các chiến lược SEO cho doanh nghiệp mùa Covid-19 Jul 18, 2021
Các chiến lược SEO cho doanh nghiệp mùa Covid-19
Trong thời điểm dịch Covid diễn biến nhiều phức tạp như hiện nay, các chiến dịch thuộc về offline đều đang bị gián…
Explore topics
- Sales
- Marketing
- IT Services
- Business Administration
- HR Management
- Engineering
- Soft Skills
- See All
Từ khóa » Cách đọc Báo Cáo Google Analytics
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Google Analytics Và đọc Hiểu Báo Cáo Cơ Bản
-
Đọc Nhanh Kết Quả Phân Tích Google Analytics Cho Website Của Bạn
-
Hướng Dẫn đọc Báo Cáo Google Analytics Cơ Bản - YouTube
-
7 Chỉ Số Google Analytics Quan Trọng Nhất để Dễ Dàng đọc Báo Cáo
-
Cách đọc Báo Cáo Google Analytics Và Tìm Khu Vực Cần Cải Thiện ...
-
Báo Cáo Hành Vi Người Dùng Trong Google Analytics - Digit Matter
-
Google Analytics Là Gì? Cách Phân Tích Báo Cáo Bằng Google Analytics
-
Đừng Nên Bỏ Qua 5 Báo Cáo Google Analytics Khi Phân Tích Website
-
7 Chỉ Số Google Analytics Cơ Bản đọc Báo Cáo - đầu Tư SEO
-
7 Chỉ Số Phân Tích đáng Quan Tâm Nhất Của Google Analytics
-
Google Analytics Là Gì? Cách Dùng Google Analytics Hiệu Quả