Hướng Dẫn Sử Dụng Chỉ Báo Ichimoku đơn Giản Nhà đầu Tư Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Chỉ báo Ichimokuđến thời điểm hiện tại được đánh giá là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật hiệu quả nhất đồng thời được sự ưa chuộng của các nhà đầu tư trên thế giới. Tuy nhiên với nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường cũng như nhà đầu tư đã kỳ cựu vẫn còn khá xa lạ với công cụ này. Việc hiểu rõ và vận dụng chỉ báo ichimoku cloud trong phân tích kỹ thuật sẽ giúp nhà đầu tư ra quyết định nhanh và dễ dàng hơn, từ đó có những giao dịch thành công và hiệu quả. Tuy nhiên bất kỳ công cụ nào cũng sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng mà nhà đầu tư cần biết để việc sử dụng được tối ưu nhất. Vậy bài viết ngày hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm, cách sử dụng chỉ báo ichimoku, ý nghĩa của công cụ này như thế nào nhé!
Chỉ báo Ichimoku là gì?
Ichimoku có tên gọi đầy đủ là chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo, tuy nhiên các nhà đầu tư thường gọi tắt công cụ này là Ichimoku Cloud hoặc mây Ichimoku. Ichimoku là một nhóm các chỉ báo kỹ thuật có chức năng giúp nhà đầu tư nhận biết được mọi tín hiệu xuất hiện trên biểu đồ nến chứng khoán. Nhà đầu tư có thể sử dụng công cụ này một cách hoàn toàn độc lập mà không cần sử dụng kết hợp với bất kỳ công cụ chỉ báo phân tích kỹ thuật nào khác.
- Chỉ số Ichimoku giúp nhà đầu tư nhận biết được những thông tin quan trọng đối với quá trình giao dịch đầu tư dưới đây:
- Xác định được xu hướng của giá
- Tìm ra động lực và sức mạnh của xu hướng giá
- Xác định các vùng kháng cự và hỗ trợ trên biểu đồ
- Cung cấp tín hiệu cho việc vào lệnh hay đóng lệnh
Nguồn gốc ra đời của chỉ báo Ichimoku là từ ông Goichi Hosoda, ông là một nhà báo người Nhật Bản và đã phát triển chỉ báo này vào cuối những năm 1960. So với một biểu đồ hình nến tiêu chuẩn, công cụ này cung cấp nhiều điểm dữ liệu hơn. Thoạt nhìn, chỉ báo này có vẻ khá phức tạp tuy nhiên khi đã sử dụng quen và biết cách đọc chỉ báo Ichimoku sẽ thấy dễ hiểu với những tín hiệu giao dịch được đưa ra một cách rõ ràng.
=> Khóa học giao dịch thực chiến Trading Mastery. Trở thành nhà giao dịch chuyên nghiệp và thành công trên thị trường | Nắm bắt phương pháp giao dịch hiệu quả - Tối ưu lợi nhuận đầu tư. Đăng ký tại: https://takeprofit.vn/khoa-hoc/trading-mastery
Các thành phần của chỉ báo mây Ichimoku
Nhìn tổng thể thì Ichimoku giống như một đám mây. Nếu như những chỉ báo trong chứng khoán khác chỉ có thành phần gồm một đường hoặc một vùng nhất định thì chỉ báo Ichimoku lại có thành phần gồm 5 đường với những ý nghĩa và vai trò khác nhau, cụ thể:
- Đường Tenkan-sen: Đường này còn được gọi là đường chuyển đổi, được xác định bằng cách lấy tổng của mức cao nhất và mức thấp nhất trong vòng 9 phiên giao dịch sau đó đem chia cho 2. Vai trò của đường chuyển đổi đó là giúp nhà đầu tư dễ dàng xác định được vùng kháng cự và hỗ trợ, đồng thời đưa ra tín hiệu cho sự đảo chiều của xu hướng.
- Đường Kijun-sen: Đường này còn được gọi là đường cơ sở, được xác định bằng cách lấy tổng của mức cao nhất và mức thấp nhất trong vòng 26 phiên giao dịch sau đó đem chia cho 2. Đây chính là đường đại diện cho mức kháng cự và hỗ trợ chính, đồng thời còn có vai trò xác nhận cho sự thay đổi của xu hướng, cũng như giúp nhà đầu tư xác định điểm cắt lỗ.
