Hướng Dẫn Sử Dụng Bảng Mã Loại Hình Xuất Khẩu, Nhập Khẩu Theo ...
Có thể bạn quan tâm
|
Dịch vụ Khai thuê Hải quan và Ủy thác Xuất nhập khẩu
Nhận làm dịch vụ vận chuyển Container kiêm dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ hải quan trọn gói. Chúng tôi nhận làm thủ tục hải quan, làm giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), và Bộ chứng từ thanh toán quốc tế.HP / Zalo / Viber / Telegram: 0988941384
E-mail: [email protected] Hướng dẫn sử dụng Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo quyết định 1357 năm 20216/29/2021 5 Comments Hướng dẫn sử dụng Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/05/2021 có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2021 và thay thế công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015 của Tổng cục Hải quan về mã loại hình XNK trên hệ thống VNACCS. Infographics: Hướng dẫn sử dụng Bảng mã loại hình XUẤT khẩu. Infographics: Hướng dẫn sử dụng Bảng mã loại hình NHẬP khẩu. Tổng hợp những vấn đề vướng mắc về việc sử dụng Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ, một số vấn đề chưa rõ đã được Tổng cục Hải quan, Cục Giám sát quản lý về hải quan hướng dẫn hải quan địa phương và doanh nghiệp thực hiện. Cụ thể, trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bản trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất) thì sử dụng mã loại hình A41. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa dùng để làm hàng mẫu, trưng bày quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại cửa hàng bán lẻ, hàng mẫu kiểm tra chất lượng thì sử dụng mã loại hình H11. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước thì sử dụng mã loại hình B11. Trường hợp doanh nghiệp xuất trả hàng hóa đã nhập khẩu bị lỗi (hàng hóa chưa qua quá trình gia công, chế biến, sản xuất, sử dụng tại Việt Nam) ra nước ngoài thì sử dụng mã loại hình B13. Về mã loại hình A12- Nhập kinh doanh sản xuất, theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam. Theo quy định tại khoản 21, khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 thì tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam là doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư) sử dụng mã loại hình A12- Nhập kinh doanh sản xuất. Về mã loại hình E21- Nhập nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài sử dụng trong trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan từ các nguồn: nhập khẩu từ nước ngoài của bên đặt gia công; nhập khẩu theo chỉ định của bên đặt gia công; tự cung ứng từ nguồn nhập khẩu theo thỏa thuận với bên đặt gia công. Như vậy, trường hợp bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu, vật tư từ doanh nghiệp khác tại Việt Nam để gia công theo chỉ định của bên đặt gia công (nhập gia công tại chỗ) hoặc trường hợp bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu, vật tư từ doanh nghiệp khác ở nước ngoài theo chỉ định của bên đặt gia công thì sử dụng mã loại hình E21. Về mã loại hình E52- Xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài sử dụng trong trường hợp xuất sản phẩm cho đối tác thuê gia công ở nước ngoài hoặc giao hàng theo chỉ định của bên đặt gia công. Như vậy, trường hợp bên nhận gia công xuất sản phẩm gia công cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của bên đặt gia công (xuất gia công tại chỗ) hoặc trường hợp chuyển tiếp sản phẩm gia công theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP hoặc trường hợp bên nhận gia công xuất sản phẩm gia công cho doanh nghiệp khác ở nước ngoài theo chỉ định của bên đặt gia công thì sử dụng mã loại hình E52. Trường hợp doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan sử dụng mã loại hình E15- Nhập nguyên liệu, vật tư của DNCX từ nội địa. Về