Hướng Dẫn Sử Dụng Atlat địa Lí Việt Nam Trang “Dân Số” (tr. 15)
Có thể bạn quan tâm
Nội dung chủ yếu của bản đồ này là thể hiện mật độ dân số, các điểm dân cư và các biểu đồ thể hiện tình hình dân số Việt Nam qua các năm, kết cấu dân số theo giới tính và theo độ tuổi, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành.
– Mật độ dân số được biểu hiện bằng phương pháp nền số lượng. Các thang mật độ dân số được lựa chọn (mật độ càng thấp thì màu càng nhạt, mật độ càng cao thì màu càng đậm) phản ánh đặc điểm phân bố của dân cư của Việt Nam. Dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng, thưa thớt ở trung du, miền núi. Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước.
– Trên nền mật độ dân số, các điểm dân cư đô thị được thể hiện theo quy mô dân số và cấp đô thị. Phương pháp thể hiện các điểm dân cư đô thị là phương pháp kí hiệu với dạng kí hiệu hình học. Quy mô dân số của các điểm dân cư được thể hiện thông qua kích thước và hình dạng kí hiệu với bậc thang số lượng cấp bậc quy ước. Cấp đô thị được thể hiện theo kiểu chữ, từ đô thị cấp đặc biệt đến các đô thị loại 1, 2, 3, 4 và 5. Chẳng hạn, thông qua kiểu chữ chúng ta nhận dạng được Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt ; Đà Nẵng là đô thị loại 1 ; Cần Thơ, Biên Hòa, Quy Nhơn…là đô thị loại 2.
– Phân tích bản đồ để thấy được đặc điểm phân bố dân cư nước ta giữa khu vực đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền Bắc và miền Nam không đều. Nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và lịch sử khai thác lãnh thổ.
– Các điểm dân cư đô thị bao gồm : quy mô dân số và phân cấp đô thị.
-Biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm, từ biểu đồ này có thể thấy được tốc độ tăng dân số qua từng thời kì, tương ứng với các giai đoạn phát triển dân số (1960-1989; 1989-2007), mỗi giai đoạn có đặc điểm kinh tế – xã hội nhất định.
– Biểu đồ tháp dân số cho thấy được đặc điểm về giới tính, độ tuổi, tuổi thọ và xu hướng phát triển dân số của nước ta.
– Biểu đồ cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1995-2007 cho thấy đặc điểm cơ cấu dân số hoạt động chủ yếu trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, điều đó phản ánh trình độ phát triển kinh tế nước ta.
BÀI TẬP
-Bài tập 1: (Click ở đây, Xem câu V)
-Bài tập 2: (Click ở đây, Xem câu V)
-Bài tập 3: (Click ở đây, Xem câu V)
-Bài tập 4: (Click ở đây, Xem câu V)
-Bài tập 5: (Click ở đây, Xem câu V)
-Bài tập 6: (Click ở đây, Xem câu V)
-Bài tập 7: (Click ở đây, Xem câu V)
-Bài tập 8: (Click ở đây, Xem câu V)
-Bài tập 9: (Click ở đây, Xem câu V)
-Bài tập 10: (Click ở đây, Xem câu 3)
-Bài tập 11: (Click ở đây, Xem câu 3)
-Bài tập 12: (Click ở đây, Xem câu 3)
-Bài tập 13: (Click ở đây, Xem câu 3)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên?
Hướng dẫn trả lời
Tây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân cư thấp nhất so với cả nước với mật độ phổ biến từ 50- 100 người/ km2
Giải thích:
– Do Tây Nguyên có địa hình cao, là vùng kinh tế chưa phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
– Ngay trong vùng cũng có biểu hiện phân bố dân cư không đều.
+ Những nơi có mật độ đạt từ 201- 500 người/ km2 và 501- 1000 người/ km2 như các thành phố Plâyku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận.
+ Cấp từ 50- 100 người/ km2 và 101- 200 người/ km2 tập trung ở ven các đô thị và các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như vùng ven thành phố Buôn Ma Thuột, Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc…
+ Cấp dưới 50 người/ km2 tại các khu vực núi cao, rừng hoặc các nơi có điều kiện khó khăn cho sản xuất, vùng núi cao phía bắc cao nguyên Lâm Viên…
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày sự phân bố dân cư của nước ta? Vì sao có sự phân bố đó?
Hướng dẫn trả lời
Dân cư ở nước ta phân bố không đều.
– Vùng đông dân: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.
– Vùng thưa dân: Tây Nguyên, Tây Bắc,…
Nguyên nhân:
– Giữa các vùng có sự khác nhau về:
+ Điều kiện tự nhiên: địa hình, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản, đất,….
+ Điều kiện kinh tế xã hội: như sự phát triển công nghiệp, giao thông vận tải,…
+ Lịch sử của quá trình định cư.
Chia sẻ:
- Thêm
- In
- Telegram
- Chia sẻ trên Tumblr
- Túi
Có liên quan
Từ khóa » Bản đồ Atlat địa Lí Việt Nam Trang 15
-
Atlat Địa Lí Việt Nam Trang 15: Dân Số - Địa Lí Lớp 12 - Luyện Thi 123
-
Lý Thuyết Atlat Địa Lí Việt Nam Trang 15 - Dân Cư địa 12
-
Dựa Vào Atlat địa Lí Việt Nam Trang 15 (Nhà Xuất Bản Giáo Dục Năm ...
-
Luyện Tập Kỹ Năng đọc Atlat địa Lý Việt Nam Trang 15 ... - Ôn Thi HSG
-
#1 Atlat Trang 15 (Dân Số) - YouTube
-
Phương Pháp Khai Thác Và Sử Dụng Atlat địa Lí Việt Nam Trang “dân ...
-
Trắc Nghiệm Atlat Địa Lí Việt Nam Trang 15: Dân Cư (Có đáp án)
-
Atlat Địa Lí Việt Nam Trang 15 - BeeCost
-
Căn Cứ Vào Atlat Địa Lí Việt Nam Trang 15, Phần Lớn Diện Tích Vùng ...
-
Quan Sát Át Lát Địa Lí Việt Nam (trang 15) Hãy Trình Bày Sự Phân Bố ...
-
Căn Cứ Vào Atlat Địa Lí Việt Nam Trang 15, Nếu Chỉ Xét Số Lượng đô Thị...
-
Luyện Tập Kỹ Năng đọc Atlat địa Lý Việt Nam Trang 15 Bản đồ Thể Hiện ...
-
Quan Sát Atlat Địa Lí Việt Nam Trang 15 Dân Số Các Vùng Có Mật độ ...