- Đường Senkou Span A: Còn được gọi là khoảng senkou A hoặc khoảng trước A; đường này được xác định bằng cách lấy tổng của đường tenkan-sen và đường kijun-sen sau đó đem chia cho 2. Thông thường đường Senkou Span A sẽ được vẽ về phía trước 26 phiên giao dịch. Đường này sẽ hình thành nên một cạnh của kumo hoặc đám mây, với vai trò giúp nhà đầu tư xác định được các vùng kháng cự và hỗ trợ trong tương lai.
- Đường Senkou Span B: Còn được gọi là khoảng senkou B hoặc nhịp dẫn đầu B; đường này được xác định bằng cách lấy tổng của mức cao nhất và mức thấp nhất trong vòng 52 phiên giao dịch sau đó chia cho 2. Giống như đường Senkou Span A, đường này cũng được vẽ về phía trước 26 phiên giao dịch. Khoảng senkou B sẽ hình thành nên cạnh khác của kumo, với vai trò giúp nhà đầu tư xác định được các vùng kháng cự và hỗ trợ trong tương lai.
- Đường Chikou Span: hay còn gọi là khoảng chikou hoặc khoảng thời gian trễ; đây chính là mức giá đóng cửa phiên của giai đoạn hiện tại được vẽ lùi về trước 26 phiên giao dịch. Vai trò của đường Chikou Span đó là giúp hiển thị các vùng kháng cự và hỗ trợ có thể có trên biểu đồ.
Ý nghĩa của Ichimoku trong chứng khoán
Trong đầu tư chứng khoán, Ichimoku được các nhà đầu tư sử dụng khá phổ biến nhờ những tính năng tuyệt vời mà chỉ báo này mang lại. Dưới đây là những ý nghĩa nổi bật của chỉ báo Ichimoku:
- Là một hệ thống nhiều chỉ báo, Ichimoku cho nhà đầu tư thấy được góc nhìn toàn diện về hành động của giá. Chỉ báo kỹ thuật này có khả năng khắc phục được nhiều hạn chế ở những công cụ phân tích kỹ thuật khác.
- Nếu như những chỉ báo kỹ thuật khác chỉ cung cấp cho nhà đầu tư các mức kháng cự và hỗ trợ tại thời điểm hiện tại thì Ichimoku giúp nhà đầu tư xác định được các mức kháng cự và hỗ trợ được dự báo trong tương lai.
- Chỉ báo Ichimoku phản ánh được tính khách quan của thị trường chứng khoán, do đó khi được áp dụng trong chiến lược đầu tư sẽ càng đơn giản và hiệu quả hơn.
- Công cụ Ichimoku còn được sử dụng kết hợp cùng các chỉ báo kỹ thuật khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận đầu tư đồng thời giảm thiểu những rủi ro phát sinh. Thông thường, Ichimoku được kết hợp với chỉ số sức mạnh tương đối RSI, giúp xác nhận cho động lượng của xu hướng theo một hướng nhất định.
Hướng dẫn sử dụng chỉ báo Ichimoku
Bước đầu tiên để nắm được cách dùng công cụ phân tích kỹ thuật Ichimoku thì chúng ta cần nhớ các thành phần cấu tạo nên chỉ báo này. Nhắc lại nội dung ở phần trên thì chỉ báo Ichimoku gồm có 5 đường, trong đó có thể là những đường kháng cự và hỗ trợ, những đường giao nhau có thể được xem là tín hiệu bổ sung của chỉ báo:
- Đường chuyển đổi Tenkan-sen có màu xanh
- Đường cơ bản Kijun-sen có màu đỏ
- Đường chính yếu Senkou Span A, giới hạn màu xanh lá cây của đám mây
- Đường chính yếu Senkou Span B, giới hạn màu đỏ của đám mây
- Đường Chikou Span có màu xanh lá cây
Đặc biệt, Kumo (chính là đám mây) là nhân tố ở vị trí trung tâm trong cơ cấu của hệ thống chỉ báo Ichimoku, cũng chính là vùng kháng cự và hỗ trợ. Vùng này được tạo lập nên bởi 2 đường chính yếu A và B.
