Hướng Dẫn Sử Dụng Bình Chữa Cháy Bột - Tin Nổi Bật
Có thể bạn quan tâm
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÌNH BỘT CHỮA CHÁY
1. Cấu tạo
Vỏ bình làm bằng thép, có dạng hình trụ, thường sơn màu đỏ, có gắn nhãn mác của nhà sản xuất và thông số kỹ thuật của bình. Bên trong chứa bột khô. Khí đẩy được nén trực tiếp trong bình hoặc nén vào chai gắn trên bên trong bình. Phía trên miệng bình gắn một cụm van xả cùng với khoá van và đồng hồ đo áp lực. Vòi và loa phun liền với cụm van xả.
2. Giải thích ký hiệu ghi trên vỏ bình
Bình bột chữa cháy thường được sử dụng là loại bình có ký hiệu ABC-2; ABC-4; ABC-8 hoặc BC-2; BC-4; BC-8.
- Các chữ cái A, B, C trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình chữa cháy đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể:
+ A: Chữa các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi…
+ B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu…
+ C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng),…
- Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng kilôgam.
3. Tính năng tác dụng
Tuỳ theo mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh. Ví dụ bình chữa cháy ký hiệu ABC có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí dễ cháy... Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh.
4. Nguyên lý chữa cháy
Khi mở van (tuỳ từng loại bình có cấu tạo van khoá khác nhau thì cách mở khác nhau) bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén (nén trực tiếp với bột hoặc trong chai riêng) qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy không khí, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.
5. Cách sử dụng
* Đối với loại xách tay:
- Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy.
- Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ).
- Giật chốt hãm kẹp chì.
- Chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa.
- Giữ bình ở khoảng cách 1,5 m tuỳ loại bình.
- Bóp van để bột chữa cháy phun ra.
- Khi khí yếu thì tiến lại gần và đa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.
* Đối với bình xe đẩy
- Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun bột vào gốc lửa.
- Giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.
- Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.
Chú ý:
- Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.
- Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong).
- Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
- Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
- Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
- Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
- Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng
6. Cách kiểm tra, bảo quản bảo dưỡng
- Để nơi dễ thấy, dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy.
- Đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất là 50 độ C.
- Nếu để ngoài nhà phải có mái che.
- Khi di chuyển cần nhẹ nhàng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rung động.
- Phải thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 3 tháng/lần. Nếu kim chỉ dưới vạch xanh thì phải nạp lại khí.
- Bình chữa cháy sau khi đã mở van, nhất thiết phải nạp đầy lại, trước khi nạp tháo các linh kiện bịt kín, loai bỏ, làm sạch các phần đã bị nhiễm bột.
- Nếu còn áp suất, trước khi tháo phải giảm áp suất bằng cách bóp van từ từ cho khí thoát dần ra, kim áp kế chỉ về trị số O. Khi mở nghe tiếng "xì xì", phải lập tức ngừng và kiểm tra lại.
- Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng, tối thiểu là 30 MPa.
- Kiểm tra khí đẩy thông qua áp kế hoặc cân rồi so sánh với khối lợng ban đầu.
- Kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân so sánh.
- Kiểm tra vòi, loa phun
Giới thiệu: Bình chữa cháy công nghệ mới FAUCON:
Công nghệ mới nhất của Châu Âu, dập lửa cho cả chất lỏng, chất rắn. Đa ứng dụng: nhà ở, chung cư, oto hoặc bất cứ nơi nào dễ cháy.
Thông số kỹ thuật:
- Nhỏ gọn, thê tích 600ml, trọng lượng 0.8kg
- Dễ sử dụng, thay thế bình CO2 hoặc bình bột 12.5 kg
- Xịt rất xa:4m, xịt liên và nhiều lần.
- Không có khả năng cháy lại sau khi dập (kể cả châm lửa vào)
- Dùng được cả trong nhà và ngoài trời.
- Sử dụng 5 năm không bảo trì bảo dưỡng, không phải xạc lại như các bình hiện tại trên thị trường.
- Không hóa chất độc hại, thân thiện với môi trường.
- Xuất xứ: slovakia
Administrator
Từ khóa » Cách Sử Dụng Chữa Cháy
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Bình Chữa Cháy Bột Và Bình Chữa Cháy Bột CO2
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Bình Bột Chữa Cháy
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Bình Chữa Cháy Dạng Bột - YouTube
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Bình Chữa Cháy An Toàn, Hiệu Quả
-
Cách Sử Dụng Các Loại Bình Cứu Hỏa Một Cách Hiệu Quả Nhất
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Các Loại Bình Chữa Cháy CO2 Và Bột Hiệu ...
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Bình Chữa Cháy Dạng Bột đúng Cách
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Bình Chữa Cháy CO2
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Bình Chữa Cháy Tại Nhà đúng Cách
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Bình Chữa Cháy Bột
-
Hướng Dẫn Bảo Quản Và Sử Dụng Bình Chữa Cháy Xách Tay
-
Cách Sử Dụng Bình Chữa Cháy đúng Chuẩn, Hiệu Quả
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Bình Chữa Cháy đúng Cách - Bạn Cần Biết
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Bình Chữa Cháy - An Bảo Việt