trường hợp doanh nghiệp đã sử dụng mã loại hình A31 để nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu nhằm mục đích sửa chữa, tái chế theo hướng dẫn tại công văn số 2765/TCHQ-GSQL thì khi xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp sử dụng mã loại hình B13- Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu. Trường hợp kể từ ngày 1/6/2021, khi nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu để sửa chữa, tái chế theo mã loại hình G13- Tạm nhập miễn thuế tại Quyết định 1357/QĐ-TCHQ thì khi xuất khẩu hàng hóa đã sửa chữa, tái chế doanh nghiệp sử dụng mã loại hình G23- Tái xuất hàng tạm nhập miễn thuế. Nguồn: Nhà báo N. Linh - Báo Hải Quan. Link tải BẢNG MÃ LOẠI HÌNH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG (Kèm theo Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan). DECISION no. 1357/QD-TCHQ dated May 18, 2021 ISSUANCE OF CODE SCHEDULE OF IMPORT, EXPORT FORMAT AND USE INSTRUCTION THEREOF Mời tham khảo: - Lưu ý về Mã loại hình TKHQ Tái nhập hàng đã XK nhưng bị trả về VN. Áp dụng từ 01/06/2021 theo văn bản 1357 - Quy trình Giao nhận, khai báo và làm Thủ tục Hải Quan NHẬP khẩu hàng đóng container. 5 Comments Vietxnk 8/17/2021 12:47:02Công văn 4032/TCHQ-GSQL ngày 16/8/2021 V/v Hướng dẫn sử dụng mã loại hình (B13 trong bảng mã loại hình XNK). Tổng cục Hải quan vừa có văn bản 4032/TCHQ-GSQL hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố liên quan đến sử dụng mã loại hình B13- xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu (chưa qua gia công, chế biến) theo hướng dẫn tại Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 8/5/2021. Theo đó, khi xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc từ hàng nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến) để trả lại chủ hàng, xuất ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn người khai hải quan thực hiện một số nội dung cụ thể. Trường hợp người xuất khẩu là người nhập khẩu ban đầu hoặc được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu và hàng hóa đáp ứng điều kiện không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu thì sử dụng mã loại hình B13 - xuất khẩu hàng đã nhập khẩu. Lưu ý, khi khai tờ khai xuất khẩu tại chỉ tiêu “Phần ghi chú” trên tờ khai xuất khẩu điện tử hoặc ô “ghi chép khác" của tờ khai giấy phải khai chính xác, trung thực số tờ khai nhập khẩu của hàng hóa nhập khẩu trước đây và khai rõ “Hàng hóa thuộc đối tượng không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu theo quy định”. Reply Vietxnk 8/17/2021 12:50:35Tiếp theo Công văn 4032/TCHQ-GSQL ngày 16/8/2021 V/v Hướng dẫn sử dụng mã loại hình (B13 trong bảng mã loại hình XNK). Trường hợp người xuất khẩu không có nhu cầu thực hiện thủ tục không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu hoặc người xuất khẩu không phải người nhập khẩu ban đầu, người được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu theo quy định thi sử dụng mã loại hình B11 - xuất kinh doanh. Lưu ý, trường hợp người xuất khẩu không có nhu cầu thực hiện thủ tục không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu thì khi khai tờ khai xuất khẩu tại chỉ tiêu “Phần ghi chú” trên tờ khai xuất khẩu điện tử hoặc ô “ghi chép khác” của tờ khai giấy phải ghi rõ nội dung “Tờ khai này không sử dụng để thực hiện các thủ tục không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu”. Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thàng phố quán triệt đến công chức thực hiện thủ tục, đồng thời tuyên truyền đến cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện thống nhất, đúng quy định. Hướng dẫn của Tổng cục Hải quan căn cứ quy định tại Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ về hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tải xuất; quy định tại Điều 48 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ và quy định tại Điều 13 Thông tư 06/2021/TT-BTC ngày 22/1/2021 của Bộ Tài chính về thủ tục không thu thuế đối với trường hợp không phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Reply Vietxnk 8/30/2022 12:45:12Nguồn: CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG - CHI CỤC HẢI QUAN KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU CÔNG NGHIỆP HẢI PHÒNG. Công văn số 769/KCX&KCN V/v hướng dẫn Bảng mã loại hình. Mã loại hình Tái nhập sản phẩm Gia công, SXXK, DNCX đã xuất khẩu bị trả lại: 1. Tái nhập để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy: mở tờ khai mã loại hình A31 - Tiêu thụ nội địa: mở tiếp tờ khai mã loại hình A42, kê khai nộp thuế. - Tiêu hủy: thực hiện thủ tục tiêu hủy theo quy định. 2. Tái nhập để sửa chữa, tái chế sau đó tái xuất trả khách hàng hoặc tái xuất sang nước thứ 3, vào khu phi thuế quan: G13 (lưu ý: thời hạn tái xuất không quá 275 ngày theo quy định); khi tái xuất sử dụng G23. Xử lý hàng tái chế không tái xuất được (thực hiện theo khoản 7 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP): a) Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công: Làm thủ tục hải quan để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy. Thủ tục hải quan thực hiện như sau: + Tiêu thụ nội địa: mở tờ khai A21 kê khai nộp thuế. + Tiêu hủy: thực hiện thủ tục tiêu hủy theo quy định, sau đó mở tờ khai A21 cho lượng hàng đã thực tiêu hủy nhưng không phải kê khai thuế (do thuộc đối tượng miễn thuế). b) Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công (DNCX, SXXK) thì mở tờ khai chuyển tiêu thụ nội địa theo mã loại hình A21 kê khai nộp thuế (lưu ý: không được tiêu hủy). Xem chi tiết ở: https://www.facebook.com/DichVuKhaiThueHaiQuanVaUyThacXuatNhapKhau/posts/pfbid0wQdcv6koKZBCG2JGLdjpJcWq5CDgauS5qYkV24B39LUCNzjdgwq3LcDurq4LGg6Fl Reply Vietxnk 8/31/2022 18:10:17Công văn 3585/TCHQ-GSQL ngày 30/7/2022 V/v hướng dẫn mã loại hình. Tổng cục Hải quan nhận được báo cáo vướng mắc của một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố liên quan đến việc kê khai tính thuế đối với nguyên liệu, vật tư cấu thành lên sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu tái nhập khẩu theo mã loại hình G13 nhưng chuyển tiêu thụ nội địa theo mã loại hình A21. Do Hệ thống VNACCS/VCIS chỉ cho phép sử dụng đúng dòng hàng của tờ khai tạm nhập khi người khai hải quan thực hiện khai báo tờ khai A21 tương ứng. Vì vậy, để giải quyết vướng mắc này trong khi chưa nâng cấp được Hệ thống VNACCS/VCIS, Tổng cục Hải quan hướng dẫn xử lý như sau: - Khi thực hiện thủ tục hải quan chuyển tiêu thụ nội địa sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu có nguồn gốc từ hàng tạm nhập (G13), Cục Hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn người khai hải quan sử dụng mã loại hình A42. - Sau khi hoàn thành thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa, công chức sử dụng nghiệp vụ TIA/TIB để điều chỉnh chỉ tiêu “Số lượng đã tái xuất/tái nhập” và “số lượng còn lại” trên tờ khai G13. Sử dụng nghiệp vụ CTI để ghi nhận lý do điều chỉnh lượng và phê duyệt để cập nhật lượng hàng trên Hệ thống. Link xem Công văn 3585/TCHQ-GSQL: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid02E4vYqmvuDR2sSTgWHuYpvc1JKtQDvrMNz3rqDBexbAhf2rCP9n7K7WVmuypKmgE7l&id=401977666844913 Reply Vietxnk 9/14/2023 10:49:23MÃ MIỄN GIẢM THUẾ CÁC LOẠI HÌNH XNK (SXXK, Chế xuất, Gia công, TNTX, Tạm xuất SỬA CHỮA, Tái nhập Sửa Chữa). Xem tại: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid02KmPUZeA8xHnoVBbHpiS4svb8fCCcDyxkD5GoC4xFNMFgMk1qZCMt2v2GQnN2ZAQyl&id=100064404590944&mibextid=9R9pXO ReplyLeave a Reply. |