- Các dấu hiệu nhận biết xu hướng giá và sự điều chỉnh:
- Khi giá di chuyển phía trên đám mây, xu hướng tăng diễn ra
- Khi giá di chuyển phía dưới đám mây, xu hướng giảm diễn ra
- Khi giá di chuyển phía trong đám mây, xu hướng đi ngang đang diễn ra
- Nếu đám mây đổi từ màu xanh lá cây sang màu đỏ, diễn ra sự điều chỉnh trong phạm vi của xu hướng giá tăng
- Nếu đám mây đổi từ màu đỏ sang màu xanh lá cây, diễn ra sự điều chỉnh trong phạm vi của xu hướng giá giảm
- Cách xác định mức kháng cự và mức hỗ trợ:
- Đường Senkou Span A của đường đầu tiên là mức hỗ trợ với xu hướng giá tăng
- Đường Senkou Span B của đường thứ hai là mức hỗ trợ với xu hướng giá tăng
- Đường Senkou Span A của đường đầu tiên là mức kháng cự với xu hướng giá giảm
- Đường Senkou Span B của đường thứ hai là mức kháng cự với xu hướng giá giảm
- Những tín hiệu mạnh của việc mua/ bán xuất hiện ở phía trên của đám mây:
- Khi đường chuyển đổi Tenkan-sen cắt đường cơ bản Kijun-sen từ dưới lên thì chính là tín hiệu để mua vào
- Khi đường chuyển đổi Tenkan-sen cắt đường cơ bản Kijun-sen từ trên xuống thì chính là tín hiệu để bán ra
- Ngoài ra, có những tín hiệu yếu của việc mua/ bán xuất hiện ở bên trong của đám mây:
- Khi đường chuyển đổi Tenkan-sen cắt đường cơ bản Kijun-sen từ dưới lên thì chính là tín hiệu để mua vào
- Khi đường chuyển đổi Tenkan-sen cắt đường cơ bản Kijun-sen từ trên xuống thì chính là tín hiệu để bán ra
Như vậy trên đây là những kiến thức về chỉ báo ichimoku mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các nhà đầu tư. Hy vọng qua bài viết, nhà đầu tư đã nắm được những khái niệm, ý nghĩa, các thành phần và đặc biệt là cách sử dụng chỉ báo này. Để tìm hiểu thêm về ichimoku chuyên sâu qua những bài viết khác, hãy tham khảo thêm tại website Take Profit. Chúc các nhà đầu tư sẽ áp dụng hiệu quả công cụ này trong phân tích kỹ thuật và có được những giao dịch thành công trên thị trường chứng khoán.
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Ichimoku
-
Ichimoku Là Gì? Cách Sử Dụng Chỉ Báo Ichimoku Kinko Hyo - Tradervn
-
Ichimoku: Hướng Dẫn Từ Cơ Bản đến Nâng Cao - HSC Online
-
Mây Ichimoku Là Gì? Cách Sử Dụng Mây Ichimoku Toàn Tập Nâng Cao
-
Ichimoku Là Gì? Cách Sử Dụng Chỉ Báo Ichimoku Hiệu Quả - Yuanta
-
Phần 1 - Giới Thiệu Về Ichimoku Kinko Hyo - AZINVEX.COM
-
Mây Ichimoku Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Ichimoku Toàn Tập 2022
-
Tìm Hiểu Về Mây Ichimoku Và Cách Sử Dụng Ichimoku - Công Nghệ 40
-
Giải Thích Đám Mây Ichimoku | Binance Academy
-
[PDF] Giới Thiệu Về Ichimoku Kinko Hyo - DocDroid
-
Ichimoku Là Gì? Cách Giao Dịch Với Mây Ichimoku Toàn Tập - Crypto Việt
-
Ichimoku Cloud Là Gì? Toàn Tập Về Ichimoku Cloud Và Hướng Dẫn Sử ...
-
Ichimoku Là Gì? Cách Giao Dịch Với Ichimoku Nâng Cao Toàn Tập
-
Cơ Bản Về Ichimoku Và Chiến Lược Giao Dịch Hiệu Quả Dành Cho ...
-
Ichimoku Cloud Là Gì Cách Nhận Biết Xu Hướng Thị Trường